Một số khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA (Trang 27 - 31)

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.2. Một số khái niệm liên quan

a. Khái niệm:

Hiện nay khái niệm năng lực (NL) được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Ngay cả thuật ngữ tiếng Anh của khái niệm này cũng được dùng khác nhau:

Có người coi khái niệm NL và năng lực thực hiện (NLTH) là như nhau và có

chung thật ngữ tiếng Anh là competency; có người dùng thuật ngữ ability để

chỉ khái niệm NL còn thuật ngữ competency chỉ khái niệm NLTH. Trong luận án này tác giả dùng khái niệm NL và NLTH có nội hàm đồng nhất với thuật ngữ tiếng Anh là competency. Thuật ngữ competency được dịch là năng lực, khả năng, thẩm quyền (Từ điển Anh – Việt, 1992, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 318). Năng lực của con người là sự kết hợp hài hòa giữa năng lực tự nhiên (natural competency) - NL con người có được từ tư chất bẩm sinh di truyền và năng lực được đào tạo (trained competency). Năng lực được đào tạo không thể có được chỉ thông qua dạy, mà phải thông qua học, luyện tập và vận dụng vào thực tiễn.

Theo Từ điển Giáo dục học: “Năng lực là khả năng được hình thành và phát triển, cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể

lực, trí tuệ hoặc nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp là khả năng thực hiện có

hiệu quả một nghề, một chức năng hoặc một số nhiệm vụ chuyên biệt với sự thành thạo cần thiết”. [26, tr.79]

Theo Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - nghĩa là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó”. [58]

Trong lĩnh vực tâm lý học, “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động”. [59]

Theo B. Meier: “NL là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đổi

thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ

năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẳn sàng hành động”. [4, tr.68]

Như vậy, năng lực biểu thị khả năng của con người đạt được thành công trong một hoạt động cụ thể. Khi nói một người có năng lực trong hoạt động nào đó phải đánh giá khả năng của họ qua kết quả hoạt động thực tế.

b. Mối quan hệ giữa năng lực và chuẩn đầu ra

- Trong dạy nghề theo CĐR, những nội dung và hoạt động dạy học liên kết với nhau nhằm thực hiện các tiêu chí của CĐR cũng chính là hình thành các năng lực cho người học. Việc thực hiện các tiêu chí CĐR của một giờ học, một chương hay một môn học/học phần là góp phần thực hiện một hay một số, thậm chí một phần năng lực nghề nghiệp cho người học.

- CĐR mô tả các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ mong muốn cần phát triển cho người học. Đây cũng chính là các thành phần của năng lực nghề nghiệp cần đào tạo cho họ vì năng lực là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng, thái độ, sự sẳn sàng hành động của con người.

- Trong đào tạo, việc thiết kế CĐR phải thể hiện được 2 loại năng lực:

+ Năng lực chung, bao gồm: năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực tự quản lý; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công cụ công nghệ thông tin, ngôn ngữ, tính toán; năng lực tự học; năng lực cảm xúc…

+ Năng lực chuyên môn liên quan tới từng môn học, từng nghề, trong đó

có các năng lực quan trọng như: NL tư duy, NL sáng tạo, NL đánh giá thực tiễn nghề nghiệp, NL phát hiện và giải quyết vấn đề chuyên môn nghề nghiệp.

Như vậy, CĐR thể hiện những gì mà người học sẽ biết, sẽ hiểu và sẽ làm (thực hiện) được, nghĩa là những năng lực mà họ sẽ có được sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo.

1.2.2.2. Mục tiêu

Theo M. Roy và J.M. Denommé, từ “mục tiêu”, như được chỉ ra theo từ

nguyên của nó (Ob- Jectus: đặt đằng trước), gợi một cách tự nhiên đến các khái niệm cần đạt được, đích cần thực hiện và các kết quả cần đạt được. Về bản chất, từ này liên quan đến các khía cạnh mang tính dự báo và cam kết:

trước khi thực hiện một hay nhiều hành động, ta tuyên bố ý định đạt đến một kết quả nào đó. Do đó: “Mục tiêu tương đương với một tuyên bố đồng thời về hiệu năng và trách nhiệm”. [38,tr.107]

Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp: “Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có

năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có

trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn”. [44]

1.2.2.3. Chất lượng đào tạo

Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông: “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự việc, làm cho sự vật này phân biệt với các sự vật, sự việc khác”.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”.

Các quan niệm về chất lượng tuy có diễn đạt khác nhau nhưng có chung một bản chất là chất lượng là sự thỏa mãn một yêu cầu, một tiêu chuẩn nào đó. Chẳng hạn, chất lượng giáo dục là tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình GD, ĐT, bồi dưỡng cho người học theo các chuẩn mực giá trị của nhà nước hoặc xã hội nhất định. [26]

Chất lượng ĐT thể hiện qua năng lực của người được ĐT sau khi hoàn thành chương trình ĐT. Chất lượng ĐT được tạo nên từ các thành tố: khối lượng kiến thức, năng lực vận hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực xã hội. Chẳng hạn, năng lực nhận thức có các thứ bậc: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo. Năng lực tư duy có các thứ bậc tăng dần: tư duy lô gic, tư duy trừu tượng, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. Năng lực xã hội gồm: khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục, khả năng quản lý.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w