Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.2 Đặc trưng của năng lực CTVH lứa tuổi Tiểu học
Trước khi đến trường, HS Tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên, các em được tiếp xúc với hình tượng văn học.
Ngay từ nhỏ, HS đã được nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện cổ tích, truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca. Dù chưa ý thức rõ rệt, nhưng mỗi em có thể đã tiếp xúc với thơ, văn từ rất sớm. Thuở ấu thơ, trong lời bà, lời mẹ hát ru:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…
Hoặc:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ….
Âm điệu ngọt ngào của lời ru đã đưa những câu ca ấy đến với các em, giúp các em tiếp xúc với “thơ’ một cách hồn nhiên! Tình yêu cuộc sống đặt trong sự gắn bó hài hoà giữa thế giới bao la, một hình ảnh khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết… được tác giả dân gian khái quát bằng hình thức những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đã đi vào đời sống tâm hồn của mỗi con người và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Ngay cả khi còn chưa biết chữ, mỗi lần được đắm mình vào thế giới những câu chuyện cổ tích kì diệu, trong trí tưởng tượng của các em có thể
phần nào hình dung và nhớ được một số chi tiết. Sở dĩ, các em có cảm giác yêu nhân vật này hơn nhân vật khác, thích câu chuyện này hay không thích câu chuyện kia… là vì các em đã có bắt đầu có những “cảm nhận chủ quan”
về câu chuyện được nghe.
Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn học bằng chữ viết, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn trong việc cảm thụ thế giới văn học. Mở trang sách Tiếng Việt ở trường Tiểu học: học chữ, học vần, học tập đọc, làm văn, kể chuyện…dần dần các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn với việc tự mình đọc một đoạn văn, đoạn thơ và có khi các em thuộc lòng đoạn thơ, đoạn văn ấy từ lúc nào không biết. Chẳng hạn, ban đầu tiếp xúc với câu văn: “Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.” [TV lớp 1] chắc hẳn các em mới chỉ chú ý đến việc phát âm đúng từng tiếng để nhớ cách ghép vần chứ chưa nghĩ đến việc
“ngắt hơi” thể hiện mạch văn, ý văn…lại càng chưa nghĩ tới việc hiểu tại sao mùa thu thì bầu trời lại cao hơn và cao hơn như thế nào; và trên giàn thiên lí, tại sao lũ chuồn chuồn lại ngẩn ngơ bay lượn? Tất cả những điều thú vị ấy, các em sẽ có nhiều dịp trở lại để tìm hiểu một cách kĩ càng hơn. Cũng như vậy, những câu thơ sau đây mặc dù đã được học trong bài tập đọc lớp Một, khi đó các em thường chỉ mới tập trung chú ý đến việc đọc rõ ràng từng tiếng:
Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa.
Sau khi “đọc trơn” từng từ, ngắt hơi ở từng dòng, các em mới đọc chúng theo tiết tấu, nhịp điệu của lời thơ, rồi từng bước cảm nhận được ý của đoạn thơ
nói gì. Rồi có dịp, các em tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn về khả năng sử dụng nghệ thuật nhân hoá không chỉ thể hiện trong các câu trên mà còn ở cả bài thơ.
Trường Tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một số kĩ năng, năng lực cần thiết cho CTVH. HS bắt đầu làm quen với các thao tác tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi, những bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn thơ, đoạn văn, ý chính hay đại ý của cả bài thơ, bài văn, hoặc tìm từ, ngữ “chìa khoá” làm nên cái hay, cái đẹp của đoạn văn bản… HS cũng được trang bị một số tri thức về hình tượng, về ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập của bài tập đọc.
Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em mang những đặc thù riêng. Tình cảm, tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng, rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ. Chẳng hạn: HS lớp Một chuẩn bị được nghỉ hè để năm học tới lên học lớp Hai, trong buổi học cuối cùng, các em luyện đọc:
Lớp Một ơi! lớp Một!
Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước!
Chào bảng đen cửa sổ Chào nơi ngồi thân quen Tất cả! Chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên.
Chào cô giáo kính mến Cô sẽ xa chúng em…
Làm theo lời cô dạy Cô sẽ luôn ở bên.
Lớp Một ơi! Lớp Một Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước!
( Gửi lời chào lớp Một – Hữu Tưởng) Chia tay lớp Một, các em như đang trong trạng thái bâng khâng khó tả:
vừa vui mừng khôn xiết vì đã được nghỉ hè, vì sắp được lên lớp Hai; song nghỉ hè, cũng là khi phải chia tay cô giáo đã dạy mình, để sang năm cô sẽ đón những HS lớp Một mới. Ngập ngừng, lưu luyến, các em chào cô giáo kính mến, đồng thời không quên chào bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi, những đồ vật biết bao thân thiết từng gắn bó với mình. Đọc bài thơ mà trào dâng nỗi niềm da diết, trào dâng nỗi xao xuyến, bồi hồi!
Từ ví dụ trên cho ta thấy: từ nghe đến đọc, rõ ràng không phải chỉ là việc chúng ta nghe hay đọc một cách thuần tuý, mà thực sự là trong nghe có hiểu, trong đọc có hiểu, vừa nghe – hiểu vừa đọc – hiểu. Hiện tượng đó dù ở những dấu hiệu sơ khai nhất, là chính các em thực sự đã tham gia CTVH rồi đấy!
Tuy nhiên, lứa tuổi Tiểu học cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là do tư duy lôgíc ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành.
Trong CTVH, HS Tiểu học có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên lợi thế trong cảm quan tuổi thơ. Đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, chân thật, ngộ nghĩnh rất đáng quý ở các em. Trong con mắt trẻ thơ, thế giới luôn đầy tính ngạc nhiên. Người ta thường nói tới “nhãn quan trẻ thơ” tức là cách nhìn từ góc độ trẻ thơ. Thật vậy, dưới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ. Ngay cả những gì bình thường nhất đang diễn ra hàng
ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ, hấp dẫn. Đó chính là “tính ngạc nhiên” trong quan sát và thể hiện trong cuộc sống của tuổi thơ.
“Tính ngạc nhiên” là sự tất yếu trong cách nhìn của trẻ. Đó là vì lần đầu tiên, các em được chứng kiến tất cả ngững gì đang diễn ra, đang phát triển trước mắt mình.
“Tính ngạc nhiên” làm nên đặc trưng riêng biệt cho nhãn quan trẻ thơ:
vừa ngộ nghĩnh, đáng yêu, lại vừa cho ta thấy được vẻ đẹp trung thực, trong sáng, cội nguồn của tinh thần con người.
Trong văn học của trẻ em và dành cho trẻ em, “tính ngạc nhiên” là điều kiện không thể thiếu trong mọi tác phẩm. Do vậy, CTVH đối với trẻ thơ cũng phải luôn chứa đầy “tính ngạc nhiên”.