Biện pháp 3: Khơi gợi, khích lệ sự rung cảm nghệ thuật của HS trong mọi hoạt động dạy đọc hiểu VBVH

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học trong dạy học hiểu văn bản văn học lớp 4, lớp 5 (LV02120) (Trang 79 - 90)

Chương 2. BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CTVH TRONG

2.2. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS trong dạy đọc hiểu VBVH

2.3.3. Biện pháp 3: Khơi gợi, khích lệ sự rung cảm nghệ thuật của HS trong mọi hoạt động dạy đọc hiểu VBVH

Để nâng cao khả năng CTVH cho HS trọng dạy đọc hiểu VBVH thông qua phân môn Tập đọc, biện pháp bao trùm hiện nay là khuyến khích HS rung cảm nghệ thuật. Vì nếu không có rung cảm nghệ thuật, không có những rung

động, hứng thú theo hướng văn chương thì việc dạy đọc – hiểu trong phân môn Tập đọc sẽ trở nên khô khan và nhàm chán.

Hiện nay, khi dạy đọc – hiểu VBVH trong giờ Tập đọc ở Tiểu học, nhiều người rất coi trọng rung cảm thẩm mĩ bên cạnh việc rèn cho HS kĩ năng đọc thành tiếng. Tất cả các giờ Tập đọc nên có yếu tố văn chương đan xen.

Việc bồi dưỡng năng lực CTVH chính là một nhiệm vụ cần thiết trong các giờ học Tập đọc nói chung và các giờ rèn kĩ năng đọc hiểu (tìm hiểu bài) nói riêng giúp cho các giờ học này trở thành những tiết giàu cảm xúc.

Khuyến khích rung cảm nghệ thuật trong các giờ học Tập đọc là biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS Tiểu học. Bởi vì, rung cảm nghệ thuật tác động đến tình cảm của HS, giúp HS tiếp cận được với độ sâu sắc và tinh tế của nội dung tác phẩm, đồng thời rung cảm nghệ thuật giúp cho giờ học có nhiều hứng thú.

Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường Tiểu học, được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong SGK TV, nhiều em cảm thấy thích thú muốn đọc thật to một cách sảng khoái. Đó chính là biểu hiện hứng thú ban đầu. Người GV cần phải giữ gìn, nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê. Một HS chưa thích văn học, thiếu sự say mê cần thiết, nhất định chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm một tác phẩm hay, chưa thể xúc động thực sự với những gì đẹp đẽ được tác giả gửi gắm trong tác phẩm ấy. Giáo sư Lê Trí Viễn đã có nhận xét: “Trong thơ văn hay, chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tế thông thường của nó, còn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại”. Muốn thân thiết với văn thơ, chính chúng ta cũng phải có tấm lòng chân thật, có tình cảm thiết tha, yêu quý thơ văn.

Trong thực tế, vì nhiều nguyên nhân, sự say mê, hứng thú của HS trong giờ học Tập đọc, đặc biệt là phần CTVH đang có phần bị giảm sút. Cần làm

tăng thêm hứng thú, say mê ở các em nhờ tăng cường các hoạt động CTVH cho HS. Những giờ học đầy xúc động này sẽ gây ấn tượng tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy các em phấn đấu trở thành những công dân tốt, những con người biết sống có ích cho xã hội.

2.3.3.1. Giúp HS rung cảm nghệ thuật ở hoạt động giới thiệu bài

Chẳng hạn: Khi học Tập đọc bài “Trung thu độc lập” của Thép Mới (TV4 - tập 1) các em HS được thầy giáo dẫn dắt vào bài như sau: GV cho cả lớp quan sát bức tranh trong SGK (tranh phóng to) và hỏi: Các em hãy suy nghĩ và cho thầy biết nội dung bức tranh là gì? (Anh bộ đội đang cầm súng đứng gác.)

GV giới thiệu: Đây là hình ảnh anh bộ đội đang cầm súng đứng gác dưới đêm trăng trung thu năm 1945, lúc đó nước ta vừa giành được độc lập.

Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên, anh đã suy nghĩ và ước mơ về tương lai của đất nước, tương lai của các em. Vậy ước mơ đó là gì và cuộc sống của chúng ta hôm nay có gì giống và khác với mong ước của anh chiến sĩ hơn 70 năm trước đây, các em cùng thầy giáo đọc bài “Trung thu độc lập” để cùng hiểu được điều đó.

Như vậy, qua lời giới thiệu của GV, HS nắm được hoàn cảnh sáng tác của bài đọc. HS cảm thụ được một điều: Trung thu đẹp, tết trung thu vui;

Trung thu độc lập lại càng đẹp và vui hơn nhiều. Vì đất nước được độc lập, nhân dân được tự do. Đồng thời các em cũng cảm nhận được tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em, của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.

Bên cạnh việc dùng lời dẫn dắt, khơi gợi rung cảm trong hoạt động giới thiệu bài, GV có thể thay đổi một cách linh hoạt và phù hợp các hình thức khác như: cho HS xem clip, đặt câu hỏi gợi mở, giao nhiệm vụ chuẩn bị trước (dạy học ngoài giờ lên lớp)…

2.3.3.2. Luyện đọc diễn cảm - con đường khuyến khích HS rung cảm nghệ thuật

a. Đọc diễn cảm - phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ

Bản chất của đọc diễn cảm như các nhà khoa học đã nêu ra không chỉ là đọc chuẩn, đọc - ngôn ngữ tức là đọc đúng ngữ âm, ngữ pháp, đọc sáng rõ, mạch lạc, đọc trôi chảy một văn bản ngôn từ mà quan trọng hơn là đọc - văn học, là kết hợp giữa khả năng diễn cảm, truyền cảm trong giọng đọc với việc bắt trúng cái “giọng” của nhà văn để làm bật ra ý nghĩa của câu chữ. Nghệ thuật đọc diễn cảm là nghệ thuật xử lí một cách hợp lí mối quan hệ giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả; giữa chủ quan của người đọc và chủ quan của người sáng tác để truyền đạt được tiếng nói tình cảm của tác giả đến bạn đọc. Trong giờ Tập đọc, khi một HS đứng đọc bài trước lớp, HS đó cần phải hiểu một cách rõ ràng rằng; mình đọc để truyền đạt cho người nghe những ý nghĩ, những rung động và tình cảm tác giả đã đem vào tác phẩm, cũng như để thể hiện thái độ của mình đối với tác phẩm. Như vậy, đọc diễn cảm là thông qua chủ quan của mình (trên cơ sở sự tôn trọng khách quan tác phẩm và sự đồng cảm với tác giả) làm sống dậy cái phần chủ quan của người viết. Đọc diễn cảm là truyền đến người nghe cái tính điệu của nhà văn trong tác phẩm và thái độ, tình cảm của người đọc về tác phẩm. Đọc diễn cảm là biểu hiện của sự cảm thụ nghệ thuật sâu sắc và là thước đo mức độ tiếp nhận nghệ thuật của người đọc.

Đọc diễn cảm đòi hỏi HS phải thực sự đọc và cảm, hiểu tác phẩm bằng chính con người mình. Việc đọc diễn cảm đòi hỏi phải hiểu đầy đủ tư tưởng của tác phẩm và hiểu được các đặc điểm nghệ thuật của văn bản. Nếu chúng ta không hiểu tư tưởng của tác giả thì cũng không thể biểu hiện thái độ của mình đối với tư tưởng của tác giả và ngược lại thông qua thái độ của mình, chúng ta có thể hiểu được đầy đủ hơn tư tưởng của chính tác giả. Đọc diễn

cảm là đồng cảm và diễn cảm, ý muốn nhấn mạnh rằng: muốn diễn cảm thì người đọc phải đồng cảm với nhà văn ttrước đã. Đồng cảm là tiền đề để diễn cảm. Ngược lại diễn cảm sẽ làm cho đồng cảm sâu sắc hơn. Đồng cảm - dưới ánh sáng của lí thuyết tiếp nhận - được hiểu là sự xúc động của bạn đọc đối với những tư tưởng, tình cảm, lí tưởng và nguyện vọng được bộc lộ qua số phận của nhân vật hay nhân tình thế thái nói chung trong tác phẩm khiến cho họ yêu ghét những gì mà chính tác giả yêu ghét. Đồng cảm có thể là đồng cảm về tư tưởng quan niệm giữa nhà văn và bạn đọc. Cũng có khi là đồng cảm về tình cảm giữa người đọc và nhân vật hay là người đọc đồng ý, đồng tình, với nhà văn tức là cùng chí hướng, lí tưởng… Dù ở góc độ nào thì đồng cảm đều phải là kết quả của quá trình nhập thân của bạn đọc vào tác phẩm, người đọc sống cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm, trải nghiệm cái tâm trạng của tác giả trong tác phẩm. Đồng cảmdiễn cảm có mối quan hệ thống nhất, biện chứng. Nhưng từ đồng cảm đến diễn cảm đôi khi lại là một khoảng cách khá xa. Bởi vì diễn cảm liên quan đến nghệ thuật thể hiện, nó đòi hỏi người đọc phải có năng khiếu, có chất giọng bẩm sinh hoặc có năng lực đọc đã trải qua rèn luyện.

Trong cả hai công đoạn nêu trên, đọc diễn cảm đều gắn liền với người đọc - HS. Nó đòi hỏi HS phải là chủ thể cảm thụ, bạn đọc của nhà văn nếu như không muốn đọc vẹt hay trình diễn một cách thô thiển cảm xúc thẩm mĩ của tác giả. Nhưng đấy là khi HS xuất hiện trong tư cách người đọc. Khi HS đóng vai người nghe GV đọc diễn cảm thì sao? Không thể đòi hỏi ở HS một sự cảm thụ tương đương với GV nhưng ở góc độ của người nghe, HS cũng phải tích cực để có thể cảm nhận được tiếng nói của nhà văn đang được dẫn truyền qua giọng đọc diễn cảm của GV. Nghĩa là, HS phải có tâm thế của bạn đọc, tập trung sự chú ý của mình để không rơi vào trạng thái “tai trâu” không thấu được tiếng “đàn”. Dĩ nhiên, chúng ta cũng nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh

ngược lại: nếu người đọc không thể hiện được cái thứ âm nhạc đích thực để

“thức tỉnh cảm giác âm nhạc” của HS thì “cũng là trâu” như cách nói của Bác. HS hiện nay là đối tượng rất nhạy cảm và nhạy bén. Trình độ tư duy và khả năng thưởng thức cái đẹp so với các thế hệ đồng lứa của mấy thập kỉ trước có một sự vượt trội không nhỏ. Chưa kể là các nguồn thông tin, băng hình tư liệu về tác giả, tác phẩm, các kênh biểu diễn nghệ thuật diễn với các em hằng ngày, hằng giờ dưới rất nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Thật dễ mà cũng thật khó cho người GV trước những bạn đọc nhà trường non trẻ về tuổi đời nhưng chưa chắc đã thiếu sâu sắc trong cảm thụ nghệ thuật.

b. Đọc diễn cảm – phát triển tính tích cực, sáng tạo ở HS

Sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học ở HS không chỉ thể hiện ở cách đọc tri âm mà còn thông qua việc truyền đi tiếng nói của nhà văn, người đọc thổi vào tác phẩm một luồng sinh khí mới mang hơi thở của thời đại và hoàn cảnh sống riêng tư. Những kinh nghiệm cá nhân, những đặc điểm tâm lí, ý thức, những suy ngẫm và thể nghiệm giá trị văn học vào đời sống của bạn đọc đã đem đến cho tác phẩm nhiều ý nghĩa phong phú và sắc điệu thẩm mĩ mới.

Tính sáng tạo trong CTVH của HS diễn ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều dạng thức khác nhau, trong đó có hoạt động đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm không chỉ là phương thức thể hiện sự CTVH tươi mới và sáng tạo mà còn là dạng hoạt động kích thích sự sáng tạo trong tiếp nhận văn chương.

Khi đọc một văn bản nghệ thuật, HS dường như tái tạo lại những chi tiết do tác giả xây dựng, làm sinh động chúng nhờ sự giúp đỡ của những tư tưởng, tình cảm, liên tưởng của bản thân, tức là chuyển đến người nghe tâm trạng, xúc cảm của tác giả hoặc nhân vật đã được làm giàu có bởi kinh nghiệm riêng. Và dù cho kinh nghiệm đó còn hạn chế và nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, nó bao giờ cũng đem lại cho sự trình bày của HS đặc điểm tươi mát và sự độc đáo không lặp lại. Trong khi đọc, người đọc sẽ nhất định đưa vào điều

gì đó của mình. Và điều của riêng người đọc thể hiện ở chỗ người đọc hiểu tác phẩm như thế nào, nhấn mạnh vào chỗ nào và tư tưởng nào trong tác phẩm làm người đọc xuất hiện hơn cả. Khi đọc diễn cảm, xuất hiện sự giao tiếp thực sự giữa người nghe và người đọc, sự giao tiếp đó sẽ nâng cao khả năng tự sáng tạo của người đọc cũng như nâng cao hứng thú và sự chú ý của người nghe. Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ đòi hỏi người đọc phải là một bạn đọc tích cực, năng động mà còn là hoạt động nuôi dưỡng và phát triển sự cảm thụ sáng tạo của con người. Đó là một “hành động năng sản” những cảm xúc tươi mới, độc đáo của người đọc trong những cộng cảm thẩm mĩ và thể nghiệm nghệ thuật.

Vấn đề còn lại là GV phải làm thế nào để bồi dưỡng, rèn luyện cho HS năng lực đọc diễn cảm và khơi dậy ở các em cái khát vọng trình bày, cái động cơ thể hiện việc truyền cảm như một hành vi văn hoá đầy tinh thần sáng tạo.

c. Đọc diễn cảm – kích thích liên tưởng, tưởng tượng của HS, giúp HS nhập thân vào nội dung bài đọc

Như đã đề cập ở phần trên, tác phẩm văn học là sự thống nhất máu thịt, xuyên thấm giữa Khách quan và chủ quan, vật chất và tinh thần, hình thức và nội dung. ở dạng tồn tại xã hội, sản phẩm tinh thần của nhà văn, nhà thơ hiện diện trước mắt người đọc dưới hình thức một văn bản ngôn từ. Vẫn biết rằng cái hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật ấy không đơn giản chỉ là văn tự mà là “hình thức mang tính nội dung” là những kí hiệu thẩm mĩ có “đời sống nội tâm”

riêng. Trong tiếng nói văn học, từ ngữ bao giờ cũng có một sinh mệnh, có nguồn gốc, có âm thanh, có hồn và có thể nói là có một bộ mặt và cả một tập tiểu sử nữa. Trong từ, giữa các từ và ngoài các từ mới là thế giới nhiệm màu của văn học, là “tiếng nói nội tâm” của nhà văn. Nhưng cái kiểu phát ngôn độc đáo này của nhà văn trước cuộc đời không tự nó có thể cất lên tiếng nói.

Nó chỉ là những kí hiệu câm lặng dù ở dưới cái lặng câm ấy- như ta vẫn biết- có cả một cuộc sống dạt dào, đang phập phồng, cựa quậy và muôn hình nghìn sắc như “ống kính vạn hoa”. Những con chữ trên trang văn chỉ thực sự lên

tiếng, đối thoại, bộc bạch khi nó được tác động, đánh thức bởi hoạt động tri giác ngôn ngữ của người đọc. Cụ thể là người đọc bằng hành động đọc của mình biến những “kí hiệu chết” trở thành những “sinh ngữ nghệ thuật” và quan trọng hơn là thông qua đọc diễn cảm để làm sống dậy, bừng tỉnh cái thế giới nghệ thuật vốn không thể soi ngắm bằng mắt thường. Một bức tranh về đất nước và con người Việt Nam:

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây/

Non cao gió dựng sông đầy nắng chang/

Sum sê xoài biếc, cam vàng/

Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi

(Việt Nam – TV5) Một bức chân dung về hình ảnh người mẹ: Lời ru có gió mùa thu/ Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về/ Những ngôi sao thứcngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con/ Đêm nay con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Mẹ - TV2)… Tất cả chỉ hiện ra trong nội quan của người đọc. Nói cách HTT người đọc chỉ trông thấy nó bằng “con mắt thứ ba”.

Đi qua “cây cầu đọc diễn cảm” người đọc bước vào thế giới diệu kì vừa quen vừa lạ của văn chương. Theo tâm lí học cảm thụ, âm vang của giọng đọc đã kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh ở người đọc, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm, tạo nên trạng thái tâm lí cần có khi đọc sách hay xem nghệ thuật mà người ta quen gọi là “nhập thân”. Như vậy, đọc diễn cảm đã góp phần đánh thức những năng lực cảm thụ chủ quan của người nghe đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo của người đọc trong hoạt động đọc.

d. Đọc diễn cảm – làm sâu sắc thêm cảm thụ của người đọc, người nghe gia tăng hiệu quả tiếp nhận

Trong tâm lí học cảm thụ, ở nơi hội lưu của các dòng cảm xúc giữa người sáng tác và người tiếp nhận, sự hoà đồng thẩm mĩ giữa nhà văn và công chúng độc giả có một cộng hưởng mạnh mẽ. Tần số cảm thụ, cường lực tiếp

nhận nghệ thuật đạt được với cấp số nhân. Trong các trường hợp đó, người ta đã chứng minh được rằng mĩ cảm của sự tiếp thụ, lĩnh hội văn học nhiều khi được quyết định bởi một giọng đọc truyền cảm. Nếu nói về việc phát huy tính tích cực của HS trong CTVH thì cũng khó có gì phát động được tư cách chủ thể, bạn đọc sáng tạo của HS hơn thế. Không thể tuyệt đối hoá vai trò của đọc diễn cảm trong việc quyết định chất lượng cảm thụ nghệ thuật, rằng chỉ có đọc diễn cảm mới làm cho nhận thức thẩm mĩ trở nên sâu sắc hơn, nhưng cũng không nên phủ nhận hiệu lực gia tăng cường độ cảm xúc, tạo nên những chấn động mạnh mẽ trong tâm cảm người tiếp thụ văn học của biện pháp này ở những chặng sau của quá trình tiếp nhận văn chương.

Tóm lại, không cần nhiều kinh nghiệm để hiểu rằng: những dấu ấn tình cảm luôn là một hằng số ít đổi thay bất luận lí trí có thể thay đổi. Những hành động được khởi phát từ động cơ tình cảm bao giờ cũng tự nguyện, tự giác, chủ động, nhiệt thành và đạt hiệu quả cao hơn khi nó xuất phát từ sự chấp nhận hoặc gượng ép về lí trí. Đi giữa tình và ý, gắn hoà tình cảm giữa con người với con người, có thể khẳng định đọc diễn cảm là biện pháp chọn cách đi vào trái tim để tạo nên một hiệu quả thẩm mĩ bền lâu trong lòng người nghe, người đọc. Đó chính là giá trị vững bền của biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm mà một lĩnh vực cần nhiều đến cảm xúc thẩm mĩ, đến không khí giao cảm, giao hoà giữa những con người như bồi dưỡng năng lực CTVH không thể không tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả.

Theo trình tự của tiết dạy Tập đọc, dưới sự dẫn dắt của GV, nội dung cũng như những giá trị nghệ thuật của bài tập đọc được HS khai thác và lĩnh hội một cách tích cực, chính những điều đó sẽ để lại trong lòng các em những ấn tượng sâu sắc, khó phai mờ. Từ đó, các em sẽ suy nghĩ và hành động làm nên bao điều tốt đẹp cho bản thân và cho xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học trong dạy học hiểu văn bản văn học lớp 4, lớp 5 (LV02120) (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)