Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu – cảm thụ nhằm nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 4, lớp 5

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học trong dạy học hiểu văn bản văn học lớp 4, lớp 5 (LV02120) (Trang 93 - 103)

Chương 2. BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CTVH TRONG

2.2. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS trong dạy đọc hiểu VBVH

2.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu – cảm thụ nhằm nâng cao năng lực CTVH cho HS lớp 4, lớp 5

Trong rất nhiều các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS lớp 4, lớp 5 trong dạy đọc hiểu VBVH đã trình bày ở trên thì biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập đọc hiểu – cảm thụ là biện pháp chủ chốt giúp HS tiếp cận thế giới nghệ thuật của văn bản.

Hệ thống bài tập tôi đề xuất gồm có 7 kiểu. Với mỗi kiểu, do phạm vi bài viết, tôi chỉ đưa ra một số bài tập minh hoạ. Việc sử dụng hệ thống bài tập này giúp GV có thể chủ động trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS thông qua phân môn Tập đọc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Khắc phục việc dạy CTVH phụ thuộc hoàn toàn vào cảm thụ của GV, khắc phục việc HS hiểu VBVH chưa đúng, chưa đủ, việc cảm thụ chưa triệt để như hiện nay.

Tôi nghĩ rằng, việc làm quen với các nhóm bài tập cùng với một số bài minh hoạ, mỗi GV sẽ tự thiết kế cho mình hệ thống bài tập đầy đủ hơn, áp dụng cho từng bài học cụ thể.

Kiểu 1: Nhóm bài tập giúp HS đọc – hiểu và cảm thụ nghĩa của từ trong câu

Chúng ta đã biết, một từ thường có nhiều nghĩa, trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, từ mang những nét nghĩa khác nhau. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật thường mang tính sáng tạo, giàu hình ảnh. Một từ có thể có một nghĩa quen thuộc với HS, nhưng trong một văn cảnh nào đó thì nó lại mang một nghĩa khác hẳn mà có thể HS chưa biết tới. Trong các trường hợp đó, những từ như thế chúng tôi coi là nghĩa bóng của từ.

Ví dụ: Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Từ “bàn tay” trong câu thơ, ngoài nghĩa HS hiểu là một bộ phận của cơ thể con người thì còn mang một nghĩa khác nữa đó là sức khoẻ, nghị lực và ý chí của con người. Hay từ “sỏi đá” ở đây cũng không thể hiểu thông thường theo nghĩa từ điển là “một thứ nguyên vật liệu sử dụng trong xây dựng”. Cũng có thể một từ, hoặc một hư từ nhưng nó có tác dụng nhấn mạnh, làm rõ nghĩa cho câu.

Ví dụ: “Sắp đến ngày khai trường, nhận được quà của bố Lan càng thêm náo nức.” Ở đây nếu không có từ càng”, cái náo nức của Lan chỉ

còn là nhận được thư bố. Từ càng cho thấy Lan đã rất náo nức vì ngày khai trường rồi, khi nhận được thư bố, cái náo nức lại được nhân lên gấp nhiều lần.

Các bài tập trong nhóm này giúp HS phát hiện được nghĩa bóng của từ, là nghĩa phát sinh hay các tiền giả định của từ. Tất nhiên là trong một bài đọc, không thể soi hết để tìm nghĩa bóng của tất cả các từ. ở đây, chúng tôi muốn nói đến các từ chứa nghĩa bóng quan trọng và chủ yếu trong câu, trong bài mà nếu không hiểu được nghĩa các từ đó thì sẽ ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung bài và việc cảm thụ bài đọc đó. Dữ kiện của bài tập là các từ mang nghĩa hàm ngôn, lệnh của bài tập là lựa chọn cách hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, xác định mục đích của việc sử dụng từ, cụm từ.

Bài tập minh hoạ: Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng (hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:

Bài tập 1: Tác giả sử dụng từ “lặn” trong câu thơ: “Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan” với nghĩa là”

a. Giống từ “lặn” trong câu con cò lặn lội bờ sông”.

b. Ý nói sự vất vả trong cuộc sống dồn lại làm mẹ ốm.

c. Giống cá lặn dưới nước.

( Mẹ ốm – TV4 – tập 1) Bài tập 2: Đọc câu: “Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê”. Từ “vậy mà” tác giả sử dụng trong câu nhằm mục đích gì?

a. Thu hút sự tập trung của mọi người.

b. Thu hút sự ngạc nhiên, khâm phục trước sự đối lập giữa hình dáng cây và hương vị quả sầu riêng của tác giả.

c. Không có mục đích gì.

Kiểu 2: Bài tập giúp HS xác định nghĩa của câu văn

Dữ kiện để xây dựng nhóm bài tập này là các câu thông thường hoặc là các câu hội thoại trong bài đọc mang nhiều nghĩa, lệnh của bài tập là xác định

đúng nghĩa của câu trong hoàn cảnh giao tiếp hoặc nghĩa của câu mà tác giả đưa ra như một kết luận mà không có luận cứ giúp HS hiểu kĩ, hiểu sâu nội dung bài đọc.

Bài tập minh hoạ: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng (hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:

Bài tập 1: Vì sao tác giả viết: “Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.”

a. Cảnh rừng xanh đẹp đẽ đến mức kì diệu.

b. Tác giả quá say mê với cảnh đẹp của rừng xanh.

c. Cả hai ý trên.

(Kì diệu rừng xanh – TV5 - tập 1 - tr75) Bài tập 2: Tại sao tác giả viết: “Bầy ong giữ hộ cho người/ Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.”

a. Bầy ong đã làm cho hoa không tàn.

b. Bầy ong đã giữ những bông hoa tàn để làm mật.

c. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ chắt lọc được những vị ngọt, hương thơm của hoa trong những giọt mật.

d. Thưởng thức mật ong, con người như thấy mùa hoa sống lại, không phai tàn.

(Hành trình của bầy ong – TV5 – tập 1 – tr 117) Kiểu 3: Nhóm bài tập giúp HS xác định ý chính của đoạn văn

VBVH dùng làm ngữ liệu dạy đọc hiểu giúp HS cảm thụ thường có dung lượng vừa phải và được chia làm các đoạn (đối với văn bản văn xuôi) và chia thành các khổ thơ (với văn bản thơ). Để tìm được ý chính của đoạn văn, khổ thơ, người đọc thường phải sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, phán đoán, lập luận… tức là phải dựa vào nghĩa của các từ ngữ, các câu trong đoạn để phân loại thành nhóm có chung chủ đề, rồi dựa vào các nhóm

câu để phân tích tìm ra ý chung của các nhóm câu đó. Dùng thao tác tổng hợp, tổng hợp ý của các nhóm câu thành một ý chung nhất cho cả đoạn, để từ đó rút ra ý chung dưới dạng một câu, mà cốt lõi của nó là một phán đoán. Nhưng cũng có khi ý chính của đoạn văn, khổ thơ lại được thể hiện một cách tường minh ngay trong đoạn dưới hình thức câu chốt đoạn.

Câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK của phân môn Tập đọc lớp 4, lớp 5 rất hạn chế kiểu câu hỏi: Tìm ý chính của mỗi đoạn văn, khổ thơ trong bài. Chủ yếu câu hỏi tìm hiểu bài dạng tổng hợp, yêu cầu cao đối với HS, trong khi đó không có phần gợi ý hướng dẫn. Vì vậy, các tiết học diễn ra nặng nề, gây khó khăn cho HS, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi có nhiều lựa chọn trong giờ tập đọc để giúp HS nhanh chóng tìm ra ý chính của đoạn văn là việc làm cần thiết giảm nhẹ áp lực công việc mà lại phát huy được tính chủ động của các em HS, đưa các em vào trong các hoạt động học tập cụ thể, hấp dẫn thu hút các em, tạo điều kiện thuận lợi để các em hứng thú cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong bài đọc.

Dữ kiện của các bài tập này là các đoạn văn trong bài tập đọc. Lệnh của bài tập là xác định đúng đoạn văn và ý chính đoạn văn trong bài đọc.

Bài tập minh hoạ: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý mà em cho là câu trả lời đúng (hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:

Bài tập 1: Đọc khổ thơ 6 và 7, em thấy tác giả nói về:

a. Sự lo lắng của bạn nhỏ khi mẹ bị ốm.

b. Tình thương yêu và lòng biết ơn sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ.

c. Cậu bé rất vui, khi mẹ đã khoẻ.

(Mẹ ốm – TV4 – tập 1 – tr 9) Bài tập 2: Các em đọc đoạn 2 (từ “Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia”……..

đến hết bài). Tác giả muốn nói:

a. Tấm lòng chân thành của cậu bé thương xót ông lão, tôn trọng ông, muốn giúp đỡ ông.

b. Cậu bé đã lừa ông lão.

c. Hoàn cảnh đáng thương của ông lão.

(Người ăn xin – TV4 – tập 1 – tr30) Kiểu 4: Nhóm bài tập giúp HS xác định đại ý của bài

Văn bản giao tiếp nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng, bao giờ cũng có đích tác động. Đích tác động của văn bản nghệ thuật thường được thể hiện bằng một nội dung hàm ẩn, có thể là cảm xúc, là tâm trạng của tác giả, có thể là một nghĩa liên cá nhân, mong muốn của tác giả đặt người đọc vào những thái độ , tình cảm, khát vọng của mình. Bên cạnh đó, mỗi văn bản nghệ thuật còn đem lại cho người đọc nhận thức, tình cảm, thái độ, khoái cảm thẩm mĩ, lòng ham thích cái đẹp, cái thiện…Tìm ra đại ý của bài là chúng ta đã xác định và làm rõ được đích tác động của người viết. Để xác định được đại ý của bài, HS phải được trang bị những hiểu biết về tác giả, mục đích viết văn bản của tác giả, hoàn cảnh xã hội mà tác giả sáng tác văn bản. Người đọc còn phải phát hiện xem sự kiện, nhân vật nào thể hiện lí tưởng của tác giả, trở thành công cụ để biểu đạt tư tưởng của tác giả. Yêu cầu tình cảm mà tác giả muốn thông qua tác phẩm gửi đến người đọc là gì.

Từ nghĩa của từ, câu, ý của đoạn văn trong văn bản, HS tổng hợp, chắt lọc (có thể phải suy luận) để tìm ra đại ý của bài hay việc phát biểu cảm nghĩ, nhận xét, rút ra bài học từ các tình tiết, sự kiện trong bài. Câu hỏi, bài tập trong SGK về vấn đề này thường là: “Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?” (Chuyện cổ tích về loài người – TV4 – tập 2 - tr10); “Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?” (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - TV4 – tập 2 - tr48) hay “Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.

(Kì diệu rừng xanh - TV5 - T tập 1 - tr75)… Các câu hỏi này có điểm chung

là: Để trả lời được, HS phải đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần bài đọc, phát huy hết khả năng sử dụng vốn từ của mình để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, theo chúng tôi, năng lực diễn đạt, khả năng sử dụng từ ngữ của HS chưa được tốt, có nhiều câu hỏi HS hiểu mà không biết cách diễn đạt, trả lời như thế nào. Vì thế, bên cạnh các câu hỏi mà SGK đưa ra, GV nên chuyển thành các kiểu câu hỏi nhiều lựa chọn (dạng trắc nghiệm), câu hỏi điền thế… giúp HS nắm bài nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Dữ kiện dùng xây dựng nhóm bài tập này là các bài tập đọc trong SGK.

Lệnh của nhóm bài tập này là lựa chọn đại ý đúngcủa bài, hay từ những ý của đoạn HS rút ra đại ý của bài.

Bài tập minh hoạ: Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng (hoặc đúng nhất)

Bài tập 1: Dựa vào ý của các khổ thơ trong bài và mối quan hệ về ý nghĩa của các khổ thơ ấy, em hãy chọn đại ý đúng:

a. Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, đối với trẻ em.

b. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ.

c. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em.

d. Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em, hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.

(Chuyện cổ tích về loài người – TV4 - tập 2) Bài tập 2: Từ ý của các khổ thơ, em hãy xác định đại ý của bài này là gì bằng cách viết tiếp vào ô trống:

Ý khổ thơ1; 2: Vẻ đẹp dịu dàng và nên thơ của dòng sông La.

Ý khổ thơ 3: Tài trí và sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.

Đại ý:………

(Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.)

(Bè xuôi sông La - TV4 - tập 2 - tr 26) Kiểu 5: Nhóm bài tập giúp HS xác định được đích tác động của văn bản Những câu hỏi, bài tập thể hiện cụ thể việc xác định đích tác động của bài đọc như:

Bài tập 1: Theo em, bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

a. Rất yêu quê hương.

b. Rất tự hào về quê hương.

c. Rất vui vì quê hương đổi mới.

(Quang cảnh làng mạc ngày mùa - TV5 - tập 1) Bài tập 2: Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ là gì?

a. Bạn nhỏ yêu thích tất cả các loại màu sắc.

b. Bạn nhỏ yêu thích tất cả sắc màu Việt Nam.

c. Bạn nhỏ yêu quê hương đất nước Việt Nam.

(Sắc màu em yêu – TV5 - tập 1) Kiểu 6: Nhóm bài tập giúp HS hiểu về các biện pháp tu từ, cách dùng từ đặt câu, phát hiện những chi tiết hình ảnh có giá trị trong bài tập đọc

Bài tập 1: Em hãy đọc kĩ các dòng thơ sau đây:

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.

Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.

Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.

a. Các dòng thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Ví von.

b. Hãy gạch chân các từ có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.

(Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà - TV5 - tập 1)

Bài tập 2: Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi:

Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành Đều qua những ngày xây dở.

(Về ngôi nhà đang xây - TV5 - tập 1) Kiểu 7: Nhóm bài tập giúp HS vận dụng vốn kiến thức về từ và câu để bộc lộ cảm nhận qua đoạn văn, đoạn thơ

Bài tập 1: Trong bài Đất nước (TV5 - tập 1), nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết:

Mùa thu nay HTT rồi,

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi, Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới.

Trong biếc nói cười thiết tha.

Hãy viết một đoạn văn ngắn cho biết các động từ và tính từ in nghiêng ở hai câu thơ cuối có tác dụng gợi tả sinh động như thế nào?

Bài tập 1: Trong bài Mùa thảo quả (TV5 – tập 2), nhà văn Ma Văn Kháng viết:

Thảo quả chín dần. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

Em có nhận xét gì về cảnh rừng thảo quả chín qua cách miêu ta sinh động của nhà văn?

Kết luận chương 2

Trong chương này, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu những nội dung sau:

1. Tìm hiểu về mục tiêu chương trình môn Tiếng Việt hiện hành, mà cụ thể là nội dung dạy đọc hiểu trong phân môn Tập đọc lớp 4, lớp 5. Khảo sát các văn bản, câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng cảm thụ, nâng cao năng lực CTVH cho HS trong dạy đọc – hiểu VBVH ở lớp 4, lớp 5.

2. Xác định mục đích, nội dung của việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS lớp 4, lớp 5 trong dạy đọc – hiểu VBVH ở phân môn Tập đọc. Chúng tôi đã xác định Tập đọc là một phân môn có vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS Tiểu học, vì phân môn Tập đọc cung cấp và giới thiệu cho HS số lượng văn bản nhiều nhất, gồm nhiều thể loại. Trong đó, VBVH chiếm vai trò chủ đạo. Đồng thời nhiệm vụ của phân môn Tập đọc cũng bao gồm những công việc có liên quan mật thiết đến nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS, đó là: đọc và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, đọc diễn cảm và học thuộc lòng.

3. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi sâu phân tích, làm rõ các vấn đề về đọc hiểu. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS lớp 4, lớp 5 thông qua dạy đọc – hiểu VBVH trong phân môn Tập đọc.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện chúng tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm giúp cho hoạt động CTVH của HS dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, gây hứng thú cho HS trong quá trình học tập. Hiệu quả của việc làm này sẽ được kiểm nghiệm ở chương 3.

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học trong dạy học hiểu văn bản văn học lớp 4, lớp 5 (LV02120) (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)