Phương pháp và công cụ khảo sát

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA (Trang 54 - 64)

1.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA

1.4.3. Phương pháp và công cụ khảo sát

Tác giả phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý phòng đào tạo, cán bộ quản lý khoa và các giảng viên nghề May thời trang.

1.4.3.2. Phương pháp điều tra

Tác giả sử dụng các phiếu khảo sát thực trạng được biên soạn theo nội dung đánh giá làm công cụ khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên các trường.

(Phụ lục I), (Phụ lục VII)

1.4.3.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tác giả tọa đàm, trao đổi ý kiến với các chuyên gia, cán bộ quản lý về các vấn đề liên quan đến nội dung cần khảo sát, từ đó tổng hợp và bổ sung vào kết quả đánh giá thực trạng.

1.4.4. Kết quả khảo sát thực trạng đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng

1.4.4.1. Thực trạng quy mô HSSV

Quy mô HSSV nhóm ngành May thời trang (tính đến ngày 31/3/2015) của các trường như sau: (bảng 1.2), (biểu đồ 1.1)

Bảng 1.2. Quy mô HSSV nhóm ngành May thời trang (tính đến ngày 31/3/2015)

S T T

Tên trường

Tổng số

HSSV

Trong đó

ĐH CĐN TC

CN

TCN 01 Đại học Công nghiệp TP.

Hồ Chí Minh (ĐHCNTPHCM)

1290 780 250 260

02 Đại học Công nghệ TP.

Hồ Chí Minh

(ĐHCNghệTPHCM)

450 400 50

03 Đại học Sư phạm Kỹ

thuật TP. Hồ Chí Minh (ĐHSPKTTPHCM)

770 570 200

04 Đại học Nguyễn Tất Thành (ĐHNTT)

250 150 50 50

05 Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

(ĐHCNTPTPHCM)

800 800

06 Cao đẳng Kinh tế – Kỹ

thuật VINATEX TP. Hồ

Chí Minh

(CĐKTKTVTPHCM)

3493 2201 885 182 225

07 Cao đẳng Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội (CĐCNDMTTHN)

6962 4058 2042 368 494

08 Cao đẳng Công thương 1266 1152 114

TP. Hồ Chí Minh (CĐCTTPHCM)

09 Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh

(CĐNKTCNTPHCM)

160 120 40

10 Cao đẳng nghề Kinh tế – Kỹ thuật VINATEX (CĐNKTKTV)

1770 1120 650

Tổng cộng 17211 1750 8861 4477 714 1409

Nhận xét:

- Các trường được khảo sát là các trường có số lượng HSSV theo học nhóm ngành May thời trang nhiều nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra, trong số đó có 3 trường thuộc VINATEX là các trường đào tạo chuyên ngành May thời trang có số lượng HSSV theo học ngành May thời trang đông nhất Việt Nam. Vì vậy, việc khảo sát đánh giá thực trạng đào tạo nghề may thời trang tại các trường này có ý nghĩa sát hợp hơn với thực tiễn đào tạo nghề này.

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ số lượng HSSV nhóm ngành May thời trang và số lượng SV nghề May thời trang trình độ cao đẳng

- Trong số 10 trường tham gia khảo sát, có 6 trường có đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng (Tổng cục Dạy nghề quản lý) với số lượng 4477 SV, có 8 trường đào tạo ngành Công nghệ may trình độ cao đẳng (Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý) với số lượng 8861 SV. Đây là các trường có số lượng SV theo học nhóm ngành May thời trang khá lớn, vì vậy, kết quả khảo sát có thể

phản ánh cơ bản thực trạng đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng theo chuẩn đầu ra.

1.4.4.2. Thực trạng về xây dựng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, nội dung/chương trình đào tạo, đề cương các môn học, mô đun đào tạo nghề Trong tổng số 10 trường tham gia khảo sát, có 6 trường có đào tạo trình độ cao đẳng nghề (bảng 1.2). Kết quả khảo sát cho thấy, cả 6 trường đều sử dụng chương trình khung do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (Phụ lục X). Điều này xuất phát từ việc Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) - cơ quan quản lý hệ thống dạy nghề – chưa cho phép các trường tự xây dựng chương trình đào tạo và như vậy cũng chưa có trường nào xây dựng chuẩn đầu ra.

Vì vậy, chương trình đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng của các trường về cơ bản là giống nhau và giữ ổn định trong nhiều năm; ít có sự bổ sung, điều chỉnh. Điều này cho thấy sự cứng nhắc trong xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; thiếu tính linh hoạt, cập nhật cái mới đang thường xuyên diễn ra trong thực tiễn sản xuất, chưa bám sát thực tế doanh nghiệp.

1.4.4.3. Thực trạng về các biện pháp tổ chức quá trình đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập

• Kết quả khảo sát về hình thức tổ chức dạy học được sử dụng ở 10 trường nói trên như sau: (bảng 1.3), (biểu đồ 1.2)

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát hình thức tổ chức dạy học STT Hình thức dạy học Số lượng ý kiến

lựa chọn Tỉ lệ %

01 Hình thức dạy học Lớp - Bài 10 100

02 Hình thức dạy học theo nhóm 8 80

03 Hình thức dạy học linh hoạt 5 50

04 Hình thức dạy học khác 2 20

Biểu đồ 1.2. Hình thức tổ chức dạy học

• Kết quả khảo sát về phương pháp dạy học như sau: (bảng 1.4), (biểu đồ 1.3) Bảng 1.4. Kết quả khảo sát phương pháp dạy học

STT Phương pháp dạy học Số lượng ý kiến

lựa chọn Tỉ lệ %

01 Nêu và giải quyết vấn đề 10 100

02 Dự án 2 20

03 Thuyết trình 10 100

04 Đàm thoại 8 80

05 Thực hành theo thao tác mẫu 10 100

06 Khác 3 30

Biểu đồ 1.3. Các phương pháp dạy học

• Kết quả khảo sát về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như sau:

(bảng 1.5), (biểu đồ 1.4)

Bảng 1.5. Kết quả khảo sát hình thức kiểm tra, đánh giá STT Hình thức kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập

Số lượng ý kiến

lựa chọn Tỉ lệ %

01 Tự luận 8 80

02 Trắc nghiệm 10 100

03 Vấn đáp 4 40

04 Thực hành hoàn chỉnh 01 sản phẩm 10 100

05 Thực hành một số kỹ năng cơ bản 7 70

06 Thực hiện một báo cáo 10 100

07 Khác 3 30

Biểu đồ 1.4. Hình thức kiểm tra, đánh giá

Nhận xét: Qua khảo sát thực trạng cho thấy, hầu hết các trường hiện nay đều tổ chức quá trình đào tạo nghề May thời trang theo kiểu truyền thống.

Các hình thức tổ chức đào tạo như: Lớp-Bài, dạy học theo nhóm…vẫn là những hình thức tổ chức dạy học chủ yếu. Các phương pháp dạy học như:

Thuyết trình/đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thực hành theo thao tác

mẫu…vẫn là những phương pháp được hầu hết các trường áp dụng hiện nay.

Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập không thay đổi nhiều từ

trước đến nay như: Tự luận, trắc nghiệm, thực hành hoàn chỉnh 01 sản phẩm, thực hiện một báo cáo….

Kết quả khảo sát cho thấy, các trường chưa hoặc ít áp dụng các hình thức và phương pháp dạy học tích cực người học như: Phương pháp học tập chủ động, linh hoạt, khám phá; dạy học trong môi trường trải nghiệm nghề nghiệp, dạy học có sự tham gia của các bên liên quan….Đây là những hình thức và phương pháp dạy học hiệu quả trong giáo dục nói chung, đặc biệt là trong đào tạo nghề. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập như:

SV tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau, đánh giá thông qua các bài tập dựa trên vấn đề/nhiệm vụ được giao, các bài tập suy ngẫm và các câu hỏi tư duy…

vẫn chưa thấy các trường áp dụng nhiều trong quá trình tổ chức đào tạo nghề.

1.4.5. Thực trạng đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX TP. Hồ Chí Minh

1.4.5.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật VINATEX TPHCM

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật May, được thành lập theo quyết định số:

688/CNN-TCQL ngày 14 tháng 10 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ. Ngày 17 tháng 2 năm 1998, được nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung học kỹ thuật May và Thời Trang II.

Ngày 01 tháng 9 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký quyết định số 4821/QĐ-BGDĐT thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt may Thời trang TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Trung học kỹ thuật May và Thời trang II. Ngày 13/05/2009, Trường chính thức đổi tên thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.Hồ Chí Minh.

Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn thuộc các chuyên ngành được quy định trong quyết định thành lập trường và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng ngắn hạn cho học viên là cán bộ quản lý tại các công ty, xí nghiệp của ngành dệt may ở khu vực phía Nam.

Trường còn là cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành dệt may cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trụ sở chính: 586 đường Kha Vạn Cân, Khu phố 8, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ sở II của Trường: Xã Sông Trầu, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.

Với quy mô 3493 HSSV nhóm ngành May- Thời trang hệ dài hạn thì Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo nhóm ngành May - thời trang lớn nhất khu vực phía Nam.

1.4.5.2. Thực trạng đào tạo nghề

-Cơ sở xây dựng chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo nghề May thời trang được xây dựng dựa vào chương trình khung do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.

Ngoài ra, nhà trường còn khảo sát thực tế các doanh nghiệp may tại các địa phương nằm trong phạm vi nhà trường cung ứng nguồn nhân lựcnhằm nắm bắt yêu cầu thực tế hành nghề để kết cấu vào chương trình đào tạo một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. CTĐT này đã đáp ứng một phần yêu cầu nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, giúp phát huy hiệu quả lao động đã qua đào tạo tại trường một cách kịp thời và đạt chất lượng cao.

-Về mục tiêu đào tạo:

Nội dung cơ bản của MTĐT trong chương trình ĐT nghề May thời trang trình độ cao đẳng của trường là giữ nguyên MTĐT trong chương trình khung do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định. Ngoài ra, nhà trường còn bổ sung thêm một số nội dung để đáp ứng một phần yêu cầu các doanh nghiệp may ở khu vực phía Nam như:

+ Phương pháp thiết kế và thực hành thiết kế mẫu, nhảy mẫu, giác sơ đồ.

+ Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và tính định mức nguyên phụ liệu.

+ Thiết kế chuyền và điều chuyền may.

+ Kỹ năng may một số kiểu dáng quần áo phù hợp với khí hậu, môi trường ở phía Nam.

+ Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

+ Văn hóa doanh nghiệp…

- Về thời gian của khóa học và thời gian thực học:

+ Thời gian đào tạo (năm): 3 + Thời gian học tập (tuần): 129 + Thời gian thực học (giờ): 3.821 + Thời gian ôn, thi (giờ): 400

- Về số lượng và thời lượng các môn học, mô đun đào tạo:

Tổng số các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo là: 45; trong đó:

các môn học chung là: 6, với tổng thời gian học là 450 giờ. Các môn học, mô đun đào tạo nghề là: 39, với tổng thời gian học là 3.371 giờ; trong đó: lý thuyết: 885 giờ, thực hành: 2.486 giờ.

Việc thiết kế các môn học, mô- đun đào tạo theo nguyên tắc:

+ Sử dụng tất cả các môn học chung, các môn học và mô- đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình khung do Bộ Lao động, Thương binh và Xã

hội ban hành. Tổng thời gian học các môn học và mô-đun đào tạo nghề bắt buộc là 3.015 giờ.

+ Nhà trường căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một số các môn học và mô-đun đào tạo nghề phù hợp trong bảng danh mục các môn học và mô- đun đào tạo nghề tự chọn. Các môn học và mô- đun đào tạo nghề tự chọn còn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế nghề May thời trang ở nhiều doanh nghiệp may khu vực phía Nam là địa bàn nhà trường cung cấp nguồn nhân lực. Các môn học, mô đun đào tạo nghề này đáp ứng mục tiêu đào tạo bổ sung như đã trình bày ở

phần trên. Tổng thời gian học các môn học, mô đun nghề tự chọn là 806 giờ.

Như vậy, có thể thấy, việc xây dựng và công bố CĐR nghề May thời trang trình độ Cao đẳng vẫn chưa được các cấp quản lý quan tâm chỉ đạo; tạo điều kiện cho các trường tự xây dựng CĐR, tự thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tế nghề nghiệp. Và như vậy, mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá chủ yếu là thực hiện theo quy định có sẵn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành, chưa tiếp cận thực tế sản xuất kinh doanh, chưa thực hiện việc tổ chức đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Từ việc phân tích những quan niệm, quan điểm, định hướng về đào tạo theo chuẩn đầu ra, đề tài đã bổ sung để làm rõ thêm cơ sở lý luận về đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra. Đặc biệt, đề tài đã đi sâu phân tích và trình bày: Khái niệm đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra; quy trình xây dựng chuẩn đầu ra của một nghề; mô hình, quy trình chung đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra.

Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra của một nghề là quy trình xây dựng chuẩn đầu ra về mặt chuyên môn – nghề nghiệp, khác với quy trình xây dựng chuẩn

đầu ra về mặt quản lý – hành chính do các cấp quản lý về giáo dục - đào tạo qui định. Quy trình này thể hiện sự tham gia của các bên liên quan vào việc xác định chuẩn đầu ra của nghề, đặc biệt là sự tham gia của những người sử dụng sinh viên tốt nghiệp, và vì vậy, chuẩn đầu ra khẳng định đúng và đầy đủ năng lực và phẩm chất của người học cần đạt được khi kết thúc chương trình đào tạo.

Mô hình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra thể hiện mối liên hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học; trong đó lấy chuẩn đầu ra/mục tiêu đào tạo là trung tâm để thiết kế quá trình đào tạo, là thành tố chi phối các thành tố khác như: Nội dung chương trình đào tạo, hoạt động dạy và học, hình thức đào tạo, cơ sở vật chất, đánh giá kết quả học tập.

Quy trình chung đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra là quy trình chung để tổ chức quá trình đào tạo nghề nhằm đạt chuẩn đầu ra đã công bố.

Đề tài cũng đã đề xuất một số biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra, bao gồm: Xây dựng chuẩn đầu ra nghề đào tạo, phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, vận dụng các phương pháp dạy học hiệu quả đáp ứng chuẩn đầu ra, đào tạo nghề có sự tham gia của các bên liên quan, đánh giá kết quả học tập dựa trên chuẩn đầu ra.

Việc khảo sát thực trạng đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng dưới góc độ đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra cho thấy hầu hết các trường chưa thực hiện việc xây dựng và công bố CĐR. Và vì vậy, nghiên cứu, đề xuất tổ chức đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra là cần thiết.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w