MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA (Trang 118 - 121)

CHƯƠNG III: KIÊM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

3.1. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

Mục đích của kiểm nghiệm và đánh giá là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: Nếu đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng theo CĐR thì sản phẩm của quá trình đào tạo này (SV sau khi tốt nghiệp) sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu (các tiêu chí, tiêu chuẩn hành nghề) của các cơ sở sử dụng lao động được đào tạo.

Kiểm nghiệm và đánh giá còn nhằm mục đích kiểm nghiệm ý nghĩa thực tiễn của đề tài; tính khoa học, tính khả thi và tính hợp lý của các đề xuất này;

từ đó khẳng định tính đúng đắn giả thuyết khoa học đã nêu, đồng thời qua kiểm nghiệm có thể nảy sinh những vấn đề mới cần phải làm rõ để hoàn thiện đề tài.

3.1.2. Nội dung và phương pháp kiểm nghiệm 3.1.2.1. Nội dung

a. Đánh giá về tính khoa học, tính khả thi và tính hợp lý của quy trình xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của một nghề, mô hình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra và quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra.

b. Đánh giá về tính hợp lý, tính khả thi và tác dụng của các biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra.

c. Đánh giá về bản dự thảo CĐR nghề May thời trang trình độ cao đẳng.

d. Đánh giá việc dạy học mô đun Thực tập sản xuất.

3.1.2.2. Phương pháp

Do đặc điểm của đề tài này không cho phép thực nghiệm sư phạm đối chứng nên tác giả đã sử dụng các phương pháp kiểm nghiệm sau:

* Phương pháp chuyên gia: Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tổ chức hội thảo; tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp; gởi thư (kể cả E-mail) và tiến hành khảo sát bằng bản câu hỏi. Bản tóm tắt các nội dung đề xuất của đề tài được gởi trước cho các chuyên gia để nghiên cứu. Căn cứ kết quả đánh giá của các chuyên gia, đề tài sẽ tiếp thu và bổ sung, điều chỉnh các nội dung đã đề xuất cho hoàn thiện hơn. Đây là phương pháp kiểm nghiệm chính.

- Đối tượng khảo sát là các bên liên quan chính yếu trong hoạt động đào tạo nghề May thời trang trình độ Cao đẳng, bao gồm 4 nhóm:

+ Nhóm chuyên gia: Là các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các cán bộ quản lý cơ sở đào tạo.

+ Nhóm giảng viên: là các giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, có

thâm niên công tác tối thiểu 10 năm của các trường cao đẳng, đại học có đào tạo nghề May thời trang trình độ Cao đẳng.

+ Nhóm doanh nghiệp: là các Tổng (Phó Tổng) Giám đốc Tổng Công ty (Công ty); Giám đốc (Phó Giám đốc) nhà máy may.

+ Nhóm cựu sinh viên: Là những cựu sinh viên nghề May thời trang trình độ cao đẳng, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 2 năm.

- Thiết kế các bản câu hỏi:

Bản câu hỏi được thiết kế để trả lời về: Tính khoa học, tính khả thi và tính hợp lý của nội dung (a) (mục 3.1.2.1); tính hợp lý, tính khả thi và tác dụng của nội dung (b) (mục 3.1.2.1); mẫu phiếu khảo sát xem ở phụ lục II. Đánh giá bản dự thảo CĐR nghề May thời trang trình độ cao đẳng của nội dung (c)

(mục 3.1.2.1), mẫu phiếu đánh giá xem ở phụ lục III. Đánh giá kết quả thực nghiệm kiểm tra chương trình mô đun Thực tập sản xuất của nội dung (d) (mục 3.1.2.1), mẫu phiếu đánh giá xem ở phụ lục IV.

* Phương pháp thực nghiệm kiểm tra:

Được sự cho phép và hỗ trợ của Ban Giám hiệu, khoa Công nghệ dệt may và cơ sở 2 của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP. Hồ Chí Minh, tác giả chủ trì tiến hành thực nghiệm kiểm tra dạy học mô đun Thực tập sản xuất tại xưởng Thực tập sản xuất với một số lớp cao đẳng nghề May thời trang trong học kỳ I và học kỳ II của năm học 2014 – 2015.

- Cách thực hiện:

Tác giả áp dụng chương trình mô đun Thực tập sản xuất đã được minh họa ở chương 2 để phối hợp với các cá nhân và đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch dạy học. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên phụ liệu …được chuẩn bị đầy đủ theo đúng yêu cầu sản xuất. Giáo viên và cán bộ hướng dẫn được tập huấn về phương pháp hướng dẫn, nội dung thực tập, tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm, nội dung và phương pháp đánh giá kết quả thực tập.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm kiểm tra:

Sau khi kết thúc kế hoạch thực tập, tác giả tổ chức lấy ý kiến của GV, cán bộ hướng dẫn, sinh viên và đại diện doanh nghiệp, khách hàng đánh giá về kết quả thực tập của sinh viên. Hình thức lấy ý kiến bao gồm: Trao đổi trực tiếp, dùng bản câu hỏi. (xem phụ lục IV)

* Tiến hành khảo sát:

- Đối với nhóm chuyên gia, nhóm giảng viên và nhóm doanh nghiệp: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến và tiến hành khảo sát bằng bản câu hỏi, có thể tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp; gởi thư (kể cả E-mail) khảo sát bằng bản câu hỏi.

- Đối với nhóm cựu sinh viên: Khảo sát bằng các hình thức như: gởi thư (qua bưu điện hoặc E-mail), mời gặp mặt hoặc đến nơi làm việc của cựu sinh viên để khảo sát.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w