Tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 113 - 118)

Giáo dục là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục học sinh luôn đòi hỏi phải có sự phối - kết hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Việc phối hợp giữa môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội nh m thực hiện mục đích phát triển nhân cách HS là một nguyên

tắc quan trọng. Quá trình giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục đạo đức cho HS nói riêng, đặc biệt là học sinh THPT - Nghề không thể thiếu sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận và gắn trách nhiệm của cộng đồng xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục, tăng cường các lực lượng tham gia làm giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo cho giáo dục.

Quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nh m giáo dục cho học sinh là tác động vào các đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống nhất, tập trung...để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội nh m giáo dục cho học sinh.

- Nh m tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh và thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh.

- Giúp cho học sinh có môi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức.

Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ bên ngoài thâm nhập vào học sinh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

* Nội dung

Thống nhất mục đích, kế hoạch giáo dục HS của tập thể nhà trường với phụ huynh và các đoàn thể, các cơ quan văn hoá - thông tin.

Theo dõi, đánh giá kết quả quá trình giáo dục HS trong nhà trường và ở địa phương nh m không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 71/2008/CT - BGD ĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GD & ĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội. Tổ chức lấy ý kiến của cha m HS qua đại diện Hội phụ huynh HS. Liên hệ với chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp,

cơ quan thông tin để tổ chức tốt các phong trào thi đua. Trong đó, nhà trường có chức năng giáo dục, giữ vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS. Điều này đã được khẳng định trong tính chất, nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận kết hợp với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Cần tập trung một số việc như sau:

. Về phía gia đình

Các bậc phụ huynh cần nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục HS, tạo sự thống nhất giữa nhà trường với gia đình.

Giữ liên lạc thường xuyên, đều đặn mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình thông qua sổ liên lạc, phiếu đánh giá, điện thoại trực tiếp…để gia đình biết được kết quả học tập, rèn luyện và những ưu, nhược điểm của con em mình. Đối với những HS cá biệt, gia đình cần gặp trực tiếp nhà trường để tìm đúng nguyên nhân và có các biện pháp giáo dục phù hợp.

Các bậc phụ huynh cần thẳng thắn liên lạc và phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức ở mỗi địa phương để uốn nắn, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện xấu của con em mình.

. Về phía nhà trường

- Nhà trường chủ động tổ chức Hội nghị với sự tham gia của đại diện của Hội cha m học sinh và các tổ chức ngoài xã hội để bàn về phối hợp giáo dục đạo đức cho HS. Đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo gồm các thành viên đại diện do Hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội.

- Đối với các tổ chức trong nhà trường như: Đoàn thanh niên, GVCN, các tổ chuyên môn… Ban giám hiệu tổ chức họp và thống nhất kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng bộ phận, tổ chức để có sự điều chỉnh kịp thời.

Cụ thể:

- Đối với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường: Ban giám hiệu họp bàn thống nhất việc chỉ đạo kế hoạch giáo dục giáo dục đạo đức cho học sinh với Uỷ ban nhân dân Xã (Phường), công an các cấp, các cơ quan đoàn thể…

có lịch hoạt động cụ thể với những nội dung thiết thực.

- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua các hình thức hoạt động.

+ Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình - nhà trường. GVCN thông báo kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức từng tháng, từng đợt thi đua của các em, có nhận xét đánh giá toàn diện, có kiến nghị với gia đình về một số trường hợp cụ thể.

+ Trao đổi thư từ, điện thoại trực tiếp với cha m học sinh được sử dụng để thông báo tình hình học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của HS giữa GVCN với cha m HS. Từ những thông tin nhanh để xử lý kịp thời những sự việc cần thiết, có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục HS cá biệt.

+ Phối hợp với gia đình thông qua tổ chức Hội phụ huynh học sinh: Hội phụ huynh có vai trò to lớn trong việc liên kết giữa nhà trường - gia đình và xã hội thông qua việc tuyên truyền, động viên quần chúng nhân dân quan tâm tới sự nghiệp giáo dục của trung tâm nói chung, của con em mình nói riêng.

Mặt khác, Hội phụ huynh còn có vai trò tích cực cùng với GVCN giáo dục, cảm hóa những học sinh cá biệt.

+ Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát và xóa bỏ các tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở khu vực nhà trường và cộng đồng nơi các em sinh sống. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lao động và các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương.

. Về phía xã hội

Muốn cho công tác giáo dục của xã hội có hiệu quả thì vai trò của nhà trường c ng rất quan trọng. Nhà trường thường xuyên tham mưu với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị cùng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho HS như sau:

Hiệu trưởng tham mưu với các cơ quan chức năng ở địa phương về môi trường giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các khu vui chơi - giải trí, thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao dành riêng cho thanh thiếu niên, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hưởng ứng cuộc vận động lớn: “Xây dựng các khu dân cư văn hóa”, “Ngày Gia đình Việt Nam”, thông qua hệ thống truyền thanh ở địa phương để tuyên truyền về công tác giáo dục đạo đức cho HS trong gia đình

Hiệu trưởng cần phối hợp với các ban ngành tại địa phương để tuyên truyền sâu rộng những kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh: như kiến thức về y tế, pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội...

* Cách thực hiện

Nhà trường giao cho GVCN phối hợp với gia đình HS và đại diện phụ huynh HS ở khu dân cư theo dõi, đánh giá việc rèn luyện ĐĐHS ở gia đình như: Tham gia các công việc trong gia đình; Ý thức tự học tập ở nhà; Ý thức tiết kiệm, siêng năng, trung thực,Ý thức tôn trọng trật tự, nội qui nơi công cộng….; Tham gia các hoạt động chính trị xã hội; Sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Mời vị đại diện hội cha m học sinh tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật của nhà trường. Phối kết hợp với công an tuyên truyền giới thiệu về pháp luật và những thủ đoạn của tội phạm thường có những biểu hiện những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật để học sinh biết mà phòng ngừa. Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè, sinh hoạt tối thứ Bảy tại các địa bàn dân cư do Đoàn

thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử giáo viên về thực tế phối hợp thực hiện.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Dựa vào các văn bản, chỉ thị và nhiệm vụ năm học của ngành, để xây dựng kế hoạch năm học. Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh phải nhiệt tình, tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ.

- Có nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động.

- Nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tập hợp và huy động các lực lượng, các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Vấn đề đặt ra yêu cầu là quản lý quá trình phối hợp phải tạo ra cho được môi trường giáo dục lành mạnh, mang tính giáo dục tích cực, thống nhất tác động đối với học sinh.

Để thực hiện được yêu cầu trên đòi hỏi phải kết hợp các lượng lực xã hội của địa phương tạo ảnh hưởng tích cực của môi trường trong công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)