1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO CHUẨN ĐẦU RA
1.3.2. Đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra
1.3.2.1. Mô hình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra
Bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay giáo dục đại học, cao đẳng phải cải cách đào tạo để thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội, nâng chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Bối cảnh này đặt ra cho giáo dục chuyên nghiệp những cơ hội và những thách thức mới. Cần nghiên cứu xây dựng một mô hình đào tạo giúp cho các nhà trường thực thi hai trách nhiệm trọng yếu là: (1) Làm rõ mục tiêu đào tạo dưới dạng CĐR mà SV cần phải đạt được; (2) Đảm bảo rằng mọi hoạt động GD và ĐT của nhà trường đều nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ SV để đạt được những CĐR yêu cầu.
Căn cứ để thiết kế mô hình ĐT này dựa trên các quan điểm có tính triết lý như sau: GDĐT để phát triển con người và con người là động lực để phát
triển nghề nghiệp. Vì vậy con người được ĐT để đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Đây là triết lý về tính nhân bản của GD nghề nghiệp trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đảm bảo tôn trọng nhân cách, cá tính và năng lực của con người: với tư cách là chủ thể phát triển nghề nghiệp và kinh tế – xã hội.
GD nghề nghiệp liên tục phát triển dựa trên các thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, lấy thực tiễn nghề nghiệp để đánh giá chất lượng GD. Trong mối quan hệ này, GD nghề nghiệp luôn phải phát triển theo sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Triết lý này chỉ ra con đường phát triển biện chứng của GD nghề nghiệp, trong đó GD nghề nghiệp phải được phát triển đồng bộ với thực tiễn nghề nghiệp thì mới có kết quả mong đợi.
Các quan điểm trên chỉ đạo quá trình thiết kế và thi công mô hình ĐT này thông qua CĐR. Vì vậy, văn bản CĐR là điểm xuất phát của việc thiết kế và phát triển quá trình dạy học theo mô hình này.
Chuẩn đầu ra thực chất là tuyên bố chỉ rõ những gì người học sẽ biết và làm được sau một quá trình học tập. Là những cam kết của nhà trường (đại học, cao đẳng) về chất lượng ĐT do nhà trường cung cấp, về những tiêu chí cụ thể để thiết kế chương trình ĐT, thiết kế dạy và học. Đó chính là những cam kết với các bên liên quan: người học (đang học, bắt đầu vào học hoặc có
ý định học) và các bậc phụ huynh; với xã hội, nhất là các cơ sở (doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy hoặc các cơ quan khác), nơi đã và sẽ sử dụng nguồn nhân lực được ĐT ra. Công bố CĐR này sẽ thúc đẩy mọi thành viên của nhà trường, với trách nhiệm và vị trí việc làm của mình biết phải làm gì để giúp SV đạt được CĐR khi tốt nghiệp.
Nội dung/chương trình đào tạo
Đánh giá Kết quả học tập
CHUẨN ĐẦU RA/Mục tiêu đào tạo tạo
Triển khai mô hình đào tạo theo CĐR đòi hỏi phải thực hiện đồng thời các công việc sau: (1) Thiết kế CĐR cho ngành đào tạo; (2) Phát triển CTĐT đáp ứng CĐR nhằm giúp các SV đạt được các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết qui định trong CĐR; (3) Lựa chọn các phương pháp dạy và học hiệu quả đảm bảo cho SV nắm vững các kiến thức, kỹ năng theo qui định của CĐR; (4) Xây dựng môi trường học tập giúp cho SV có trải nghiệm thực tế nghề nghiệp nhằm nâng cao mức độ/trình độ của các CĐR họ đã chiếm lĩnh được; và (5) Thiết kế các phương pháp đánh giá nhằm thu được các thông tin phản hồi cần thiết để đánh giá chất lượng các CĐR SV đã chiếm lĩnh và có biện pháp cải tiến quá trình dạy và học hiệu quả.
Mọi quá trình ĐT đều gồm các thành tố: mục tiêu ĐT, CĐR, chương trình ĐT và nội dung ĐT, hình thức ĐT, phương pháp ĐT, cơ sở vật chất cho ĐT và đánh giá quá trình học tập. Các thành tố này có mối liên hệ biện chứng với nhau. Đào tạo theo định hướng CĐR được đặc trưng bởi thiết kế quá trình ĐT: lấy CĐR là trung tâm để thiết kế quá trình ĐT, là thành tố chi phối các thành tố còn lại, với ý nghĩa là nó (CĐR) cùng với mục tiêu ĐT là điểm căn cứ để thiết kế mỗi thành tố còn lại, đồng thời cũng là đích phải hướng tới cho mỗi thành tố. Chẳng hạn, việc xây dựng chương trình ĐT và lựa chọn nội dung ĐT phải căn cứ vào CĐR và kết quả triển khai thực hiện phải giúp cho SV đạt được CĐR khi học xong chương trình. Dựa trên phân tích trên và dựa trên khái niệm về ĐT theo định hướng CĐR đã nêu ở phần khái niệm ta có
thể mô tả mô hình đào tạo nghề như hình 1.3.
Môi trường dạy học gắn với môi trường trải nghiệm nghề nghiệp Hình 1.3. Mô hình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra
Trong sơ đồ trên, mũi tên ( ) kết nối 2 thành tố của quá trình dạy học thể hiện mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại giữa 2 thành tố này. Tất cả các thành tố của quá trình dạy học tác động qua lại với nhau tạo nên một chỉnh thể đảm bảo cho chất lượng đào tạo theo thiết kế: Đảm bảo cho tất cả người học đạt được CĐR sau khi kết thúc khóa học. Trong các mối quan hệ này, mối quan hệ có tính quy luật giữa CĐR/mục tiêu – Nội dung/CTĐT – PPDH là cơ bản nhất, trong đó PPDH hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả PTDH và hình thức DH. Ở đây PPDH được hiểu là cách thức hoạt động của người dạy, cách thức hoạt động của người học, cách thức phối hợp hai hoạt động này, với sự hỗ trợ của các PTDH và hình thức DH để tác động vào nội dung DH nhằm khuyến khích và giúp cho người học đạt được CĐR bằng các hoạt động chủ động, tự giác, tích cực và tự lực của mình. Việc lựa chọn PPDH
cũng chính là lựa chọn cách thức hoạt động dạy và cách thức hoạt động học, cách thức phối hợp 2 hoạt động này phụ thuộc vào CĐR/mục tiêu và nội dung DH cùng với các thông tin phản hồi từ kết quả đánh giá học tập. Các tác động này đều có quan hệ 2 chiều. Hoạt động đánh giá kết quả học tập thực hiện 2 chức năng: Đánh giá kết quả của hoạt động học so với CĐR và cung cấp thông tin phản hồi để người dạy điều chỉnh hoạt động dạy và người học tự điều chỉnh hoạt động học cho thích hợp.
1.3.2.2. Quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra
Theo quan điểm thể hiện trong nghiên cứu này thì những loại kiến thức, kỹ
năng và thái độ quy định trong mục tiêu ĐT cần phản ánh trong chương trình ĐT thì cũng đã được phản ánh đầy đủ trong khung CĐR. Dựa trên khung CĐR, trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn hành nghề, các loại kiến thức, kỹ
năng, thái độ trên đã được cụ thể hóa hơn và đặc biệt là được cụ thể hóa mức độ cần đạt được ở các tiêu chí mô tả trong CĐR. Như vậy, khi thiết kế các khâu của quy trình ĐT nghề lấy CĐR làm căn cứ thì cũng có nghĩa đã bao hàm cả căn cứ vào mục tiêu ĐT. Quy trình ĐT nghề theo CĐR có thể mô tả theo sơ đồ trong hình (1.4).
Đây là quy trình chung tổ chức quá trình ĐT nghề theo CĐR. Quy trình này gồm 5 bước:
Bước 1: Xây dựng CĐR cho quá trình tổ chức ĐT nghề.
Việc xây dựng CĐR đã được trình bày ở trên.
Bước 2: Căn cứ CĐR đã xây dựng ở bước 1, tiến hành xây dựng CTĐT mới hoặc điều chỉnh CTĐT hiện hành đáp ứng CĐR.
Hàng năm cần khảo sát thực tế để thay đổi hoặc bổ sung các tiêu chí. Nếu CĐR có thay đổi lớn thì xây dựng CTĐT mới, nếu thay đổi nhỏ thì chỉ cần điều chỉnh CTĐT cho phù hợp hoặc chỉ cần cập nhật nội dung mới cho phù hợp thực tiễn.
(4) (3)3)
(1)
(5)
Xây dựng chương trình đào tạo mới hoặc
Điều chỉnh chương trình đào tạo hiện hành đáp ứng chuẩn đầu ra
Triển khai đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra Xây dựng chuẩn đầu ra
Đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của các bên liên quan Áp dụng các PPDH hiệu quả đáp ứng CĐR
Xây dựng môi trường học tập trải nghiệm cho SV
Duyệt và công nhận kết quả cấp văn bằng, chứng chỉ
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo CĐR
Chưa đạt CĐR Bước 3: Triển khai đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra.
Bước 1 và bước 2 là các bước chuẩn bị cho ĐT nghề theo CĐR. Bước 3 này là bước triển khai thực hiện đào tạo bao gồm: Lựa chọn và áp dụng các PPDH hiệu quả (theo triết lý lấy SV làm trung tâm, tăng cường học chủ động và trải nghiệm) nhằm giúp SV đạt được các tiêu chuẩn, tiêu chí của CĐR; xây dựng và triển khai môi trường học tập giúp SV tăng cường trải nghiệm nghề nghiệp; đảm bảo sự tham gia thường xuyên và có hiệu quả của các bên liên quan vào quá trình đào tạo SV, vừa để giám sát, vừa để tận dụng sự giúp đỡ của họ cả về chuyên môn, tinh thần và cơ sở vật chất cho thực hành. Ngoài ra, còn phải tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường cho công tác thực hành nghề theo kịp sự phát triển của thực tế sản xuất.
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập.
Bước này chính là bước thiết kế các phương án đánh giá theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của CĐR như đánh giá bằng trắc nghiệm, vấn đáp, đánh giá qua thực hành, qua sản phẩm, đánh giá qua hoạt động trải nghiệm của SV…. Khi đánh giá kết quả cuối cùng, nếu thấy kết quả học tập của SV chưa đạt CĐR mong muốn thì tìm nguyên nhân: trước hết xét nguyên nhân ở bước triển khai đào tạo (bước 3), nhất là triển khai về PPDH. Tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời PPDH. Nếu nguyên nhân nằm ở bước 2, nhất là khâu lựa chọn nội dung chi tiết khi dạy, thì cần điều chỉnh kịp thời.
Bước 5: Duyệt và công nhận kết quả, cấp văn bằng, chứng chỉ.
Dựa trên quy trình chung này, GV thiết kế quy trình dạy nghề theo CĐR đối với các môn học.
Đạt CĐR
Hình 1.4. Quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra