Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh hệ Bổ túc

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 82 - 85)

Thực trạng về đạo đức và GDĐĐ cho học sinh BT THPT - Nghề trong những năm qua có nhiều mặt tích cực. Nhìn chung, nhà trường đã quan tâm tổ chức các hoạt động GDĐĐ HS, hoạt động tập thể dưới nhiều hình thức có chất lượng, được đông đảo HS nhiệt tình hưởng ứng, tham gia. Thông qua các hoạt động tập thể, HS được giáo dục về truyền thống lịch sử dân tộc, được thể hiện năng lực bản thân và thêm gắn bó với nhà trường, với lớp; tạo cho các em sự tự tin, tự hào về môi trường các em đang học tập. Đa phần GVCN trách nhiệm, tận tình gắn bó với lớp, với HS; luôn theo sát lớp, nắm thông tin qua các cán bộ lớp tích cực, phối hợp với PHHS để hiểu, điều chỉnh HS kịp thời nh m giúp các em có tác phong, suy nghĩ, hành động đúng đắn. Đa phần GVCN đã tạo được sự quý mến, tin tưởng từ phía HS, phụ huynh tuy nhiên vẫn còn một số học sinh sa sút và yếu kém về đạo đức. Số học sinh này chiếm tỷ lệ không lớn nhưng ảnh hưởng không nhỏ và có dấu hiệu tăng đòi hỏi chúng ta phải tìm nguyên nhân để khắc phục.

Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác GDĐĐ của học sinh.

Học sinh yếu kém về mặt đạo đức tuy chiếm một bộ phận nhỏ nhưng những biểu hiện thì rất đa dạng và tác động ảnh hưởng không nhỏ, dễ lây lan.

Thực trạng học sinh yếu kém đạo đức như vậy do có những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác GDĐĐ. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 16 cán bộ quản lý; 70 giáo viên; 150 cha m học sinh. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.21 như sau:

Bảng 2.21: Một số nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động GDĐĐ học sinh

STT Các nguyên nhân Số

lƣợng

Tỷ lệ

%

Xếp bậc

1 Người lớn chưa gương mẫu 162 68,64 4

2 Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường 186 78,81 2 3 Chưa có giải pháp phối hợp bám sát 70 29,66 13 4 Gia đình và xã hội buông lỏng GDĐĐ 181 76,69 3

5 Điều hành pháp luật chưa nghiêm 87 36,86 10

6 Nhiều đoàn thể chưa quan tâm đến giáo dục 84 35,59 11

7 Xã hội còn nhiều tiêu cực 193 81,78 1

8 Những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi 158 66,95 5 9 Chưa có giải pháp giáo dục phù hợp 101 42,8 8 10 Quản lý giáo dục nhà trường chưa chặt chẽ 47 19,91 14 11 nh hưởng của bùng nổ thông tin, truyền

thông 151 63,98 6

12 Một số bộ phận thầy cô chưa là tấm gương

sáng, chưa quan tâm đến GDĐĐ 89 37,71 9

13 Nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực 115 48,73 7

14 Đời sống khó khăn 60 30,93 12

( N = 236 )

Qua bảng 2.20 ta thấy có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác GDĐĐ học sinh. Ta có thể chia ra làm 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu:

* Nhóm nguyên nhân bao gồm điều kiện hoàn cảnh tác động đến học sinh (nguyên nhân 1, 2, 7, 11). Trong nhóm nguyên nhân về điều kiện, môi trường, hoàn cảnh thì nguyên nhân 7 và 2 là hai nguyên nhân chủ yếu tác động đến học sinh mạnh mẽ nhất. Nguyên nhân 1: người lớn chưa gương mẫu (68,64%); nguyên nhân 7: xã hội còn nhiều tiêu cực (81,78%).

Có thể nói: hầu hết các tiêu cực xã hội tác động đến học sinh thường bắt đầu từ người lớn, tấm gương người lớn là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức học sinh.

* Nguyên nhân 2: tác động tiêu cực của kinh tế thị trường (78,81%), nước ta từ khi bước vào nền kinh tế thị trường kéo theo những tệ nạn xã hội bùng phát và xâm nhập vào học đường như: trộm cắp, cướp giật, cờ bạc,…

- Nhóm nguyên nhân chủ quan: đó là những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi (nguyên nhân 8) .

- Nhóm nguyên nhân quản lý: thuộc về quản lý xã hội và quản lý giáo dục. Đây là nguyên nhân quan trọng. Nếu quản lý phù hợp, thiết lập được các mối quan hệ gia đình, cộng đồng, nhà trường, xã hội hợp lý có thể phát huy mặt tích cực của các yếu tố khách quan, hạn chế được tác động tiêu cực hoặc chuyển từ mặt tiêu cực thành tác động tích cực.

- Tóm lại: Trong loại nguyên nhân quản lý, chúng ta thường chưa có giải pháp phối hợp toàn xã hội là nguyên nhân phổ biến quan trọng nhất (29,66%), rồi đến điều hành pháp luật chưa nghiêm (36,86%). Đây là hai nguyên nhân quản lý được coi là chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực của học sinh. Các nguyên nhân bộ phận, cục bộ như gia đình và xã hội buông lỏng giáo dục đạo đức (76,69%), nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ (35,59%), chưa có giải pháp giáo dục phù hợp (42,8%).

* Nguyên nhân từ phía đội ng CB-GV nhà trường:

- Có một bộ phận CB-GV nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ GDĐĐ HS nên việc thực hiện công tác này còn mang tính hình thức, làm việc theo chỉ bảo, ít khi có sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động.

- GVBM lên lớp giảng dạy chuyên môn, ít quan tâm đến hoạt động GDĐĐ HS, coi công tác này của GVCN, của nhà trường, do vậy không lồng ghép nội dung GDĐĐ vào bài dạy. Trong tiết học có HS vi phạm kỷ luật,

GVBM phản ánh về cho GVCN coi như mình đã tham gia và hoàn thành GDHS. Nhiều khi sự phối hợp chưa đồng bộ, giải quyết không đến nơi đến chốn của GVBM với GVCN c ng là nguyên nhân gây mất nề nếp của HS và lớp.

- Nguyên nhân c ng xuất phát từ GVCN, do HS cá biệt tại mỗi lớp tương đối đông đòi hỏi GV đầu tư nhiều thời gian cho công tác chủ nhiệm, cần hiểu HS và có phương pháp chủ nhiệm, trong khi đó, GVCN một phần bận chuyên môn, một phần ngại đầu tư thời gian, c ng có GVCN phương pháp chủ nhiệm còn yếu, lại không được sự phối hợp của PHHS nên c ng có hạn chế trong công tác chủ nhiệm.

- Từ công tác quản lý của Ban giám hiệu nhà trường trong khâu lập kế hoạch, xây dựng cơ chế phối hợp và tạo điều kiện về CSVC, tài chính có những tồn tại cần được điều chỉnh để thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ bổ túc THPT nghề ở trường cao đẳng nghề việt xô số 1, bộ xây dựng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)