Nhận thức tư tưởng bao giờ c ng là khâu đầu tiên của mọi quá trình hoạt động xã hội. Do đó việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ng cán bộ, giáo viên, công nhân viên về vị trí vai trò của hoạt động GDĐĐ cho học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện và hoạt động GDĐĐ trong nhà trường.
Sau khi tiến hành khảo sát điều tra và qua nhiều năm hoạt động thực tiễn, chúng tôi thấy nhận thức của đội ng , giáo viên, công nhân viên về vấn đề này chưa cao, một bộ phận trong đó có cả giáo viên chỉ quan tâm đến vấn
đề dạy chữ chứ không quan tâm đến dạy người. Một số cho r ng GDĐĐ là việc của gia đình, của GVCN, của ban giám hiệu nhà trường…chứ không phải của bản thân họ - những GVBM và những cán bộ công nhân viên. Vì vậy điều đầu tiên theo chúng tôi là phải nâng cao nhận thức của đội ng cán bộ, giáo viên,công nhân viên từ đó phát huy tinh thần hợp tác cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nâng cao tầm nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi cán bộ giáo viên trong trường, từ chi bộ Đảng đến các đoàn thể như Công Đoàn, Đoàn thanh niên thấm nhuần nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đây là nền tảng của việc giáo dục học sinh trong nhà trường.
- Làm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng, của Nhà nước, của Ngành GD& ĐT về giáo dục đạo đức học sinh nh m đào tạo thế hệ trẻ thành những con người theo mục tiêu giáo dục và đáp ứng với yêu cầu của xã hội từ đó nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện đạo đức học sinh, quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa “dạy chữ và dạy người”.
-Giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
* Nội dung tăng cường nhận thức, vai trò của giáo dục đạo đức gồm:
Nội dung cần trang bị cho giáo viên: Cần cho mọi giáo viên trong trường hiểu rõ các vấn đề sau:
- Nhiệm vụ quyền hạn của nhà giáo (Theo điều 61 và điều 63 của Luật giáo dục)
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật - 3 nhiệm vụ của dạy học:
+ Truyền đạt hệ thống kiến thức. Giáo dưỡng.
+ Phát triển.
+ Các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước, các chỉ thị nhiệm vụ của ngành và của nhà trường.
* Cách thực hiện
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
Thông qua sinh hoạt chuyên môn, các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường; Tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện cuộc vận động lớn của ngành; Hội thảo về chức năng nhiệm vụ nhà giáo; Thông qua chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè cho các cán bộ giáo viên; Kiểm tra đôn đốc nhắc nhở cán bộ giáo viên với công tác giáo dục đạo đức học sinh + Đối với GVCN cần quán triệt sâu sắc c ng như trách nhiệm nặng nề của mình, phải thấy được vai trò trung tâm trong việc giáo dục dạo đức.
+ ĐTN cần thận thức được tầm quan trọng của các hoạt động phong trào có ý nghĩa rất lớn, có tác động mạnh đến việc tu dưỡng của HS từ đó mà xác định được vị trí của công tác đoàn trong quá trình giáo dục toàn diện cho HS.
+ Phân công rõ trách nhiệm của thầy cô, gia đình và từng bộ phận liên quan.
+ Tuyên truyền, quán triệt, phổ biến: Các quy định, quy chế, văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của Chính phủ, của Bộ GD& ĐT liên quan đến học sinh THPT, học sinh Hệ THPT - Nghề; Các văn bản của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở GD& ĐT Vĩnh Phúc về giáo dục, về thực hiện nhiệm vụ năm học;
Các văn bản của Bộ LĐTB&XH, Sở LĐTB&XH về đào tạo nghề; Nội quy, quy định của trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1.
+ Tuyên truyền vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng tập thể và cá nhân trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho bản thân HS:
HS tự nhận thức được sự cần thiết của GDĐĐ, phải thấy rõ một điều là phát triển nhân cách là phải thực hiện đồng thời việc lĩnh hội tri thức khoa học và học cách đối nhân xử thế, học làm một công dân tốt.
- Đối với gia đình và xã hội
Cha m HS cần nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức và GDĐĐ, cần chủ động liên kết với nhà trường, với GVCN để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục. Căn cứ kế hoạch chi tiết của Hiệu trưởng, tuyên truyền, phân công, giao trách nhiệm cụ thể tới các thành viên trong Đảng bộ, CBQL, GVCN, GV bộ môn, Đoàn thanh niên, phụ huynh, chính quyền địa phương đến học sinh để thực hiện.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Có sự họp bàn thống nhất trong Đảng bộ để triển khai tới các tổ chức trong nhà trường đưa nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh vào các chỉ tiêu thi đua của cán bộ giáo viên
- Tổ chức bộ máy nhà trường đồng bộ và có hiệu lực.
- Chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ giáo viên.
- Ban giám hiệu và các Phòng, Khoa, Trung tâm của nhà trường phải tạo điều kiện về cơ chế, c ng như chính sách và cơ sở vật chất cho đội ng cán bộ làm công tác quản lý, học sinh, sinh viên, giáo viên thực hiện công tác nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.