CHƯƠNG III: KIÊM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.2. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm kiểm tra
Các biện pháp tác giả đề xuất ở chương II đều không thể đánh giá bằng thực nghiệm sư phạm có đối chứng được. Biện pháp: “Xây dựng môi trường học tập cho SV trải nghiệm” thực ra cũng thuộc loại biện pháp vận dụng các PPDH hiệu quả đáp ứng CĐR. Vì vậy chỉ có thể tiến hành thực nghiệm kiểm tra. Thực nghiệm kiểm tra nhằm các mục đích sau:
- Đánh giá tính khả thi của chương trình mô đun Thực tập sản xuất (về thời lượng, về nội dung, về tính cần thiết của mô đun, về hình thức tổ chức dạy học).
- Bước đầu đánh giá mức độ đáp ứng CĐR của SV trong môi trường làm việc tương tự như môi trường hành nghề thực.
- Góp phần cùng với phương pháp chuyên gia nâng cao độ tin cậy của kết quả thực nghiệm kiểm chứng đề tài.
3.2.2.2. Tiến trình thực nghiệm kiểm tra:
Tiến trình thực nghiệm kiểm tra thực hiện theo chương trình và giáo án đã minh họa tại mục (2.2.2) ở chương II.
Thông qua phỏng vấn các đối tượng khảo sát sau khi kết thúc đợt thực nghiệm kiểm tra chương trình mô đun Thực tập sản xuất trong biện pháp:
“Xây dựng môi trường học tập cho SV trải nghiệm”, tác giả đã tiến hành xin ý kiến của 19 người, gồm:
- Giáng viên và cán bộ hướng dẫn TTSX: 6 người,
- Doanh nghiệp, khách hàng: 3 người,
- Sinh viên: 10 người. (Phụ lục IX) 3.2.2.3. Kết quả thực nghiệm kiểm tra
Thống kê ý kiến đánh giá được mô tả bằng các bảng dưới đây:
1. Chương trình mô đun Thực tập sản xuất đã bao hàm được đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề mà sinh viên cần đạt được để có thể hành nghề hay không? (bảng 3.8)
Bảng 3.8. Thống kê ý kiến cho các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề
Đầy đủ Cần bổ sung
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
16 84,21 3 15,79
2. Môi trường học tập (nhà xưởng, thiết bị, mặt hàng, …) có tương đương với môi trường thực tế sản xuất hay không? (bảng 3.9)
Bảng 3.9. Thống kê ý kiến về môi trường học tập mô đun Thực tập sản xuất
Tương đương Cần bổ sung
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
14 73,68 5 26,32
3. Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp giảng dạy mô đun Thực tập sản xuất có đảm bảo đạt chuẩn đầu ra không? (bảng 3.10)
Bảng 3.10. Thống kê ý kiến về hình thức tổ chức dạy học, Phương pháp giảng dạy mô đun Thực tập sản xuất
Đầy đủ Cần điều chỉnh
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
19 100 0 0
4. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau đợt thực nghiệm kiểm tra chương trình mô đun Thực tập sản xuất có đạt yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng nghề ở mức độ nào? (bảng 3.11)
Bảng 3.11. Thống kê ý kiến đánh giá kết quả học tập mô đun Thực tập sản xuất về kiến thức, kỹ năng nghề STT Các mức độ Số lượng Tỉ lệ %
01 Giỏi 10 52,63
02 Khá 9 47,37
03 Trung bình 0 0
04 Yếu 0 0
5. Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên sau đợt thực nghiệm kiểm tra chương trình mô đun Thực tập sản xuất đạt yêu cầu chuẩn đầu ra về các kỹ
năng mềm, phẩm chất thái độ ở mức độ nào? (bảng 3.12)
Bảng 3.12. Thống kê ý kiến đánh giá kết quả rèn luyện các kỹ năng mềm, phẩm chất thái độ thông qua học tập mô đun Thực tập sản xuất STT Các mức độ Số lượng Tỉ lệ %
01 Tốt 17 89,47
02 Khá 2 10,53
03 Trung bình 0 0
04 Yếu 0 0
Nhận xét:
Qua phỏng vấn trực tiếp và kết quả xin ý kiến của những người tham gia hoặc chứng kiến quá trình tổ chức dạy học mô đun Thực tập sản xuất, tác giả nhận thấy rằng:
- Đề xuất của tác giả về biện pháp: “Xây dựng môi trường học tập cho SV trải nghiệm” nghề May thời trang trình độ cao đẳng để đạt chuẩn đầu ra là biện pháp khả thi, có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nâng cao kỹ năng nghề cho SV, đáp ứng đúng yêu cầu của thực tế sản xuất.
- Hầu hết các ý kiến khảo sát đều đánh giá cao 5 nội dung mà tác giả đã đưa ra để xin ý kiến, tuy nhiên cũng có những ý kiến góp ý như sau:
+ Nội dung thực tập nặng về kỹ năng thực hành nghề, nhẹ về kỹ năng quản lý sản xuất ở cấp tổ, chuyền may; bởi vì mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng là phải “hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc”. [44]
+ Đầu tư thêm một số thiết bị chuyên dùng hiện đại để SV có cơ hội được thực tập, tăng hiệu quả sản xuất.
Kết quả thực nghiệm kiểm tra đã cho thấy, đề xuất mô đun Thực tập sản xuất là biện pháp rất khả thi và rất hữu hiệu, áp dụng tốt để tổ chức đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đạt CĐR, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm theo phương pháp xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm kiểm tra cho thấy, những đề xuất của đề tài đã được các chuyên gia thống nhất cao. Có thể nói rằng, đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng theo chuẩn đầu ra có tác động tích cực, khẳng định những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp và xã hội.
Hiện nay, nhu cầu đổi mới cách tiếp cận trong giáo dục nghề nghiệp, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là yêu cầu cần thiết và cấp thiết. Trong đó, đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra nói chung và đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng nói riêng, với những quy trình và biện pháp tổ chức đào tạo đúng đắn sẽ đào tạo ra được những người có chất lượng cao, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu (các tiêu chí, tiêu chuẩn hành nghề) của các cơ sở sử dụng lao động được đào tạo.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI