Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học trong dạy học hiểu văn bản văn học lớp 4, lớp 5 (LV02120) (Trang 137 - 142)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm

Chỉ tiêu đánh giá: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá như sau:

Tiêu chí 1: Mức độ hiểu biết về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Tiêu chí 2: Khả năng đọc diễn cảm, thể hiện sự rung động tr-ớc vẻ đẹp tế nhị, kín đáo và sâu sắc của tác phẩm.

Tiêu chí 3: Kĩ năng diễn đạt kết quả cảm thụ của HS, diễn đạt đ-ợc các hình ảnh, cảm xúc bằng ngôn ngữ của chính các em.

Kết quả học tập của HS được đánh giá theo các mức độ: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành; cụ thể như sau:

HTXS:

- Hiểu biết sâu sắc về nội dung, tìm được những hình ảnh đẹp, từ ngữ hay, biện pháp nghệ thuật, những ẩn ý trong tác phẩm.

- Kĩ năng đọc diễn cảm rất tốt.

- Biết rung động trước vẻ đẹp tế nhị, kín đáo và sâu sắc của tác phẩm.

- Kĩ năng diễn đạt kết quả cảm thụ tốt, có thể diễn đạt được các hình ảnh, cảm xúc bằng ngôn ngữ của chính các em.

HTT:

- Hiểu được nội dung, tìm được những hình ảnh đẹp, từ ngữ hay, biện pháp nghệ thuật, những ẩn ý trong tác phẩm.

- Kĩ năng đọc diễn cảm đạt yêu cầu.

- Biết rung động trước vẻ đẹp tế nhị, kín đáo và sâu sắc của tác phẩm.

- Không diễn đạt được các hình ảnh, cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình.

HT:

- Hiểu được nội dung, tìm được những hình ảnh đẹp, từ ngữ hay, biện pháp nghệ thuật, những ẩn ý trong tác phẩm.

- Chưa có kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm.

- Chưa biết rung động trước vẻ đẹp tế nhị, kín đáo và sâu sắc của tác phẩm.

Chưa HT

- Chưa hiểu được nội dung, không phát hiện được những hình ảnh đẹp, từ ngữ hay, biện pháp nghệ thuật, những ẩn ý trong tác phẩm.

3.4.1. Phân tích kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được chia theo 3 nội dung cụ thể:

- Đọc hiểu nội dung và nắm bắt nghệ thuật tác phẩm - Đọc diễn cảm

- Cảm thụ văn học

Kết quả được hệ thống lại qua các bảng và biểu đồ thống kê số liệu để từ có có thể tiến hành phân tích một cách cụ thể và chặt chẽ nhất.

Công thức toán học được sử dụng trong đề tài là:

- Tỉ lệ %

Sau khi tiến hành công tác thực nghiệm cho HS lớp khối 4, khối 5; cụ thể là các lớp: 4A2; 4A4; 5A9; 5A10 ở trường Tiểu học Vinschool quận Hai Bà Trưng và lớp 4A1; 4A3; 5A3; 5A4 ở trường Tiểu học Wellspring quận Long Biên, thành phố Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Thực nghiệm khả năng đọc hiểu nội dung và nắm bắt nghệ thuật tác phẩm của HS

Bảng 3.1: Kết quả đọc hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm của HS

Lớp Số HS

Số lượng - Mức độ %

HTXS HTT HT CHT

SL % SL % SL % SL %

TN 115 25 21,7 50 43,5 34 29,6 6 5,2

ĐC 115 14 12,2 37 32,2 48 41,7 16 13,9

Kết quả thể hiện bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50

HTXS HTT HT CHT

Thực nghiệm Đối chứng

Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể rút ra nhận xét: Kết quả đọc hiểu nội dung và nắm bắt nghệ thuật tác phẩm của HS ở các lớp TN cao hơn hẳn so với các lớp ĐC, thể hiện ở chỗ:

- Mức CHT và HT ở lớp TN là 5,2% và 29,6% thấp hơn lớp ĐC là 13,9% và 41,7%.

- Số HS mức HT và HTXS ở lớp TN lại cao hơn hẳn so với lớp ĐC, cụ thể là từ 32,2% và 12,2% lên 43,5% và 21,7%.

* Thực nghiệm khả năng đọc diễn cảm của HS

Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm khả năng đọc diễn cảm của HS

Lớp Số HS

Số lượng - Mức độ %

HTXS HTT HT CHT

SL % SL % SL % SL %

TN 115 24 20,9 58 50,4 29 25,2 4 3,5

ĐC 115 5 4,3 49 42,6 50 43,5 11 9,6

Kết quả thể hiện bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60

HTXS HTT HT CHT

Thực nghiệm Đối chứng

Qua bảng và biểu đồ trên, chúng ta khẳng định kết quả đọc diễn cảm của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC. Ở lớp TN tỉ lệ loại HTXS và loại HT cao hơn, đồng thời tỉ lệ loại CHT ít hơn đáng kể so với lớp ĐC.

* Thực nghiệm khả năng CTVH của HS qua một đoạn viết

Bảng 3.3: Kết quả khả năng CTVH của HS qua một đoạn viết

Lớp Số HS

Số lượng - Mức độ %

HTXS HTT HT CHT

SL % SL % SL % SL %

TN 115 21 18,3 59 51,3 30 26,1 5 4,3

ĐC 115 4 3,5 28 24,3 45 39,1 38 33,1

Kết quả thể hiện bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60

HTXS HTT HT CHT

Thực nghiệm Đối chứng

Nhìn vào bảng 3.3 cùng biểu đồ, ta có thể khẳng định kết quả khả năng CTVH của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Ở lớp TN tỉ lệ bài đạt loại HTXS và HTT cao hơn rõ rệt, đồng thời tỉ lệ bài loại CHT ít hơn đáng kể đáng kể so với lớp ĐC.

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học trong dạy học hiểu văn bản văn học lớp 4, lớp 5 (LV02120) (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)