3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Trong nhà trường, GVCN là người thay mặt Ban giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện của một lớp HS, một tập
thể, một đơn vị hành chính của một trường học. Giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng là lực lượng giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng cần lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín cao làm công tác chủ nhiệm lớp thì hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao. Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục ý thức đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
* Đối với giáo viên bộ môn:
Đặc thù của người giáo viên vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Phương tiện lao động của người giáo viên là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính họ. Những phẩm chất đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng nó thấm nhuần vào bài giảng, từng hoạt động giáo dục của họ. Để giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết người quản lý cần phải chú ý bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ng giáo viên.
Lòng nhân ái tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người, tình yêu thương học sinh là điểm xuất phát của sự sáng tạo sư phạm làm cho giáo viên có trách nhiệm cao với công việc của mình. Tình yêu thương học sinh thể hiện trong các hoạt động dạy học và giáo dục đó c ng là cơ sở xuất phát của tình yêu nghề nghiệp. Ý thức thái độ và tình yêu nghề nghiệp thể hiện ở việc không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành gương sáng, gây niềm tin đạo đức trước HS, trước nhân dân.
Người quản lý cần có trách nhiệm:
+ Xây dựng được phong trào tự học, tự rèn luyện, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt toàn hội đồng trường, các buổi học tập chính trị.
+ Tổ chức các buổi hội thảo, học tập chính trị để từ đó giáo viên thấy vai trò của mình và nhiệt tình cùng với ban giám hiệu tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua các bài học trên lớp.
+ Thường xuyên động viên, nhắc nhở các giáo viên bộ môn để họ hiểu trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh trong trường là một nhiệm vụ của tất cả mọi người, không của riêng ai.
* Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng đảm nhận vai trò chủ đạo trong công tác tổ chức giáo dục học sinh trong rèn luyện đạo đức. Giáo viên chủ nhiệm là người nắm vững hoàn cảnh và sự tiến bộ của từng học sinh.
Bởi vậy, họ có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của các em. GVCN là người nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh, đề nghị khen thưởng, kỷ luật học sinh. Bởi vậy, hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng trực tiếp đến sự pha t triê n nhân ca ch cu a ca c học sinh trong rèn luyện đạo đức.
Hiệu trưởng cần bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm, hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, phương pháp xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Xác định cơ chế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn và tổ chức Đoàn thanh niên.
Đặc biệt là quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với chi hội cha m học sinh là cầu nối gia đình với nhà trường, xã hội.
GVCN là người trực tiếp quản lý học sinh, là linh hồn của tập thể lớp đó như người m hiền thứ hai của các em, là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và giải quyết các công việc của lớp, đưa lớp thành một tập thể vững mạnh. Bởi vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người gần g i, gắn bó, yêu thương học trò dễ tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, là người mà các em cảm thấy thân thiết như cha m , như người thân
ruột thịt của mình, muốn thổ lộ, giải bày, bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình, là chỗ dựa vững chắc của các em trong quá trình học tập và tu dưỡng rèn luyên ở trường.
Vì thế để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh thì người cán bộ quản lý cần phải làm tốt các công việc sau:
Phân công giáo viên chủ nhiệm: Việc phân công giáo viên chủ nhiệm người cán bộ quản lý phải chọn trong các giáo viên vững vàng về lập trường chính trị tư tưởng, có phẩm chất tốt, có nhiều kinh nghiệm, yêu nghề, năng động, thương yêu học sinh, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đặc biệt quan tâm đến giáo viên địa phương có điều kiện và dễ tìm hiểu, nắm bắt tâm lý học sinh.
Thường xuyên bồi dưỡng đội ng giáo viên chủ nhiệm để học sinh nắm vững được nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình để có kế hoạch cụ thể, phù hợp trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời biết kết hợp với giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp và ban đại diện phụ huynh để theo dõi, giúp đỡ để kịp thời uốn nắn, giáo dục học sinh, nhất là các học sinh có vấn đề về đạo đức
Thành lập tổ giáo viên chủ nhiệm, tổ chức hội nghị giáo viên chủ nhiệm để trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Chú trọng công tác học tập b ng cách cho các giáo viên chủ nhiệm đi giao lưu với các giáo viên chủ nhiệm của trường bạn, để học hỏi và nâng cao năng lực chủ nhiệm.
Mỗi tháng 2 lần giáo viên chủ nhiệm cùng với ban giám hiệu, đại diện hội cha m học sinh giao ban nh m thông tin 2 chiều với nhau những tồn tại trong học sinh về các mặt đạo đức c ng như nguyện vọng của các em từ đó có biện pháp khắc phục trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh nhất là các em học sinh cá biệt về đạo đức.
Cuối mỗi đợt thi đua, ban giám hiệu có trách nhiệm đánh giá, xếp loại để động viên kịp thời những giáo viên chủ nhiệm làm tốt công việc, bên cạnh đó c ng nhắc nhở các giáo viên chủ nhiệm làm chưa tốt công việc của mình và có những giải pháp kịp thời khắc phục những yếu điểm còn tồn tại.
Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục ý thức đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay.
+ Sự phối hợp của GVCN với các tổ chức ngoài xã hội:
GVCN cần liên hệ với các LLXH khác như các cơ quan hành pháp quản lí xã hội, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức đơn vị kinh tế,…để phát huy và tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực trong giáo dục HS.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Giáo viên phải có kế hoạch giáo dục học sinh một cách hợp lý, không tùy tiện thay đổi kế hoạch, thời gian biểu của học sinh.
- Không nóng vội khi hướng dẫn học sinh xây dựng nền nếp trong sinh hoạt và trong cuộc sống.
- Kín đáo kiểm tra xem việc thực hiện các việc hàng ngày có đúng kế hoạch không.