Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Khảo sát thực trạng
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã liên tục đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, trong đó đặc biệt chú ý phần CTVH.
Những việc làm đó là: đổi mới chương trình sách giáo khoa, tập huấn chương trình thay sách, tổ chức các Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và các báo cáo khoa học về nâng cao chất lượng các môn học, triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo các chu kì, gần đây nhất là chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3 (hoàn thành năm 2007)… Tuy nhiên, như một vết hằn đã in sâu trong cách nghĩ của
GV quan niệm rằng việc dạy CTVH cho HS Tiểu học một cách đồng loạt là chưa cần thiết. Mặc dù, có những công việc GV và HS làm trên lớp, bản chất là đang giúp HS CTVH nhưng GV không biết. Hoặc đôi khi GV đề cao quá vấn đề CTVH, cho rằng dạy CTVH là dạy bồi dưỡng HS giỏi, là dạy nâng cao cho HS. Từ việc chưa nhận thức được, hoặc là nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS nên phần giúp HS cảm thụ thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn thì GV dạy chưa có hiệu quả nếu không dám nói là hời hợt, qua loa. GV chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học mới, chưa tìm ra được các biện pháp dạy học có hiệu quả để áp dụng vào việc rèn kĩ năng CTVH cho HS. Nếu có dạy CTVH thì đa số GV áp đặt cách cảm thụ của mình cho HS, trò thừa nhận ý kiến của thầy, cảm thụ lại những điều mà thầy cảm thụ được...
Mà chúng ta đã biết rằng việc cảm thụ của người lớn có những điểm giống những cũng có rất nhiều điểm khác so với cảm thụ của trẻ. Rõ ràng cách làm này là không ổn.
Để nắm bắt tình hình nhận thức của GV đối với việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS lớp 4, lớp 5, trong tháng 3 năm 2016, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát và phỏng vấn 60 GV của 2 trường Tiểu học thuộc quận Long Biên và quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội: Tiểu học Wellspring, Tiểu học Vinschool bằng phiếu điều tra nhận thức của GV về dạy bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS. (Xem nội dung phiếu điều tra ở Phụ lục trang 142). Bước đầu, chúng tôi thu được kết quả như sau:
1.2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về CTVH Bảng số 1.1: Nhận thức của GV về CTVH
T T
Nhận thức của GV về CTVH
Kết quả khảo sát
Tốt Khá Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Tự đánh giá mức độ hiểu
biết về CTVH của bản thân 4 6,7 9 15 23 38,3 24 40 2 Nắm được những đặc điểm
cơ bản của hoạt động CTVH 3 5 8 13,3 24 40 25 41,7 3 Nắm được những đặc trưng
của hoạt động CTVH lứa tuổi Tiểu học
5 8,3 7 11,7 14 23,3 34 56,7 4 Nắm được mục đích, nội
dung, phương pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS Tiểu học
11 18,3 16 26,7 21 35 12 20 5 Nắm được một số tiêu chí đánh
giá năng lực CTVH của HS. 10 16,7 17 28,3 20 33,3 13 21 Qua bảng 1.1, tôi thấy GV tự đánh giá mức độ hiểu biết về CTVH của bản thân ở mức Trung bình tỉ lệ không cao chiếm 38%, chỉ có 6,7% GV tự đánh giá ở mức độ Tốt, 15% GV tự đánh giá ở mức độ Khá, có đến 40% GV tự đánh giá ở mức độ hiểu biết Yếu.
Tìm hiểu trình độ nhận thức của GV về CTVH trong phạm vi sâu hơn, chi tiết hơn chúng tôi nhận thấy:
- Số GV nắm đầy đủ những đặc điểm cơ bản của hoạt động CTVH là rất ít, chỉ có 5% GV nắm được ở mức độ Tốt nhưng lại có đến 41,7% GV chưa nắm được các đặc điểm này, mức độ đạt Khá chỉ có 13,3% số GV nắm được, còn lại 40% GV ở mức độ Trung bình.
- Cũng như thế, số lượng GV nắm được những đặc trưng của hoạt động CTVH lứa tuổi Tiểu học ở mức độ Tốt chiếm tỉ lệ thấp (8,3%), phần lớn là ở mức độ Yếu (56,7%) và Trung bình (23,3%), số GV nắm được các đặc trưng của hoạt động CTVH ở mức độ Khá là 11,7%.
- Số GV nắm được mục đích, nội dung, các phương pháp cơ bản trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS mức độ Trung bình đạt 35%; ở mức độ Khá đạt 26,7%; mức độ Yếu có đến 20% và mức độ Tốt chỉ có 18,3%.
- Số GV nắm được các tiêu chí đánh giá năng lực CTVH của HS ở mức độ Tốt là 16,7%; ở mức độ Khá là 28,3%; có 33,3% GV nắm được ở mức độ Trung bình và còn có tới 21% GV ở mức độ Yếu.
Nhìn vào kết quả bảng điều tra mức độ nhận thức của GV về CTVH, chúng ta thấy trình độ nhận thức của GV không đồng đều, phần lớn GV chỉ dừng lại ở mức độ Trung bình và Yếu, số GV hiểu biết ở mức độ Khá và Tốt là rất ít. Khi tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề này, chúng tôi thấy xuất phát từ nhiều yếu tố. Xuất phát từ trình độ GV không đồng đều, đội ngũ được đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau như: Trung học sư phạm 12+2, Cao đẳng sư phạm Tiểu học, Đại học sư phạm Tiểu học… và được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau: chính qui, tại chức, chuyên tu, từ xa… Ngoài ra, còn có những yếu tố ảnh hưởng đến là do thiếu tài liệu tham khảo, thiếu thời gian để nghiên cứu, do năng lực của bản thân có hạn… Nhưng theo tôi, nguyên nhân cơ bản là do GV chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS. Khi thực hiện phỏng vấn nhanh cũng với 60 GV trên đây về vấn đề này trong cùng thời gian, tôi thu được kết quả: 21,8% GV cho rằng CTVH không ảnh hưởng đến quá trình dạy học Tiếng Việt, nên không cần thiết; 50% GV cho rằng ít ảnh hưởng; chỉ có 28,2% GV cho rằng rất ảnh hưởng.
1.2.2.2. Thực trạng khả năng của GV trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS
Bảng số 1.2: Khả năng của GV trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH
TT Khả năng của GV trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH
Kết quả Số làm
đúng %
1 Khả năng CTVH của GV thông qua một đoạn văn,
đoạn thơ, một câu chuyện 25 41,7
2 Khả năng phát hiện những chi tiết đặc sắc về nội
dung và các biện pháp nghệ thuật trong văn bản 28 46,7 3 Khả năng tổ chức dạy lồng ghép các kiến thức
CTVH cho HS thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn
36 60
4 Khả năng thiết kế được các bài tập nhằm giúp HS
nâng cao năng lực CTVH 27 45
Kết quả điều tra cho chúng ta thấy:
- Phần lớn khả năng CTVH của GV còn nhiều hạn chế, GV không trả lời được mục đích tác giả viết bài này, câu chuyện này để làm gì. Một số GV có hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng. Số GV phân tích cách đọc một bài thơ còn mắc lỗi sai cũng không phải là ít, mà đọc sai thì sẽ hiểu sai, dẫn đến sẽ cảm thụ không đúng. Chỉ có 25/60 GV chiếm 41,7% làm đúng yêu cầu.
- Tương tự như vậy, 46,7% GV có khả năng phát hiện những chi tiết đặc sắc về nội dung và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật có trong bài (văn bản).
- Khả năng tổ chức dạy lồng ghép CTVH trong các phân môn có 36/60 GV thực hiện được, chiếm 60% nhưng hiệu quả của việc làm để nâng cao năng lực CTVH cho HS thì GV chưa thật thoả mãn, còn nhiều băn khoăn.
- Khả năng của GV thiết kế được các bài tập giúp HS cảm thụ còn thấp, chỉ có 45% GV làm được. Nhiều GV không thiết kế được các bài tập.
Qua phỏng vấn, trò chuyện với GV, chúng tôi biết thêm được rằng: Đa số GV đều khẳng định: CTVH là một vấn đề khó, mà dạy HS CTVH thì lại càng khó hơn, bởi GV có cảm thụ được thì mới giúp HS cảm thụ được. Hơn nữa CTVH ở Tiểu học không có môn học riêng, tiết học riêng, mà phải dạy lồng ghép vào các môn học, cụ thể là các phân môn của môn Tiếng Việt. Để đánh giá hiệu quả của việc CTVH thì GV thấy cũng còn đang là vấn đề trừu tượng, chưa cụ thể. Thêm vào đó, khi GV học ở trường sư phạm thì cũng không có môn riêng và cũng chưa được quan tâm chú ý nhiều đến việc rèn kĩ năng CTVH.
Tất cả những ý kiến trên, theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là do một mặt chỉ số ít GV được trang bị kiến thức CTVH. Mặt khác, vì mặc cảm là vấn đề khó đồng thời quỹ thời gian không nhiều để tìm hiểu nghiên cứu, tài liệu tham khảo chưa có nên dẫn đến GV ít quan tâm, “ngại” dạy CTVH cho nên kết quả dạy CTVH chưa được như mong muốn là điều dễ hiểu.
Tại thời điểm hiện nay (Năm học 2016 - 2017) chương trình đổi mới SGK Tiểu học lớp 4, lớp 5 đã được dạy gần 10 năm. Thống kê ngữ liệu dạy học phần CTVH trên SGK TV lớp 4, lớp 5 tôi nhận thấy, hệ thống văn bản để dạy CTVH lớp 4, lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc, hầu hết là những VBVH. Đã có quan niệm cho rằng, dạy CTVH chính là dạy đọc hiểu, nghe hiểu. Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó; nhưng xét về một góc cạnh nào đó thì chúng tôi cũng thấy rằng dạy CTVH là dạy đọc hiểu, nghe hiểu văn bản cũng không phải là vấn đề hoàn toàn sai.
Trong thực tế, khi chúng ta đã cảm thụ được tác phẩm văn học có nghĩa là chúng ta đã được đọc, được nghe và đã hiểu văn bản đó. Nhưng có khi đọc hiểu, nghe hiểu văn bản thì chưa chắc đã cảm thụ được tác phẩm văn học đó.
Tìm hiểu thực trạng dạy học CTVH ở lớp 4, lớp 5 trong những năm gần đây, tôi thấy rằng việc dạy học CTVH chưa đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ môn học. Không giúp HS hiểu được bài Tập đọc, không cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài, cũng có nghĩa là không hồi đáp được văn bản, tức là việc CTVH thực sự chưa đạt yêu cầu.
Như chúng ta đã biết, VBVH là một thế giới nghệ thuật mang tính khái quát cao, đậm chất văn chương và ngôn ngữ thì mang tính đa nghĩa, tính biểu trưng, tượng trưng, gợi cảm… Muốn dạy CTVH tốt thì trước hết GV phải cảm thụ tốt được văn bản, từ đó mới có thể giúp HS cảm thụ tốt được.
Tóm lại, qua nghiên cứu, tôi nhận thấy kết quả dạy học CTVH trong những năm vừa qua chưa đạt được yêu cầu, nguyên nhân chính là do đội ngũ GV. Nhiều GV khi đứng trước một VBVH đã không hiểu đúng những điều được đọc từ cấp độ từ, câu, đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn văn bản; năng lực cảm nhận văn chương còn hạn chế, không nắm được đặc trưng của VBVH, không phát hiện được những giá trị về nội dung, nghệ thuật của văn bản thì chất lượng của việc rèn kĩ năng CTVH nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS chưa đạt yêu cầu là điều tất nhiên.
1.2.2.3. Thực trạng nhận thức và khả năng thực hành CTVH của HS lớp 4, lớp 5
Để khảo sát toàn diện hơn về vấn đề nhận thức và thực hành CTVH của HS lớp 4, lớp 5; cũng trong tháng 3 năm 2016; tôi đã tiến hành điều tra và phỏng vấn 100 HS lớp 4, lớp 5 (50 HS lớp 4 và 50 HS lớp 5) của các trường Tiểu học ở quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên (đã nêu trên). Khi điều tra về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy, trong quá trình CTVH thông qua phân môn Tập đọc các em gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các em không nắm được bản chất của hoạt động CTVH là làm cái gì, HS không nắm được các kĩ năng cần thiết để cảm thụ được một Tiểu học.
Tôi khảo sát và đánh giá năng lực CTVH của HS, thu được kết quả như sau:
Bảng 1.3: Khảo sát đánh giá năng lực CTVH của HS
(thông qua bài làm yêu cầu HS viết một đoạn văn cảm thụ về bài Tập đọc:
Lớp 4 – Đoàn thuyền đánh cá, lớp 5 – Mùa thảo quả)
- Qua chất lượng bài làm của HS, tôi thấy vốn văn học của HS tỉ lệ Trung bình chiếm đa số (60%) và Yếu (17%), số em đạt Tốt chỉ có 8% và Khá 15%.
- Sự rung cảm có tính thẩm mĩ Tốt có 7%, khi đó Yếu chiếm 31%, tỉ lệ Trung bình đạt 46% và Khá đạt 16%.
- Vốn ngôn ngữ, chữ viết của HS có cao hơn, tỉ lệ đạt Tốt là 14%, Khá là 18%, Trung bình là 45% nhưng vẫn có đến 23% Yếu.
- Về khả năng diễn đạt theo ý riêng, Tốt chỉ có 6%, Khá có 20% , Yếu có đến 30% và chỉ có 44% Trung bình.
Để khảo sát toàn diện hơn chất lượng về kĩ năng CTVH của HS lớp 4, lớp 5, tôi đã tiến hành một thực nghiệm mang tính thăm dò: cho HS lớp 4, lớp 5 làm bài kiểm tra cảm thụ (xem “Phiếu điều tra thực trạng CTVH của HS lớp 4, lớp 5” ở phần phụ lục - trang 103), đối tượng HS ở các trường Tiểu học (đã nêu trên).
Nội dung đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Vốn văn học của HS 8 8 15 15 60 60 17 17
Sự rung cảm có tính thẩm mĩ 7 7 16 16 46 46 31 31
Vốn ngôn ngữ 14 14 18 18 45 45 23 23
Khả năng diễn đạt theo ý riêng 6 6 20 20 44 44 30 30
Nội dung và kết quả thu được như sau:
Bảng 1.4: Kĩ năng CTVH của HS
Kết quả Nội dung kiểm tra
Lớp 4 (%)
Lớp5 (%) Nhận diện
ngôn ngữ trong văn
bản
BT 1: Đọc, nghe và phát hiện các từ ngữ mới (từ
khó hiểu) có trong văn bản. 42,6 52,0
BT 2: Xác định đề tài của văn bản
21,73 28,69
Tìm hiểu nội dung văn bản
BT3: Làm rõ nghĩa của các từ mới, từ khó hiểu 46,08 55,2 BT4 và BT6: Tìm từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, các
biện pháp nghệ thuật của tác giả. 26,95 32,0 BT5 và BT7: Xác định ý chính của đoạn, đại ý
của toàn bộ văn bản. 44,34 48,8
BT8: Xác định mục đích của tác giả viết bài văn,
bài thơ này nhằm diễn đạt điều gì? 6,08 12,0 Bước đầu
hồi đáp, chủ động trong diễn đạt kết quả cảm thụ
BT9: HS đọc diễn cảm đoạn (mà em thích) hoặc
cả bài. 34,78 48,0
BT 10: Bài học rút ra sau khi tìm hiểu nội dung.
Em thích chi tiết nào nhất trong bài văn, bài thơ?
Bài văn, bài thơ gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?
12,17 15,2
Từ kết quả điều tra trên, chúng tôi đi đến những nhận xét về chất lượng CTVH của HS lớp 4, lớp 5 như sau:
Thứ nhất: HS còn chậm trong quá trình nhận diện ngôn ngữ trong văn bản, kĩ năng đọc thành thạo để nắm được đề tài và những từ ngữ cần tìm nghĩa để từ đó hiểu nội dung của văn bản còn nhiều hạn chế. Đọc và hiểu còn
đang tách dời nhau. HS đọc nhưng HS không hiểu, đọc nhưng không tư duy cái được đọc, đọc mà không hiểu huống gì nói đến cảm thụ.
Thứ hai: Phần tìm hiểu nội dung văn bản, HS trả lời các câu hỏi SGK còn máy móc, phụ thuộc quá nhiều vào từng câu, từng chữ trong văn bản, trong suy nghĩ và trả lời, HS chưa chủ động và chưa có tính sáng tạo. Chẳng hạn, tìm từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong văn bản thì HS đọc cả đoạn trích trong văn bản. Hay việc xác định các biện pháp nghệ thuật của văn bản, HS cũng còn nhiều lúng túng, nhiều HS còn lẫn lộn chưa phân biệt rạch ròi các biện pháp tu từ tiếng Việt. Dạng bài tập: Em thích hình ảnh nào nhất, từ ngữ, câu thơ, nhân vật… nào nhất? thì HS có một số em trả lời được, nhưng khi hỏi để lí giải vì sao em thích thì HS không trả lời được hoặc diễn đạt ngắc ngứ. Phần đông HS chỉ dừng lại ở phần tìm hiểu văn bản mà chưa chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, chưa biết rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi khi được đọc, được nghe. Đặc biệt HS chưa biết suy nghĩ để phê phán hay khẳng định nội dung văn bản đưa ra, HS không biết quan tâm đến mong muốn mà người viết đặt vào chính đối tượng người đọc, người nghe.
Như vậy, quá trình nhận thức và thực hành CTVH của GV và HS trong nhà trường Tiểu học đang còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc dạy CTVH còn hình thức, chiếu lệ và chủ yếu là thực hiện bằng kinh nghiệm giảng dạy của GV chứ chưa có một qui trình nào đảm bảo tính khoa học để bồi dưỡng năng lực CTVH cho các em. Bản thân các em còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cảm thụ và diễn đạt kết quả cảm thụ, khiến cho HS không mấy hứng thú khi học CTVH. Đôi khi HS cảm thấy sợ khi làm các bài tập về CTVH, đặc biệt là bài tập dạng hồi đáp văn bản, HS không chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, “ngại” bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình. Nếu như GV có vốn kiến thức và kĩ năng nhất định về CTVH, biết tạo hứng thú học tập ở HS bằng cách đưa ra hệ thống các biện pháp phù hợp kích thích sự tò