Nội dung dạy đọc hiểu VBVH ở lớp 4, lớp 5 – ngữ liệu dùng để bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho HS

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học trong dạy học hiểu văn bản văn học lớp 4, lớp 5 (LV02120) (Trang 38 - 43)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Nội dung dạy đọc hiểu VBVH ở lớp 4, lớp 5 – ngữ liệu dùng để bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho HS

1.2.1.1. Hệ thống VBVH, câu hỏi, bài tập trong chương trình Tập đọc lớp 4 nhằm nâng cao năng lực CTVH cho HS

Chương trình SGK TV4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2005-2006. Phân môn Tập đọc lớp 4, tập 1 được dạy trong 18 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, tất cả có 32 bài. Phân môn Tập đọc lớp 4 tập 2 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc, tất cả kì là 30 bài.

Như vậy, SGK TV4 có tổng cộng 62 bài tập đọc, trong đó 41 bài thuộc thể loại văn xuôi, 1 bài tục ngữ và 20 bài thuộc thể loại thơ. Nghiên cứu kĩ chúng tôi thấy trong 62 bài tập đọc thì có đến 60 bài là Tiểu học. Đây là điều kiện thuận lợi giúp HS học tốt CTVH. Tìm hiểu về câu hỏi và bài tập sử dụng sau mỗi bài Tập đọc trong SGK TV4 và SBT TV4, chúng tôi có nhận xét như sau:

Thứ nhất, do SGK được soạn thảo theo 2 trục chủ điểm và kĩ năng nên một phần hệ thống câu hỏi giúp HS hiểu và cảm thụ bài Tập đọc một cách rõ ràng, giúp HS làm quen với phong cách văn chương và tạo cơ hội cho HS hồi đáp văn bản tốt hơn.

Như vậy, chúng ta thấy tính tích hợp giữa các phân môn trong môn TV là rất cao, các phân môn liên quan mật thiết với nhau, cùng sử dụng chung một số văn bản để hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS. Vì thế, các câu hỏi nhằm

giúp HS học tốt phân môn Tập đọc, rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm, CTVH thì cũng giúp HS học tốt các môn học khác và ngược lại.

Thứ hai, do tính tích hợp giữa các phân môn như đã nêu ở trên, nên trong quá trình HS tìm hiểu nội dung bài tập đọc thì loại câu hỏi, bài tập tìm dàn ý, ý của đoạn, đại ý của bài rất hạn chế và được thể hiện chủ yếu ở phân môn Tập làm văn. Thay vào đó là nhiều câu hỏi, bài tập yêu cầu sự hồi đáp của HS, yêu cầu HS bày tỏ ý kiến, thái độ, nêu cảm nghĩ về nội dung bài học, điều đó chứng tỏ các tác giả khi biên soạn đã chú ý quan tâm đến bước hồi đáp văn bản trong dạy đọc hiểu của HS, giúp HS từng bước có nhu cầu CTVH và biết cách CTVH.

Thứ ba, trong VBT TV4 không có các câu hỏi, bài tập dành cho phân môn Tập đọc mà chỉ có các câu hỏi, bài tập cho phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Vì vậy, việc giúp HS đọc – hiểu, đọc diễn cảm, cảm thụ thông qua hệ thống bài tập – những việc làm cụ thể như các phân môn học khác thì gặp không ít những khó khăn.

Thứ tư, trong cả 2 quyển SGK TV4 (tập 1 và tập 2) có tổng cộng 264 câu hỏi, bài tập tìm hiểu bài sau các bài Tập đọc. Có thể chia các câu hỏi, bài tập này thành các loại như sau:

Loại thứ nhất: Nhắc lại nội dung miêu tả, nội dung thông tin của văn bản. Loại câu hỏi này chiếm tỉ lệ cao (khoảng 75%) toàn bộ hệ thống câu hỏi, bài tập dành cho phân môn Tập đọc, loại câu hỏi thể hiện ý chính của đoạn nhằm khắc sâu nội dung bài học thì không nhiều. Dạng câu hỏi, bài tập chủ yếu trong loại này là tìm chi tiết trong bài để minh họa một nhận định, một nhận xét trong bài.

Ví dụ: “Sự quan tâm, chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?” Hay “Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?” (Mẹ ốm - TV4 –

tập 1 - tr 9; 10); “Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.” (Đôi giày ba ta màu xanh - TV4 – tập 1 - tr 81).

Loại thứ hai: Câu hỏi, bài tập làm rõ ý nghĩa nội dung trong bài. Loại câu hỏi này đã tìm được sự quan tâm của các tác giả SGK, có khoảng (6%) trong tổng số câu hỏi thuộc dạng này.

Ví dụ: “Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?” (Chị em tôi - TV4 – tập 1 - tr 59); “Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - TV4 – tập 1 - tr 55); “Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?” (Những hạt thóc giống - TV4 – tập 1 - tr 46;47).

Loại thứ ba: Nhận biết các chi tiết nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo độc đáo của tác giả.

Ví dụ: “Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? (Nếu chúng mình có phép lạ - TV4 – tập 1 - tr 76;77); “Cách nói: “dòng sông mặc áo” có gì hay? (Dòng sông mặc áo - TV4 – tập 2).

Loại thứ tư: Yêu cầu HS nêu mục đích tác động của tác giả gửi vào văn bản và yêu cầu nêu sự hồi đáp của các em về nội dung văn bản. Loại câu hỏi, bài tập này thể hiện tương đối nhiều, thể hiện sự quan tâm của tác giả SGK tới bước hồi đáp văn bản.

Ví dụ: “Qua các câu thơ mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? (a) Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. (b) Cánh diều khơi gợi những ước mơ tốt đẹp cho tuổi thơ. (c) Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ”. (Cánh diều tuổi thơ - TV4 - tập 1).

1.2.1.2. Hệ thống VBVH, câu hỏi, bài tập trong chương trình Tập đọc lớp 5 nhằm nâng cao năng lực cảm thụ cho HS

Chương trình SGK TV lớp 5 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2006 - 2007. SGK TV5 TẬP 1 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, Tất cả có 30 bài. SGK TV5 tập 2 được dạy trong 18 tuần, trừ 3 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc, tất cả có 30 bài.

Như vậy, cả chương trình lớp 5 có 60 bài tập đọc, trong đó có 41 bài thuộc thể loại văn xuôi, chiếm 68,3% và có 54 bài thuộc Tiểu học. Tìm hiểu các bài Tập đọc trong chương trình SGK TV5, chúng tôi thấy việc biên soạn các bài tập đọc cũng theo quan điểm giống như soạn thảo các văn bản Tập đọc lớp 4. Nghĩa là cũng soạn thảo phối hợp theo 2 trục chủ điểm và kĩ năng. Cũng có sự tích hợp cao giữa các phân môn trong môn TV. VBT TV cũng không có các bài tập dành riêng cho giờ Tập đọc.

Câu hỏi, bài tập sau các bài Tập đọc trong cả chương trình lớp 5 là 244 câu, cũng có thể chia làm 4 loại cơ bản như ở lớp 4, đó là:

Loại thứ nhất: Nhắc lại nội dung miêu tả, nội dung thông tin của văn bản, loại này chiếm gần 73% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi.

Ví dụ: “Hình ảnh trái đất có gì đẹp? (Bài ca về trái đất - TV5 - tập 1);

“Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà?” (Tiếng đàn Ba- la- lai- ca trên sông Đà - TV5 - tập 1).

Loại thứ hai: Làm rõ ý của đoạn, khổ thơ hay nội dung của bài, loại này chiếm gần 12% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi, bài tập.

Ví dụ: “Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì?” Bài ca về trái đất - TV5 - tập 1 - tr 41); “Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?” (Tác phẩm của Si-le và tên phát xít - TV5 - tập 1).

Loại thứ ba: Nhận biết các chi tiết nghệ thuật (dùng từ, sử dụng các biện pháp tu từ…) thể hiện sự sáng tạo độc đáo khác thường của tác giả. Loại này chiếm khoảng 4% trong toàn bộ hệ thống bài tập.

Ví dụ: “Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “Hạt vàng”? (Hạt gạo làng ta - TV5 - tập 1); “Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về

“tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?” (Cửa sông - TV5 - tập 2).

Loại thứ tư: Yêu cầu HS nêu mục đích tác động của tác giả gửi vào văn bản và yêu cầu hồi đáp văn bản. Loại này chiếm gần 8% trong toàn bộ hệ thống bài tập.

Ví dụ: “Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?” (Chú đi tuần - TV5 - tập 2); “Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?” (Những người bạn tốt - TV5 - tập 1 - tr 64).

Như vậy, qua việc thống kê và sắp xếp các bài tập dành cho phần Tập đọc trong SGK TV4 và TV5, chúng tôi nhận thấy như sau: Để bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ cho HS thì trước hết phải giúp HS đọc – hiểu VBVH, đọc diễn cảm VBVH và làm các bài tập về rèn kĩ năng CTVH.

Để việc đọc – hiểu có hiệu quả thì phải giúp HS đọc và nắm được nghĩa của các từ chìa khoá, ý của các câu đặc biệt, ý của từng đoạn, từng khổ thơ và đại ý của toàn bài. Nhưng nghiên cứu hệ thống câu hỏi, bài tập sau mỗi bài tập đọc giúp HS thực hiện các công việc đó thì chưa đáp ứng được. Cụ thể là chưa có hệ thống câu hỏi cho từng yêu cầu cụ thể, một số câu hỏi đưa ra còn mang tính chất chung chung, một số câu hỏi tự luận quá khó với HS, trong khi đó lại chưa đưa ra các phương án trả lời giúp HS lựa chọn theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Điều đó chứng tỏ SGK chưa thực sự coi trọng trong việc giúp HS khai thác bài để hiểu sâu, hiểu kĩ nội dung bài đọc. Mà chúng ta đã biết, việc thực hành các bài tập có vị trí rất quan trọng trong việc hiểu văn

bản của HS, đặc biệt là Tiểu học. Hơn nữa hầu như tất cả các bài tập đọc của lớp 4, lớp 5 đều là Tiểu học (tổng số có 122 bài mà có tới 116 bài là VBVH).

Theo quy trình của tiết dạy Tập đọc thì đều có bước yêu cầu HS đọc diễn cảm. Bước này được thực hiện sau khi đọc hiểu. Nhưng trong thực tế giảng dạy thì lại không có câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS: Cách đọc bài này như thế nào? Tại sao phải đọc như thế? Khi đọc cần nhấn mạnh từ ngữ nào?

Tốc độ đọc nhanh, chậm như thế nào? Thái độ khi đọc ra sao? Hệ thống câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng cảm thụ bài đọc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật một cách sâu sắc, ý nghĩa của bài đọc đi vào cuộc sống như thế nào?... thì chưa được quan tâm một cách đúng mực. Những nội dung trên không được thể hiện trong SGK TV4 và TV5, trong VBT TV cũng không có. Với những lí do như trên, chúng tôi thiết nghĩ rằng việc xây dựng một hệ thống bài tập giúp HS đọc - hiểu, đọc diễn cảm và CTVH cho HS lớp 4, lớp 5 thông qua dạy đọc hiểu VBVH là hết sức cần thiết, nhằm giúp GV và HS có những hoạt động cụ thể, chi tiết nâng cao chất lượng đọc – hiểu; góp phần bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS.

Một phần của tài liệu Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thu văn học trong dạy học hiểu văn bản văn học lớp 4, lớp 5 (LV02120) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)