3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
- Xây dựng tiêu chí, nội dung, phương pháp thi đua và chuẩn đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh một cách hợp lý, khoa học nh m đánh giá chính xác công b ng kết quả rèn luyện của học sinh.
Giúp cho người Hiệu trưởng nắm bắt được các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ như thế nào; thấy được các quyết định quản lý của mình có kịp thời, phù hợp không. Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy các tập thể, cá nhân thực hiện đạt các mục tiêu GDĐĐ cho HS của
nhà trường và có căn cứ để tái xây dựng kế hoạch GDĐĐ HS năm học tiếp theo khoa học, phù hợp hơn.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện
B ng các biện pháp nghiệp vụ, Hiệu trưởng lên kế hoạch chỉ đạo, triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ GDĐĐ cho HS của các bộ phận đoàn thể, cá nhân trong trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong công tác GDĐĐ HS.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên tất cả các nội dung của hoạt động GDĐĐ từ tất cả các khâu, các công đoạn b ng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt, phù hợp với đối tượng và nội dung cụ thể.
Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, kịp thời kiểm định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lý; có giải pháp điều chỉnh, khắc phục tồn tại, sai sót, phát huy thế mạnh.
Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, kế hoạch của nhà trường, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải lên kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá và đặc biệt coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ HS phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.
Hiệu trưởng cùng với các bộ phận, cá nhân có chức năng và khả năng, có kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng được các tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt hoạt động của công tác GDĐĐ cho HS phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường như: Nội quy HS, quy định đối với GVCN, các quy định cụ thể khác; tiêu chuẩn lớp tiên tiến, lớp tự quản tốt, GVCN giỏi….
Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn, bố trí con người làm công tác kiểm tra (Ban thanh tra nhân dân và các thành viên nhóm kiểm tra theo từng công việc hoạt động cụ thể); sắp xếp thời gian, điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá và đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện công tác này.
Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra, đánh giá; tập huấn, thống nhất nội dung, quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá.
Hoạt động kiểm tra phải được duy trì thực hiện thường xuyên, đặc biệt là không được coi nh hoặc kiểm tra, đánh giá qua loa đại khái đối với hoạt động GDĐĐ HS trong giai đoạn tình hình đạo đức HS đang có những diễn biến phức tạp, có nhiều biểu hiện xuống cấp như hiện nay. Hình thức kiểm tra phải linh hoạt, tránh đơn điệu, công thức, chiếu lệ, phải lấy chất lượng thật làm cái đích kiểm tra, đánh giá, nếu không sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cả hệ thống. Có thể kiểm tra lường trước những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề phát sinh trong công tác GDĐĐ; kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra đánh giá định kỳ hàng tuần, hàng tháng; kiểm tra, đánh giá bất thường, đột xuất; kiểm tra, đánh giá qua tập thể, qua cá nhân và qua dư luận.
* Cách thực hiện
Các tiêu chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá chính là các chỉ tiêu thực hiện theo các thời điểm khác nhau,
- Xây dựng kế hoạch đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học.
- Phân công rõ trách nhiệm cho từng đối tượng giáo dục.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá theo nhiều hình thức: Trực tiếp hay gián tiếp, thường xuyên hay đột xuất.
- Cần có chế độ khen thưởng, kỷ luật đúng mức và phù hợp.
- Sau mỗi năm học, BGH nhà trường cần chuẩn bị nội dung và tiến hành hội nghị tổng kết về kết quả học tập và công tác GDĐĐ
3.2.5.3 Điều kiện thực hiện biện pháp
- Dựa vào tiêu chí, nội dung kế hoạch thi đua.
- Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá điều lệ trường TH.
- Căn cứ vào thông tư, văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo về giáo dục đạo đức và đánh giá hạnh kiểm, nội quy của trung tâm.
Bình bầu thi đua cuối mỗi đợt trong một năm là một hình thức giúp học sinh tự kiểm điểm lại mình, đánh giá cho nhau tạo niềm tin, niềm tự hào, phấn khởi , tự khẳng định hành vi đạo đức của bản thân các em.