Chương 2. BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CTVH TRONG
2.2. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS trong dạy đọc hiểu VBVH
2.3.2. Biện pháp 2: Hình thành, luyện tập và củng cố các thao tác trong
Các kĩ năng sơ giản trong CTVH bao gồm: đọc - hiểu, quan sát – lựa chọn, phân tích, tổng hợp, so sánh – liên tưởng, diễn đạt… Để có năng lực CTVH tốt, HS cần nắm vững, hiểu rõ và vận dụng thành thạo các kĩ năng này với từng tác phẩm văn học; để mỗi kĩ năng này trở thành từng thao tác quen thuộc khi tiếp cận tác phẩm.
Kĩ năng đọc – hiểu là kĩ năng đọc và lĩnh hội các thông tin từ các lớp ý nghĩa của ngôn từ trong văn bản. HS cần được rèn luyện để có khả năng đọc – hiểu một cách chính xác và nhanh chóng. Đọc VBVH, HS không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn phải cảm thụ được một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Dạy đọc hiểu VBVH gồm việc làm cho HS nắm được nội dung văn bản, mục tiêu của văn bản, đồng thời dạy cho HS cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng văn chương làm nên nội dung văn bản. Như vậy, với một nghĩa nào đó, dạy đọc hiểu VBVH là dạy tiếp nhận văn học, hay còn gọi là dạy CTVH.
* Đọc – hiểu ngôn từ của văn bản: ở đây, chúng ta không chỉ tìm hiểu nghĩa của từng từ riêng lẻ mà phải hiểu được cách diễn đạt, nắm bắt mạch văn
xuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối, từ ý này sang ý khác để hiểu được những nét đặc sắc, khác thường, thú vị trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả.
* Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật: Theo lí thuyết tiếp nhận văn học, đọc là hoạt động sáng tạo nhưng không phải là một hoạt động hoàn toàn tự do. HS trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm với các mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hoá kết tinh trong đó. Chẳng hạn HS phải hiểu được nghĩa của ngôn từ, điển tích, mô típ của các biểu tượng thẩm mĩ…
* Đọc – hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả: Nhà văn sáng tác bao giờ cũng nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm trong tác phẩm. Tư tưởng tình cảm là linh hồn của các tác phẩm. Vì vậy, đọc – hiểu là phải phát hiện được linh hồn đó. Tuy nhiên, tình cảm thường không được tác giả bộc lộ một cách trực tiếp mà được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời. Việc đọc – hiểu tư tưởng tình cảm tác giả đòi hỏi HS phải có năng lực tổng hợp, phán đoán, khái quát để từ các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện, chi tiết… trong bài và thái độ, cách miêu tả của tác giả rút ra những kết luận khái quát về đề tài, chủ đề, cảm hứng quan niệm thẩm mĩ mà tác giả muốn truyền đạt.
Kĩ năng quan sát- lựa chọn: Tích cực bồi dưỡng cho HS những hiểu biết về thực tế cuộc sống. Hướng dẫn HS để ý, quan sát những sự việc, hiện tượng diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. HS quan sát để nhận xét và ghi nhớ, từ đó làm giàu thêm vốn từ, vốn hiểu biết cho các em. HS phải biết quan sát để tìm ra các chi tiết, lựa chọn chi tiết tiêu biểu trước khi tái hiện chúng một cách có ý nghĩa nghệ thuật. Vốn sống là một khái niệm rất rộng, bao gồm toàn bộ tri thức, kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi cá nhân. Đó là tất cả những hiểu biết và cách ứng xử của mỗi người trong những mối quan hệ với thiên nhiên và xã hội.
Bồi dưỡng vốn sống là một trong những nội dung của bồi dưỡng năng lực CTVH, vì vốn sống và năng lực CTVH có quan hệ qua lại và gắn bó hữu cơ với nhau.
Yêu cầu của việc bồi dưỡng vốn sống đối với HS Tiểu học là giúp các em tích luỹ được nhiều tri thức, kinh nghiệm về cuộc sống.
Bằng cách cung cấp nhiều câu chuyện, nhiều bài thơ, bài văn, trong đó chứa đựng những tri thức phong phú và đa diện về cuộc sống; bằng cách hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích các em khám phá nội dung, nghệ thuật, ghi nhớ những tri thức cần thiết và liên hệ với thực tế cuộc sống. HS sẽ tự tích luỹ được ngày càng đầy đủ những kiến thức về tự nhiên và xã hội, có ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường, có nền nếp, có đạo đức trong sinh hoạt hàng ngày, hình thành những thói quen lành mạnh trong ứng xử cuộc sống… Đó chính là những công việc của bồi dưỡng vốn sống và là những bước đi đầu tiên trong tích luỹ tri thức và kinh nghiệm cuộc sống cho HS.
VBVH như đã thống kê ở trên, chiếm phần lớn nội dung của phân môn Tập đọc. Mà Tập đọc, với nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực CTVH, có trách nhiệm lớn nhất trong việc phát triển vốn sống, nhất là vốn kinh nghiệm sống cho HS. Vì hơn bất cứ môn học nào khác, phân môn Tập đọc có khả năng đem đến cho các em nhiều tình huống đạo đức - nhân văn. Mà ở đó, con người trong quá khứ, con người ở nhiều nơi trên thế giới đã từng ứng xử một cách giàu trí tuệ và giàu lòng nhân ái… Đó là những tri thức và kinh nghiệm có tác dụng làm giàu thêm vốn sống cũng như phát triển tốt tình cảm, tâm hồn cho các em.
Hướng dẫn HS ghi chép những gì thu nhận được, tích luỹ lại những điều bổ ích làm giàu thêm cho vốn sống. Rèn cho HS có thói quen ghi “Sổ tay văn học”
hay “Nhật kí văn học”, “Nhật kí đọc” ghi lại những từ ngữ hay, những hình ảnh
đẹp, câu thơ, đoạn văn em thích hoặc những điều em cảm nhận được để trau dồi năng lực CTVH cho bản thân.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (TV lớp 5 - tập 1) các em học tập và “bắt chước” sự quan sát tinh tế, cách dùng từ rất chính xác và độc đáo của tác giả: Lúa chín dưới đồng màu vàng xuộm, nắng nhạt chiều đông màu vàng hoe, vàng lịm được dùng miêu tả chùm quả xoan chín, lá mít vàng ối, lá đu đủ, lá sắn vàng choé, mía có màu vàng xọng, rơm và thóc vàng giòn, con gà, con chó vàng mượt, mái nhà phủ rơm màu vàng mới.
Hay khi tập đọc bài “Sắc màu em yêu” (TV5 – tập1) của nhà thơ Phạm Đình Ân viết về tình yêu đối với những sắc màu nhưng Khá quát lại, đó chính là tình yêu đối với đất nước, quê hương, là tình cảm đối với ông bà, cha mẹ…Qua bài tập đọc, chúng ta thấy màu nào cũng đáng yêu, đáng quý. Chỉ riêng màu đỏ đã gợi đến ba hình ảnh thân thuộc, thiêng liêng: màu máu trong tim, màu cờ Tổ quốc và màu khăn quàng. Màu xanh bình dị gắn với núi sông rừng biển cùng bầu trời bao la. Màu vàng gợi nên sự trù phú, no ấm với Lúa đồng chín rộ. Hoa cúc mùa thu. Nắng trời rực rỡ. Ba sắc màu nổi bật tượng trưng cho Tổ quốc, quê hương. Với mọi người, màu nâu không có nhiều sức gợi cảm. Nhưng dường như đang trong mạch xúc cảm mãnh liệt, nhà thơ không khó khăn gì để phát hiện ra sự gắn bó vô cùng thân thuộc, đó là hình ảnh áo mẹ sờn bạc trong tảo tần lam lũ, bên cạnh đó còn là Đất đai cần cù và Gỗ rừng bát ngát, những biểu tượng thực sự cho cuộc sống lao động của con người Việt Nam. Cũng như vậy, màu trắng, màu đen, màu tím cũng trở nên vô cùng gần gũi, thân thiết. Chúng không chỉ là những màu sắc khô khan, thuần tuý mà đã trở thành những biểu tượng cho cuộc sống muôn màu, nhất là từ cái nhìn của mỗi HS chúng ta. Chúng ta sống trong một thế giới ngập tràn sắc màu, mỗi sự vật hay hình ảnh thân thuộc đều có những hình dáng, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu… Khác nhau. Một tâm hồn trong sáng, tha thiết
với cuộc sống có thể nào dửng dưng, vô cảm trước một trang giấy học trò, mái tóc bà bạc trắng, đôi mắt em thơ đen láy hay những bông hoa sim tím ngát sườn đồi… Trong bảy khổ thơ trên, khổ thơ nào cũng được bắt đầu bằng hai chữ “Em yêu”: Em yêu màu đỏ, Em yêu màu xanh… Em yêu màu tím.
Mỗi màu sắc đi liền với ba biểu tượng, hình ảnh vừa thiêng liêng vừa gần gũi, quen thuộc. Nếu đọc liền một mạch, ta có thể hình dung ra được một HS đang tung tăng cắp sách tới trường, vừa say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp của đất nước quê hương vừa tha thiết bày tỏ tình cảm yêu thương, gắn bó của mình.
Khổ thơ cuối là sự khẳng định, khái quát, phát triển tứ thơ lên một tầm cao mới:
Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan Em yêu tất cả
Sắc màu Việt Nam.
Cái khác thường - yêu tất cả sắc màu, đã thành hợp lí và giàu sức thuyết phục bởi một điều vô cùng đơn giản: dù là màu đỏ, màu xanh, màu vàng hay màu nâu, màu đen thì cũng đều đáng yêu, đáng quý bởi chúng đã trở thành biểu tượng cho một đất nước Việt Nam tươi đẹp, rực rỡ sắc màu, chúng gắn liền với những hình ảnh rất thân thuộc trong đời sống của chúng ta..
Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, liên tưởng… là những kĩ năng thuộc tư duy lôgíc và tư duy hình tượng. Đặc biệt, các kĩ năng, thao tác này được sử dụng để phát hiện ra đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra sự khác nhau giữa hình tượng này với hình tượng khác, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm và tài năng của nhà văn. Chẳng hạn, khi học tập đọc bài “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, nghe cô giáo đọc, nghe bạn đọc và bản thân mỗi chúng ta đọc, chúng ta đều cảm nhận
được một điều: Là người dân Việt Nam ai cũng biết đến hạt gạo nhưng không phải ai cũng hiểu hết gái trị của nó. Hạt gạo nhỏ bé kết tinh bao mồ hôi công sức của người nông dân hai sương một nắng. Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, hạt gạo góp công lớn giúp bộ đội ta đánh thắng giặc Mĩ.
Qua bài thơ “Hạt gạo làng ta”, tác giả không chỉ thể hiện được những giá trị vật chất và tinh thần cao quý của hạt gạo mà còn bộc lộ tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn những người nông dân. Bên cạnh đó, nhà thơ còn thể hiện niềm tự hào được góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. “Hạt gạo làng ta” trong thời kì chống Mĩ kì diệu là thế. “Hạt gạo làng ta” thời đất nước đổi mới hôm nay cũng kì diệu biết bao. Nó đã chắp cánh bay đi nhiều châu lục để đưa nước ta lên hàng thứ hai, thứ ba trong các nước xuất khẩu lúa gạo. Yêu quý bao nhiêu hạt gạo làng ta, hạt gạo Việt Nam ta. Câu thơ cuối, “Hạt vàng làng ta” là hình ảnh nổi bật trong bài. Có thể hiểu được những giá trị vô cùng cao quý của hạt gạo, nhà thơ mới cảm nhận được mỗi hạt gạo như một “hạt vàng”- một cách kết thúc thật đẹp và thật ý nghĩa.
Kĩ năng diễn đạt được sử dụng trong tất cả các hoạt động của CTVH, đó là khâu cuối cùng, diễn đạt kết quả cảm thụ bằng lời văn của mình. Khi nói hoặc khi viết, lời văn phải đủ ý, rõ ràng, dùng từ phải chính xác và phải được trau chuốt. Người GV cần tạo cơ hội để HS có thể trải nghiệm kĩ năng diễn đạt của mình cũng như các bạn. Đó là những buổi thuyết trình, tọa đàm do học sinh làm chủ để các em chia sẻ với nhau những cảm nhận của bản thân.
Qua đó, kĩ năng diễn đạt của HS sẽ được phát triển mà không chỉ thông qua những bài viết theo nội dung học trên lớp.
Khi viết những điều em cảm thụ được khi đọc xong bài thơ: “Nghe thầy đọc thơ” (TV5 – tập 2) có HS đã viết:
Giọng thơ của thầy giáo hẳn phải diễn cảm lắm! Giọng đọc ấy lúc trầm lúc bổng, lúc thiết tha, nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ như một bản nhạc vậy: “đỏ nắng”, “xanh cây”, “ vọng”, “êm êm”, “rào rào”. Giọng đọc ấy đã khơi lên trong cậu học trò nhỏ những hình ảnh thân thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của cuộc sống.
Nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm lung linh (đỏ nắng). Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn.
Nghe thầy đọc thơ, tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy trước mắt. Trền con sông quê, những con thuyền khua mái chèo khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về người bà thân yêu ùa về. Ôi nhớ xiết bao giọng nói êm êm của bà!
Sang đến câu thơ sau, không gian thời gian chuyển một cách bất ngờ, tự nhiên mà thú vị.
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chhuyển cơn mưa giữa trời.
Nghe thầy đọc thơ mà cả một không gian trữ tình hiện ra trước mắt. Biện pháp nhân hóa khiến trăng hiện lên thật sống động. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Trăng đang “thở”? Trăng khiến cả tàu dừa rung rung. Cái chuyển động khẽ khàng ấy được thu gọn trong một từ rất đắt: “động”. Từ “động” giúp ta cảm nhận được sự sống đang chhyển mmình trong vạn vật hữu linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế của cậu học trò nhỏ.
Câu thơ cuối bất ngờ, đột ngột, nhịp điệu nhanh mạnh như thể tính cách của mưa rào vậy. Câu thơ cũng là cao trào của cảm xúc.
Tiếng thơ của thầy đã khơi lên trong lòng cậu học trò những rung cảm tinh tế, giúp em biết yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu hơn những con người quê hương. Và với giọng đọc truyền cảm ấy, thầy giáo đã truyền tới HS của mình tình yêu với quê hương, đất nước, đã nhen lên trong lòng những người HS đó từng mầm xanh thơ văn.
Qua bài thơ, ta thấy thần đồng thơ Trần Đăng Khoa là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và cũng hết sức trong sáng, có khả năng ngôn ngữ phong phú, linh hoạt.
Tóm lại, khi dạy đọc - hiểu VBVH trong các tiết Tập đọc thì hình thành, luyện tập và củng cố vững chắc các thao tác trong CTVH cho HS là biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả của CTVH. Để thực hiện được điều này, GV cần cung cấp nhiều câu chuyện, nhiều bài thơ, bài văn, trong đó chứa đựng những tri thức phong phú và đa diện về cuộc sống. GV hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích các em khám phá nội dung, nghệ thuật, ghi nhớ những tri thức cần thiết và liên hệ với thực tế cuộc sống. HS sẽ tự tích lũy kiến thức được ngày càng đầy đủ. GV cần hướng dẫn HS ghi chép ngắn gọn những điều bổ ích thu nhận được làm giàu thêm cho vốn sống. Những điều cảm nhận, tích lũy được, các em cũng có thể viết dưới dạng đoạn văn theo định hướng của GV. Từ đó, HS hình thành được những kĩ năng cơ bản trong CTVH.