Chương 2. BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CTVH TRONG
2.2. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS trong dạy đọc hiểu VBVH
2.3.4. Biện pháp 4: Mở rộng vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống cho HS thông
Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc CTVH.
HS có vốn hiểu biết thực tế phong phú có thể có khẳ năng CTVH nhanh nhạy, tinh tế, sâu sắc hơn. Để trau dồi năng lực CTVH cho HS lớp 4, lớp 5 trong dạy đọc hiểu VBVH, trước hết các em cần nắm vững tri thức tiếng Việt, văn học ở Tiểu học như:
ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp cùng một số biện pháp nghệ thuật tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ…). Việc nắm vững những tri thức tiếng Việt, văn học sẽ giúp cho các em không chỉ nói – viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo. Từ đó giúp HS hiểu rõ hơn về các tác phẩm VH của tác giả và phát huy được năng lực CTVH của mình.
Đồng thời, vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống của các em cũng sẽ được mở rộng.
Điều này có tác động tích cực trở lại với việc rèn luyện năng lực CTVH cho các em.
Chính vì lẽ đó, việc bồi dưỡng tri thức tiếng Việt, văn học cho HS là rất cần thiết nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS trong dạy đọc hiểu VBVH.
Ngay từ những buổi học đầu tiên tiếp cận với VBVH trong chương trình Tập đọc lớp 4, lớp 5, GV phải giúp HS hiểu rõ được CTVH là một phần rất quan trọng, là cái đích và cũng là một yêu cầu của phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Để đánh giá kết quả của một bài dạy Tập đọc chúng ta thường xem xét ở nhiều khía cạnh, song điều dễ nhận thấy nhất đó là mức độ hiểu, nắm bắt của HS về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của bài Tập đọc, cao hơn nữa là khả năng trình bày sự hiểu biết đó bằng ngôn ngữ nói và viết của HS.
GV giúp HS hiểu được CTVH là một quá trình nhận thức cái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ, cảm thụ kiến thức văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu và cảm được tính hình tượng của văn học, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn học.
Năng lực CTVH là khả năng phát hiện được những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung. CTVH là cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn chương thể hiện trong văn bản được đọc đồng thời là sự thể hiện thái độ, sự chia sẻ của người đọc với những gì đã đọc. Ở đây, chúng ta không yêu cầu HS phải tìm ra khái niệm và học thuộc từng khái niệm, mà thông qua các thao tác, các việc làm cụ thể của GV và HS như khi chúng ta giới thiệu bài đưa HS vào nội dung bài học, đọc mẫu cho HS nghe, giúp HS hiểu và cảm thụ một số hình ảnh đặc sắc, một số biện pháp tu từ trong bài… Hay khi HS làm việc trong nhóm: nghe bạn đọc rồi lại đọc cho bạn nghe, cùng bạn trao đổi về nghĩa của một số từ mới trong bài hay cùng bạn tìm hiểu cách đọc, ý chính của đoạn, đại ý của bài… để HS làm quen với việc cảm thụ. Từ đó, sẽ hình thành cho HS những suy nghĩ, những thao tác về CTVH. Đồng thời tích hợp ôn luyện lại các kiến thức về tiếng Việt như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ trong tiếng Việt.
Chẳng hạn, khi dạy bài Tập đọc: “Sắc màu em yêu” (TV5 - tập1) Em yêu màu đỏ
Như máu trong tim Lá cờ Tổ quốc
Khăn quàng đội viên.
Em yêu màu xanh Đồng bằng rừng núi
Biển đầy cá tôm Bầu trời cao vợi.
- Trong bài có từ nào được lặp lại? Lặp lại như vậy nhằm mục đích gì?
(Từ “em yêu”, lặp lại như vậy nhằm nói lên tình cảm của em nhỏ đối với các sắc màu mang đậm những nét đẹp Việt Nam.)
- Mỗi màu sắc nhắc đến trong bài được so sánh với những gì? ( Màu đỏ so sánh với máu trong tim, lá cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên. Màu xanh được so sánh với đồng bằng, rừng núi, biển, bầu trời...)
- So sánh như vậy có tác dụng gì? (Gợi lên một thế giới màu sắc, phong phú, đa dạng, gần gũi, thân quen với chúng ta.)
Hay khi hướng dẫn HS đọc và cảm thụ đoạn:
Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
GV nêu vấn đề đề HS suy nghĩ:
- Tại sao tác giả lại chọn thời gian “ban trưa” mà không chọn thời gian khác?
- Mồ hôi của người nông dân được so sánh với gì? (Mưa ruộng cày- so sánh, ngoa dụ)
- Em hãy tìm các cặp từ đối nghĩa ở câu cuối? (Dẻo thơm - đắng cay, một hạt - muôn phần)
- Qua bài đọc trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? (Nỗi vất vả của người nông dân)
- Được hưởng những thành quả lao động, mỗi chúng ta có những suy nghĩ gì? (Biết ơn người nông dân và trân trọng thành quả lao động.)
Hoặc khi dạy tập đọc bài: “ Tiếng đàn Ba- la- lai- ca trên sông Đà”
(TV5 – tập 1). Trước hết là phải giúp HS đọc để hiểu được nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. Bài thơ chia làm 3 đoạn tương ứng với 3 ý, mỗi ý bắt đầu bằng một câu thơ ngắn mở ra một dòng cảm xúc:
“Trên sông Đà…”: Tác giả nghe tiếng đàn và hình dung về người chơi đàn.
“Lúc ấy…”: Âm thanh của tiếng đàn giữa đêm trăng sông Đà.
“Ngày mai…”: Tác giả tưởng tượng về một tương lai sáng bừng ánh điện.
Nội dung của bài: Bài thơ được viết trong cảm hứng dào dạt về một nhà máy thuỷ điện đang hình thành, viễn cảnh một tương lai tươi sáng đang đến rất gần. Đây là một nhà máy thuỷ điện do Liên Xô giúp ta xây dựng nên tiếng đàn Ba-la-lai-ca ngoài vẻ đẹp riêng còn là biểu hiện của tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Để HS hiểu cụ thể hơn về nội dung bài, GV cần giới thiệu rõ về hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ cũng như mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Liên Xô.
Người GV cần linh hoạt, khéo léo bồ dưỡng tri thức tiếng Việt cho HS thông qua từng hoạt động dạy học như giới thiệu bài, dẫn dắt HS vào nội dung bài học, đọc mẫu cho HS nghe, giúp HS hiểu và cảm thụ một số hình ảnh đặc sắc, một số biện pháp tu từ trong bài… Trong lúc HS làm việc nhóm, GV cần định hướng hoạt động cho HS, các con sẽ chủ động nghe bạn đọc rồi đọc lại cho bạn nghe, cùng bạn trao đổi về nghĩa của từ mới hay cùng bạn tìm hiểu cách đọc, ý chính của đoạn, đại ý của bài…., để từ đó HS sẽ làm quen với việc cảm thụ, dần dần sẽ hình thành những suy nghĩ, những thao tác về CTVH. Đồng thời qua đó, GV cũng có thể tích hợp ôn luyện lại các kiến thức về tiếng Việt như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ trong tiếng Việt.