Đặc điểm tâm sinh lý học sinh Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 28 - 31)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC

1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh Trung học phổ thông

Học sinh Trung học phổ thông là những em đang ở độ tuổi từ 15-18. Ở tuổi vị thành niên này diễn ra những biến động hết sức mạnh mẽ và phức tạp từ thể chất đến thế giới tâm hồn các em. Tuổi vị thành niên được coi là giai đoạn con người chuyển từ trẻ con sang người lớn, chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ở độ tuổi này những biến đổi của các em chịu sự tác động của cộng đồng, dân tộc và các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội.

Thời kỳ này, các em có sự phát triển nhanh, mạnh cả về trí tuệ và thể lực. Đây c ng là thời kỳ đánh đấu những bước phát triển lớn về mặt xã hội.

Các em có xu hướng thoát khỏi phạm vi gia đình hoà nhập vào tập thể cùng lứa tuổi, ham muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển những kĩ năng mới để tự khẳng định mình. Ở lứa tuổi này, ngoài những đặc điểm sinh lý, tâm lý đang phát triển mạnh, các em còn phải thích nghi với những thay đổi to lớn về môi trường học tập (chuyển từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông, chuyển vùng, thay đổi điều kiện sống..) và đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội c ng như thích nghi với những môi trường xã hội rộng lớn hơn. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi HS THPT có những biểu hiện cụ thể như sau :

* Về thể lực và trí tuệ: Dưới tác dụng sinh lý của tuyến yên và tuyến sinh dục, ở trẻ diễn ra hàng loạt những thay đổi nhanh chóng hình dáng của cơ thể. Đây là thời kỳ thể lực của cơ thể phát triển sung mãn, sinh lực dồi dào có tính đột biến (bước ngoặt).

Ở thời kỳ này, quá trình nhận thức của các em có tính chủ định cao;

các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trước các đối tượng đã biết, đã đọc, đã học và cả các đối tượng chưa biết, chưa học trong trường. Các em bắt đầu có khả năng nhận xét đánh giá về bản thân, về mọi người xung quanh và các vấn đề của cuộc sống theo cách của riêng mình, có căn cứ và chuẩn xác hơn. Đương nhiên, tư duy của các em c ng không thể tránh khỏi những nhận thức sai lầm, thiếu chuẩn xác bởi tính nóng vội và nhu cầu bộc lộ bản thân phát triển mạnh mẽ.

* Về mặt tính cách: Ở độ tuổi này tính khí của các em thường hay thay đổi thất thường do chức năng nội tiết phát triển mạnh, những tác dụng ức chế của vỏ não chưa tới mức hoàn hảo, có nhiều nhu cầu nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ với tính phức tạp của cuộc sống, chưa hiểu rõ và làm chủ được hành vi của bản thân... nên thường xẩy ra xao động dẫn đến hay bực bội, lo lắng, buồn, vui thất thường. Nhưng c ng ở chính độ tuổi này tính độc lập của các em phát triển rất cao, các em ngày càng trở nên ít hoặc không muốn

phụ thuộc vào cha m mà chú ý nhiều đến bạn bè để đạt được nhu cầu được độc lập, được khẳng định bản thân.

* Về mặt tình cảm: Do những biến đổi sinh lý sâu sắc, hoóc môn sinh dục phát triển mạnh mẽ dẫn đến những biến đổi rõ rệt về tâm lý, tình cảm.

Các em chuẩn bị bước vào mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và được yêu, tỏ ra thân mật và tạo sức hấp dẫn trong quan hệ với bạn khác giới. Sự phát triển cảm xúc làm các em thay đổi không những trong tính tình mà còn trong cách cư xử hàng ngày.

* Về mặt nhân cách: Các em thường cố gắng để khẳng định chính mình và đạt được cái mà mình muốn. Các em thường đặt những câu hỏi về chính mình, về khả năng của mình và có nhiều dự định cho tương lai. Thế giới quan và nhân sinh quan công dân được hình thành và phát triển mạnh. Ở giai đoạn này nhân cách công dân c ng đồng thời phát triển ngày càng mạnh;

tuy nhiên không thể tránh khỏi sự bồng bột, cực đoan, hành động nông cạn bởi sự phát triển mãnh liệt của tình cảm xung đột với sự chưa hoàn thiện của lý trí, thế giới quan và nhân sinh quan.

“Các em là những nhân cách đang vươn lên để trở thành những người công dân…các em vừa là đối tượng mang tính đặc thù, vừa là chủ thể của GDĐĐ.

Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, HS THPT đã có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý chí, hoạt động…để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quyết định kết quả phát triển nhân cách. Tuy nhiên, với kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân chưa nhiều, HS THPT dễ chao đảo trong hành vi hoạt động của mình” [11].

Điều đó càng cho thấy ở trường trung học phổ thông quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất hạt nhân, đóng vai trò định hướng cho các hoạt động khác và định hình căn bản cho sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh.

 Đặc điểm học sinh Bổ túc THPT - Nghề

Học sinh Hệ BT THPT - Nghề có những đặc điểm chung của học sinh THPT và c ng có những đặc điểm riêng rõ nét hơn như sau:

- Có chất lượng đầu vào thấp, trình độ nhận thức hạn chế, ý thức rèn luyện chưa cao, nhiều em ham chơi hơn ham học, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình ...nên không thích học, không xác định được mục đích học tập, không có ý thức rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, giao tiếp... cho bản thân. Nhìn chung, các em học sinh còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết. Biểu hiện như: Các em không biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè, với thầy cô, với mọi người, từ cách xưng hô đến cách nói năng...nhiều lúc thiếu suy nghĩ, không phù hợp với đối tượng giao tiếp. Trong khi đó, các em lại rất cần chỗ dựa tinh thần - cần sự quan tâm giáo dục, chia sẻ của thầy cô và gia đình.

Đối tượng học sinh học nghề đa số là những học sinh có học lực trung bình và yếu, một số không nhỏ các em là những học sinh thuộc diện cá biệt lười học và có hạnh kiểm trung bình. Do đó công tác giáo dục đạo đức học sinh ở các trường Cao đẳng nghề gặp rất nhiều khó khăn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, ngoài việc đào tạo nghề, thì các trường cần phải có sự đổi mới trong công tác quản lý giáo dục, giúp học sinh sinh viên phấn đấu vươn lên trong quá trình học tập, rèn luyện đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa XI đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)