Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
1.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông - Nghề của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề
1.4.1. Vị trí, nhiệm vụ và vai trò của hiệu trưởng trường
- Hiệu trưởng là người đại diện pháp nhân của Trường trước xã hội và pháp luật trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hiệu trưởng là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của Trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Bộ chủ quản và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.4.1.2. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường. Chịu trách nhiệm về kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công chức,
giáo viên. Kế hoạch sản xuất kết hợp với đào tạo và các hoạt động khác trong nhà trường trên cơ sở chế độ, quy định của Bộ chủ quản.
2. Điều hành các hoạt động chung trong nhà trường, chỉ đạo việc phân công cán bộ công chức, giáo viên theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn đã được đào tạo. Tổ chức duy trì hoạt động đào tạo và sản xuất kết hợp với thực hành. Kiểm tra việc thực hiện và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, viên chức và giáo viên. Kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
3. Thực hiện đúng các quy chế về tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập theo quy định hiện hành của nhà nước.
4. Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của Trường để phục vụ đào tạo và các hoạt động khác của Trường.
5. Thực hiện đầy đủ những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của các thành viên trong nhà trường theo pháp luật quy định. Phát huy tính sáng tạo của các thành viên. Tạo điều kiện thuận lợi cho CBVC được tham gia học tập theo các hình thức: tại chức, tập trung, để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu được khoa học công nghệ mới và cập nhật thông tin về phát triển xã hội.
6. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ công chức, giáo viên và học sinh trong nhà trường.
7. Hưởng ứng và tổ chức tốt các phong trào thi đua do nhà nước và các tổ chức đoàn thể phát động.
8. Thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quản lý tài sản, tài chính và mọi hoạt động kinh tế trong nhà trường .
9. Tổ chức chỉ đạo và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường và địa phương nơi trường đặt trụ sở. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào Trường.
10. Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ quy định của nhà nước với cán bộ công chức, giáo viên, học sinh. Giải quyết kịp thời và trả lời các đơn thư khiếu nại của CBVC, GV, phụ huynh và học sinh trong phạm vi hoạt động của Trường.
11. Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
12. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.
13. Khi vắng mặt, Hiệu trưởng uỷ quyền một phó hiệu trưởng điều hành giải quyết công việc nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ chủ quản về việc uỷ quyền.
14. Bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn trong Trường.
1.4.1.3. Vai trò của Hiệu trưởng 1. Chủ tài khoản.
2. Quyết định các chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
3. Quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với giáo viên, viên chức theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của trường
4. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, viên chức và người học nghề trong phạm vi thẩm quyền quản lý.
5. Quyết định thành lập và giải thể các hội đồng tư vấn của Trường.
6. Giới thiệu và đề cử các phó hiệu trưởng để Bộ chủ quản quyết định bổ nhiệm
7. Quyết định thành lập, chia tách, hợp nhất, giải thể các tổ chức thuộc cơ cấu của Trường đã được Bộ chủ quản phê duyệt; Quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó phòng, khoa, giám đốc, phó giám đốc trung tâm, bộ môn trực thuộc và các bộ phận phục vụ đào tạo khác trong nhà trường theo phân cấp quản lý.
8. Ký các hợp đồng đào tạo, lao động sản xuất với các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân trong và ngoài Trường.
9. Cấp b ng tốt nghiệp cao đẳng nghề, b ng tốt nghiệp trung cấp nghề và chứng chỉ nghề cho người học nghề theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội .
1.4.2. Nội dung Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề
Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo. Quản lý nhà trường thực chất là quá trình quản lý lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra trong quá trình dạy học, giáo dục. Trường Cao đẳng nghề là cơ quan giáo dục của nhà nước. Hiệu trưởng quản lý nhà trường, quản lý giáo dục theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có giáo dục đạo đức. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết thể hiện ở các chức năng quản lý giáo dục: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.
1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là một quá trình trong đó khâu đầu tiên là xây dựng kế hoạch. Kế họach hoá là chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý. Vì thiếu tính kế hoạch, giáo dục khó đạt được kết quả cao. Muốn có kế hoạch khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến vấn đề cụ thể. Từ những vấn đề mang tính chiến lược
đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, người Hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở sau:
- Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học. Thực trạng này thể hiện rõ trong Bảng tổng kết năm học. Qua đó thấy được ưu và nhược điểm của công tác giáo dục đạo đức, những vấn đề còn tồn tại, từ đó xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết. Phân tích kế hoạch chung của ngành, của trường, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức. Kế hoạch này là kế hoạch cụ thể về một mặt giáo dục quan trọng của nhà trường, trong đó, thể hiện sự thống nhất giáo dục đạo đức với các mặt giáo dục khác, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Vì quá trình giáo dục đạo đức thống nhất biện chứng với quá trình xã hội, với môi trường sống.Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.
- Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:
+ Kế hoạch phải được thể hiện tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng thời kì.
+ Kế hoạch thể hiện được phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể.
+ Kế hoạch phản ánh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, các tiêu chí đánh giá mục tiêu, dự kiến được nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá.
Do đó, việc xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và đặc biệt là kế hoạch giáo dục đạo đức thì hiệu trưởng cần quan tâm nhiều đến hiệu quả xã
hội và động lực mục tiêu của nhà trường, đưa ra tầm nhìn mới và tuyên truyền để làm biến đổi nhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường.
1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
Trên cơ sở văn bản kế hoạch đã có, người quản lý thực hiện các công việc cụ thể về thiết lập bộ máy quản lý, lựa chọn nhân sự, xác định nhiệm vụ và chức năng, thiết lập các mối quan hệ trong mọi hoạt động; đồng thời có các quyết định giao việc cho các bộ phận và cá nhân thực hiện nội dung của kế hoạch.
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh phải xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Có như vậy thì những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhân cách của học sinh. Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ bao gồm: Thành lập ban chỉ đạo về GDĐĐ; Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “êkíp” để công việc được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả; Giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức;
Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch GDĐĐ; Định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện. Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối chủ trương nhất định.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông là chỉ huy, ra lệnh các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để
đảm bảo việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, có kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho hiệu quả. Trên cơ sở văn bản kế hoạch và công tác tổ chức đã có, thực hiện việc hướng dẫn công việc, theo dõi, giám sát, động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của từng cá nhân và mỗi bộ phận thực hiện kế hoạch GDĐĐ đã có. Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng cần kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch b ng cách thu thập thông tin chính xác, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn. Có thể đó là những quyết định điều chỉnh, sửa sai để hoạt động giáo dục diễn ra theo đúng kế hoạch.
Việc chỉ đạo giáo dục đạo đức sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khuyến khích, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền phát huy năng lực và sáng tạo của họ.
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức
Kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn.
Kiểm tra thường đi liền với đánh giá, đó là những phán đoán nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra. Kiểm tra đánh giá là một chức năng của quản lý, nếu thiếu chức năng này người quản lý sẽ rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí hay buông lỏng quản lý. Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm giúp ta thấy được những gì còn tồn tại, những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần được giải quyết. Việc kiểm tra giúp người quản lý nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót; khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan; thu thập những thông tin để điều chỉnh những tác động quản lý, kiểm nghiệm các quyết định. Để kiểm tra đánh
giá một cách khách quan, chính xác cần phải có chuẩn. Vì vậy cần coi trọng việc xây dựng các chuẩn để kiểm tra đánh gia. Từ đó xây dựng các công cụ đánh giá phù hợp, các thủ tục quy trình đánh giá hợp lý hiệu quả.
Việc kiểm tra đánh giá phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai.
Sau kiểm tra có nhận xét, kết luận, phải động viên khen thưởng, nhắc nhở kịp thời những sai trái thì mới có tác dụng.
1.4.2.5. Quản lý các lực lượng giáo dục đạo đức
Trong nhà trường, hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản lý các lực lượng giáo dục cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng. Quản lý các lực lượng giáo dục là một lĩnh vực quản lý rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản lý vững vàng, toàn diện; khả năng vận dụng các biện pháp quản lý linh hoạt và phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức nhà giáo. Quản lý các lực lượng giáo dục cần chú trọng đến sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nh m giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo ra sự thống nhất chung của các thành viên, nh m huy động hợp lý nhất khả năng của các thành viên phù hợp với mục tiêu, nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường. Mục tiêu của quản lý các lực lượng giáo dục là phát huy hết năng lực của từng lực lượng và làm cho quá trình giáo dục vận hành đồng bộ, hiệu quả, tạo ra bầu không khí hăng hái và thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường, gia đình và ở khắp mọi nơi ngoài xã hội.
1.4.2.6 Quản lý các điều kiện đảm bảo giáo dục đạo đức Các điều kiện đảm bảo giáo dục đạo đức:
- Trình độ nhận thức của đội ng cán bộ làm công tác quản lý, học sinh, sinh viên, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; Đội ng giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh; Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính; Môi trường giáo dục.
* Ý nghĩa của việc quản lý các điều kiện đảm bảo giáo dục đạo đức Quản lý các điều kiện đảm bảo giáo dục đạo đức tạo ra sự thống nhất xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, mang tính giáo dục tích cực hạn chế được những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách học sinh là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thành công. Việc trang bị kiến thức cơ bản, định hướng cho học sinh về nghề nghiệp các chuẩn mực giá trị đạo đức hạn chế những ảnh hưởng không lành mạnh là rất cần thiết. Yêu cầu đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà cần phải có sự phối hợp và quản lý phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục xã hội.