Chương 2. BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CTVH TRONG
2.2. Bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS trong dạy đọc hiểu VBVH
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc hiểu
Kĩ năng đọc hiểu được rèn luyện sẽ giúp HS có thể chủ động tìm hiểu sâu sắc nội dung VBVH nhằm nâng cao năng lực cảm thụ cho các em.
2.3.1.1. Bản chất của quá trình dạy đọc hiểu
Như chúng ta đã biết rằng, văn bản có tính chỉnh thể, tính hướng đích và tính khả phân (khả năng phân tích thành các Yếu tố nhỏ hơn của văn bản).
Việc sản sinh văn bản và tiếp nhận văn bản là hai quá trình của một hoạt động tương tác - hoạt động giao tiếp. Trong quá trình sản sinh văn bản, trước tiên người viết phải có mục đích, động cơ giao tiếp. Họ lập chương trình giao tiếp và triển khai ý định này một cách cặn kẽ, cho đến khi văn bản đó đạt được những mục đích đặt ra trong một hoàn cảnh cụ thể với những nhân tố giao tiếp cụ thể. Ngược lại, trong quá trình tiếp nhận, người đọc phải hướng lĩnh hội nội dung và đích của văn bản. Để đạt được mục tiêu này, người đọc phải
phân tích văn bản trên những gì đã được người viết triển khai, đó có thể là nghĩa của từ (nghĩa từ điển và nghĩa văn cảnh, nghĩa biểu vật và nghĩa hình thái), nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu, nghĩa của đoạn, nghĩa của bài, rồi mới đi đến mục đích thông báo của văn bản. Như vậy, có thể nói bản chất của việc đọc hiểu chính là đọc và phân tích những cái được đọc.
Khác với giao tiếp thông thường bằng hội thoại mà ở đó có đủ sự hiện diện của cả người nói và người nghe, khi giao tiếp người nghe tiếp nhận đầy đủ các tín hiệu ngôn ngữ âm thanh và các yếu tố kèm ngôn (ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, thái độ…) từ người nói, tức là người nghe hầu như nhận được chính xác nội dung ngôn bản. Trong đọc hiểu, do sự vắng mặt của một nhân tố giao tiếp (khi viết thì vắng mặt người đọc, khi đọc thì vắng mặt người viết) nên hiện tượng giữa văn bản người viết phát đi và văn bản người đọc tiếp nhận không trùng nhau, giữa chúng có độ lệch. Thực tế dạy học cho thấy, độ lệch thường xảy ra khi đọc các văn bản nghệ thuật do tính biểu trưng hình ảnh cao, do khi sử dụng nghĩa liên cá nhân và các từ đa nghĩa, các biện pháp tu từ, bút pháp khác nhau…
Quá trình phân tích văn bản trong dạy đọc hiểu có thể diễn ra theo hai cách trái ngược nhau. Việc lựa chọn cách phân tích nào là tuỳ thộc vào vốn sống, trình độ văn hoá và kĩ năng đọc của HS, có thể đi từ nghĩa chung (nội dung tổng thể) của văn bản đến nghĩa của từng bộ phận trong văn bản rồi từ đó khái quát lên chủ đề, tư tưởng của văn bản, hoặc phân tích đi từ nghĩa của bộ phận nhỏ (từ, câu ,đoạn) đến nghĩa chung của văn bản (đại ý, chủ đề, đích của văn bản…). Mặc dù vậy, dù cho cách phân tích nào thì để hiểu văn bản, HS vẫn phải biết nghĩa của các bộ phận nhỏ trong văn bản và lấy đó làm căn cứ để xác định chủ đề, đích của văn bản.
Khả năng đọc và vốn sống của HS Tiểu học còn hạn chế, cho nên việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS thường theo cách phân tích văn bản đi từ hiểu
nghĩa bộ phận nhỏ đến hiểu nghĩa nội dung và đích của văn bản. Tuy nhiên, cuối chương trình lớp 4 và lớp 5 có những bài tập đọc phù hợp với việc dạy phối hợp cả hai cách phân tích trên nhằm làm cho HS bắt đầu làm quen với kĩ năng quan sát toàn bài để đọc lướt, đọc quét, đọc đoán nghĩa.
Xét về bản chất, rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS ở lớp 4, lớp 5 gồm các kĩ năng: kĩ năng nhận diện ngôn ngữ, kĩ năng làm rõ nghĩa và kĩ năng hồi đáp văn bản. Có thể phân giải kĩ năng lớn thành các kĩ năng bộ phận như sau:
Kĩ năng nhận diện ngôn ngữ gồm:
- Kĩ năng nhận diện từ mới và phát hiện các từ quan trọng (từ khoá) trong văn bản.
- Kĩ năng nhận ra các câu khó hiểu, các câu quan trọng.
- Kĩ năng nhận ra các đoạn, ý của văn bản: kĩ năng nhận biết cấu trúc của văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các bộ phận trong bài, những chỗ được đánh dấu, nhận biết những phương tiện liên kết văn bản (phép thế, phép nối, phép liên tưởng…) thành một thể thống nhất, nhận diện được các kiểu cấu trúc của đoạn (diễn dịch, quy nạp, song song…)
- Kĩ năng nhận ra đề tài văn bản.
+ Kĩ năng quan sát tên bài, chú ý dựa vào tên bài, hình vẽ minh hoạ, sơ đồ (nếu có) để phỏng đoán về nội dung văn bản.
+ Kĩ năng phán đoán nội dung bài đọc dựa vào kiến thức vốn có về chủ điểm.
Kĩ năng làm rõ nghĩa gồm:
- Kĩ năng làm rõ nghĩa từ: bằng ngữ cảnh, bằng trực quan, bằng tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa…
- Kĩ năng làm rõ nội dung thông báo của câu.
- Kĩ năng làm rõ ý của đoạn.
- Kĩ năng làm rõ ý chính của văn bản.
+ Kĩ năng đọc lướt tìm ý chung của bài, của đoạn để có thể xử lí bài đọc như một chỉnh thể trọn vẹn trước khi đi vào chi tiết.
+ Kĩ năng khái quát hoá, tóm tắt nội dung đã đọc.
- Kĩ năng làm rõ mục đích của người viết gửi vào văn bản, kĩ năng nhận biết những ẩn ý của tác giả.
Kĩ năng hồi đáp văn bản gồm:
- Kĩ năng đánh giá tính đúng đắn của văn bản.
- Kĩ năng đánh giá tính đầy đủ của văn bản.
- Kĩ năng đánh giá nguyên nhân, hiệu quả của văn bản.
- Kĩ năng đánh giá tính cập nhật của nội dung văn bản.
- Kĩ năng đánh giá tính hấp dẫn, thuyết phục của nội dung văn bản.
- Kĩ năng liên hệ của cá nhân sau khi tiếp nhận văn bản.
2.3.1.2. Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho HS
* Việc dạy đọc - hiểu, phải hướng dẫn sự trải nghiệm và tạo hứng thú, niềm vui cho HS
Những tiền đề cần chú ý để thực hiện tốt điều này là phải kiên quyết loại trừ sự đơn giản về phương pháp của chủ nghĩa giáo điều về đọc. Cần có những suy nghĩ mới, cách làm mới để nâng cao chất lượng đọc hiểu cho HS.
Với HS Tiểu học, không nên dùng cách thức dạy đọc tổng hợp hay phân tích lí thuyết sáo mòn. Bên cạnh hệ thống chương trình, kế hoạch dạy đọc cần sử dụng nhiều khả năng khác nhau, đưa HS vào những hoạt động học đọc cụ thể.
Khi tổ chức các hoạt động đọc hiểu văn bản, GV có thể sử dụng nhiểu hình thức cũng như kĩ thuật học tập tích cực để HS không bị nhàm chán, tạo không khí mới trong lớp học, kích thích sự sáng tạo, tư duy phân tích – tổng hợp cho HS một cách chủ động, không áp đặt, gượng ép. Từ đó, HS được phát triển tối đa những kĩ năng đọc hiểu nêu trên. Một số hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực người GV có thể vận dụng linh hoạt như: sơ đồ tư duy,
chuyên gia, mảnh ghép….. Trong khi HS thực hiện các hoạt động này, GV kết hợp bật nhạc không lời ở mức độ nhỏ để não phải của HS được kích thích hoạt động đồng thời sẽ tạo cảm hứng, bồi dưỡng cảm xúc cho HS. Người GV cần lựa chọn những bản nhạc có ý nghĩa, tiết tấu phù hợp với nội dung, giọng đọc của bài.
Sự trải nghiệm cá nhân đầu tiên với niềm vui được đọc là cơ sở chắc chắn cho những tiến bộ trong kĩ thuật đọc. Niềm phấn khởi đầu tiên của việc đọc cần được chuyển hoá nhanh chóng thành năng lực duy trì sự hứng thú với nội dung của văn bản được đọc. Khi đọc, niềm vui chờ đợi một cái gì đó mới lạ được nhân lên nhiều lần và được phát huy, đặc biệt khi HS nghe đọc và tự đọc.
Những cảm nhận mới lạ từ các em sẽ trở nên thú vị hơn khi chính các em được chia sẻ ngay với bạn bè mình. Người GV nên tạo cơ hội và tích cực vận dụng phương pháp dạy học nhóm để đạt được mục đích này.
VBVH đưa vào dạy học trong phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5 được xây dựng theo từng đơn vị học với các chủ điểm, nội dung văn bản được nối tiếp, xâu chuỗi với nhau và phải làm thoả mãn điều mong đợi của HS. Nội dung văn bản còn tạo ra hứng thú và có thể nâng cao dần độ khó theo thời gian.
* Việc dạy đọc – hiểu cho HS phải chú trọng bản chất của hoạt động đọc và quá trình đọc
Đọc là hình thức của quá trình giải mã ngôn ngữ thành nội dung ý nghĩa. Đọc trôi chảy không chỉ là mức độ đọc trong một giai đoạn mà còn là sự nhận thức lại bất kì từ ngữ và nhóm từ phong phú nào đó đã được tích luỹ trước kia ở HS. Hiệu quả đọc của HS là vốn liếng dự trữ trước đó thông qua luyện tập và tiếp xúc hàng ngày với từ và nhóm từ. Kết quả luyện tập này không thể phát triển theo chiều hướng tiến bộ nếu chúng ta chỉ việc nhắc lại từ và nhóm từ một cách máy móc đơn điệu trong các văn bản dạy đọc. Giả sử
nếu chúng ta làm như vậy thì sẽ dẫn tới sự nguy hại trong việc dạy đọc hiểu.
Nó sẽ gây nên sự chán ngán và những phản ứng ngần ngại của HS. Phải từ những bài đọc có sức lôi cuốn, hấp dẫn, nhẹ nhàng và phong phú mà khéo léo cho HS nhớ lại và vận dụng từ và nhóm từ trong những văn cảnh khác nhau của văn bản.
* HS đọc có trình độ là biết nắm vững hình thức đọc đối với tài liệu và mục đích đọc đối với bản thân.
Về cơ bản chúng ta cần phân biệt giữa đọc trải nghiệm (tức là đọc đối thoại với văn bản) với đọc thông báo (tức là đọc hướng vào sự vật khách quan). Đọc trải nghiệm nói chung là việc đọc phù hợp với hứng thú vốn có của HS Tiểu học. Trong hình thức đọc trải nghiệm, HS muốn được cùng sống với những gì xuất hiện trong những hành động, ngôn ngữ và thái độ nhân vật văn học để cảm thấy được nếm trải và gây nên những bất ngờ thú vị. Thái độ tò mò và hiếu kì của HS sẽ làm cho các em phải băn khoăn tự nghĩ: Cái gì sẽ được tiếp tục diễn ra và cái đó sẽ phải kết thúc ra sao? Điều tò mò thuần tuý có tính chất tâm lí này có tác dụng kích thích khả năng chuyển biến thành kĩ thuật đọc với sự điều chỉnh phù hợp tốc độ đọc của HS tốt hơn.
Thái độ phê phán có tính chất xây dựng, sự bồi dưỡng khả năng đọc nhanh đòi hỏi HS đọc ra nội dung bề mặt đơn nghĩa tất nhiên trong điều kiện hợp lí của nó. Những bài tập về tốc độ đọc cần được dẫn dắt thường xuyên từ những bài tập trắc nghiệm để kiểm chứng việc nắm bắt nội dung ý nghĩa của văn bản cần đọc. Chúng ta cần đưa ra hệ thống bài tập nắm vững tư tưởng cốt lõi từ những nội dung ý tứ quan trọng hoặc từ những sự kiện tham dự trong văn bản và biết dừng lại ở mức độ nào.
Đọc thông báo nói chung là đọc hướng vào sự vật khách quan để làm rõ sự thật và chân lí của nó. Đây là hình thức đọc hoàn thiện, có nghĩa là phải hiểu chính xác văn bản đọc và có thể khắc sâu tối đa nội dung trong văn bản
đọc. Động cơ đọc ở đây không phải cho sự trải nghiệm những sự bất ngờ và nhu cầu hấp dẫn mà là sự đào luyện tri thức tổng thể. Bên cạnh đó còn là bồi dưỡng lòng tin và thái độ học tập kiên trì, có ý thức suy nghĩ về những vấn đề có nội dung thực sự được thể hiện trong văn bản. Đọc hướng vào sự thật khách quan hay còn gọi là đọc tìm hiểu chân lí có thể đạt được mục đích, cùng với thời gian và sẽ có tác dụng ý nghĩa lâu dài. Đó là cách đọc và làm các bài tập về đọc. Trong quá trình làm việc đó có thể hợp tác cùng với bạn trong nhóm tổ, hoặc trao đổi cùng với thầy cô giáo để tìm ra chân lí cần phải hiểu. Một câu hỏi khác được đặt ra là cần làm gì để giải toả những băn khoăn về những vấn đề vướng mắc trong khi đọc văn bản. Cần thông qua sự kết nối chúng vào những điều đã biết và suy ngẫm thêm những điều ta có thể kì vọng bổ sung vào những điều cần hiểu rõ. Cần lặp lại việc trao đổi rộng rãi về tiêu đề, về những dấu hiệu nội dung của văn bản một cách nhất quán. Cũng cần luyện tập việc đọc trôi chảy ở mức cao hơn để nắm được đặc điểm diễn đạt và trình bày của văn bản đọc. Cần đi sâu vào từng từ, từng ý… lưu ý một số câu trong văn bản và những kết luận có thể có, được rút ra từ văn bản đọc.
Khi đọc cần tôn trọng sự thật khách quan, đọc phải thể hiện được nội dung của văn bản, khi đọc phải ý thức rõ là cần tiếp thu cái gì? Cái đó làm phong phú kinh nghiệm và vốn sống của bản thân ra sao? Như vậy tiến trình đọc thông báo có tính chất nghiên cứu. Không chỉ là sự tiếp thu văn bản thụ động mà còn là một sự đối thoại, tranh luận tích cực và độc lập với văn bản với thái độ hoài nghi khoa học để phát triển nhận thức. Biện pháp này thực hiện theo các bước sau:
+ Đọc toàn bộ văn bản, tức là đọc và nắm được cấu trúc văn bản chú ý những minh hoạ.
+ Đặt câu hỏi về nội dung nhận thức và ý nghĩa của chúng trong văn bản, về những gì chờ đón trong văn bản, cái gì đặc biệt hấp dẫn, có giá trị
nhất và những câu hỏi trong văn bản. Tác dụng của từng câu hỏi được đặt ra sẽ giúp HS tích cực tư duy, suy nghĩ trong những mối quan hệ giữa nội dung văn bản với những nhận thức đã có và với hứng thú nảy sinh ra trong quá trình đọc.
+ Đọc chính xác, đọc hoàn thiện với các vấn đề nội dung được đặt ra, những từ ngữ trọng tâm, những câu văn cần ghi nhớ, những dấu hiệu về dấu câu…
+ Trình bày, báo cáo những điều đã đọc được. Sau đó trả lời những câu hỏi, ôn tập, khắc sâu những điều quan trọng và hoàn thiện văn bản một cách tự lực.
+ Kiểm tra lại sau một thời gian ngắn. Nhìn lại những nội dung cần ghi nhớ, đáng chú ý nhất để tiếp tục suy nghĩ thêm, trả lời những câu hỏi đã đặt ra và tiếp tục ôn luyện lại.
Ý nghĩa đích thực của biện pháp này là nó khơi gợi và làm sống lại những kiến thức đã học, thức tỉnh động cơ học tập năng động, tạo ra sự ôn luyện tích cực những gì đã đọc.
Bên cạnh việc luyện tập kĩ thuật đọc, đọc hoàn thiện có tính chất nghiên cứu còn phát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc và kết quả tư duy trong mối quan hệ với văn bản đọc. Điều đó, đặc biệt có tác dụng tạo ra những nội dung đã đọc và năng lực cắt nghĩa hoàn cảnh làm nên sự thấu hiểu các ý tưởng cơ bản, những thông tin quan trọng và sự nhận thức về cấu trúc của văn bản.
Ở Tiểu học không có phân môn riêng cho CTVH. Tập đọc là phân môn góp phần nhiều nhất vào quá trình hình thành và phát triển năng lực CTVH cho HS. Luyện đọc cho HS là một hoạt động đặc trưng của phân môn Tập đọc đồng thời cũng là một khâu rất quan trọng trong việc giúp HS cảm thụ kiến thức văn chương. Để tìm hiểu tác phẩm văn học nói chung hay cảm thụ đoạn trích, bài thơ ở Tiểu học nói riêng, yêu cầu đầu tiên là phải thể hiện được khả
năng đọc. Phải đọc đúng và đọc rõ ràng từng từ, từng câu, từng đoạn, gọi là thao tác đọc trơn (có đọc thầm và đọc thành tiếng). Thực hiện xong thao tác này, cần tìm hiểu các từ khó và phần “Chú giải” nhằm hiểu rõ ý nghĩa của bài văn, bài thơ. Sau đó, tuỳ theo thể loại văn bản mà xác định giọng đọc, cách nghỉ hơi, ngắt nhịp cho phù hợp. Cho HS đọc nhiều lần đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu HS phải đọc đúng, trôi chảy, lưu loát. Đọc hiểu nội dung cơ bản của bài văn, bài thơ, phân biệt đọc văn khác với đọc thơ, đọc văn miêu tả không giống văn kể chuyện, đọc lời trần thuật không giống đọc câu hỏi hay câu cảm và với mỗi bài sẽ có cách đọc khác nhau. Khi đọc phải ngắt nghỉ hơi cho đúng, tốc độ đọc phù hợp với từng bài. Khi đọc, HS phải chú ý đến cao độ, trường độ từng câu, từng dòng trong bài. Khi đọc thơ cần thể hiện sự phối hợp giữa nhịp điệu, tiết tấu, ngắt hơi hợp lí giữa các ý thơ, mạch thơ, dòng thơ.
Ví dụ: Trời xanh đây / là của chúng ta Núi rừng đây / là của chúng ta Những cánh đồng / thơm mát Những ngả đường / bát ngát
Những dòng sông / đỏ nặng phù sa…
( Đất nước – TV lớp 5) Yêu cầu HS đọc diễn cảm là để giúp các em nâng cao cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn cảm là hình thức tái sản sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá ra những điều kì diệu ẩn chứa sau những hàng chữ, làm cho chúng được vang lên, sống lại, làm cho HS lại gần với tác phẩm văn chương hơn. Từ đó giúp cho HS cảm thụ bằng chính giọng đọc, bằng chính nhạc điệu, âm hưởng của bài văn, bài thơ.
Ví dụ: Khi đọc bài “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi (TV lớp 5): HS đọc và luyện đọc diễn cảm để thể hiện được nhạc thơ vang lên hùng hồn,