Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA (Trang 121 - 129)

CHƯƠNG III: KIÊM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

3.2. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ

3.2.1. Phương pháp chuyên gia

Tổng số chuyên gia xin ý kiến là 46 người; trong đó:

- Chuyên gia về giáo dục, đào tạo (nhóm chuyên gia) là 16 người;

- Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp may (nhóm doanh nghiệp) là 10 người;

- Giảng viên ngành May thời trang (nhóm giảng viên) là 10 người;

- Cựu sinh viên ngành May thời trang (nhóm cựu sinh viên) là 10 người. (Phụ lục VIII)

3.2.1.1. Phân tích định tính

Thông qua phỏng vấn, khảo sát và trao đổi trực tiếp thăm dò ý kiến các đối tượng khảo sát cho thấy, hầu hết đều đồng ý với quy trình xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của một nghề, mô hình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra, quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra và các biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra. Cụ thể như sau:

a. Về mô hình và quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra

Đa số những người được hỏi ý kiến đều nhất trí với mô hình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra, trong đó chuẩn đầu ra là thành tố trung tâm chi phối tất cả các thành tố khác trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, giữa các thành tố khác cũng có mối quan hệ qua lại với nhau.

Hiện nay, theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các trường khi xây dựng chương trình đào tạo nghề phải thực hiện theo đúng quy định của chương trình khung do Bộ ban hành. Trong đó, các trường chỉ có

khoảng 30% thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

Đa số các chuyên gia cho rằng tỉ lệ này là thấp, hạn chế tính tự chủ trong xây

dựng chương trình đào tạo nghề của các trường; và do vậy, chưa tạo điều kiện cho các trường gia tăng tính sáng tạo, sự khác biệt và đặc trưng riêng của mỗi trường. Mặt khác, nó làm cho các trường không thể linh hoạt điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với môi trường sản xuất đang thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, hầu hết những người được hỏi ý kiến đều thống nhất với đề xuất của tác giả về quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra và để

cho các trường tự chủ xây dựng chương trình đào tạo như quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.

b. Về các biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra

Về xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo nghề: Hầu hết các chuyên gia, giảng viên, doanh nghiệp và cựu sinh viên cho rằng cách tiếp cận theo cách lấy mục tiêu đào tạo làm cơ sở ban đầu để dự thảo chuẩn đầu ra là hợp lý và khả thi.

Hầu hết các nhà doanh nghiệp khi góp ý cho chất lượng đào tạo hiện nay đều cho rằng: sinh viên ra trường còn yếu về kỹ năng nghề, thiếu tự tin, yếu về giao tiếp và làm việc việc nhóm … Vì vậy, việc bổ sung các tiêu chí, tiêu chuẩn này vào chuẩn đầu ra là hết sức cần thiết.

Trong tổ chức đào tạo nghề, đa số các chuyên gia quan tâm đến hình thức đào tạo trải nghiệm thực tế. Việc xây dựng môi trường học tập cho SV trải nghiệm tại trường bằng cách tổ chức xưởng thực tập sản xuất, tạo môi trường học tập như thực tế doanh nghiệp là khả thi và hiệu quả tốt, kết quả đào tạo chắc chắn đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Nếu nhà trường và doanh nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ, cùng tham gia vào quá trình đào tạo thì hình thức đào tạo trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng như các kỹ năng mềm khác. Và như vậy, sinh viên tốt nghiệp chắc chắn sẽ đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng

yêu cầu doanh nghiệp. Đây là đề xuất rất hợp lý, rất cấp thiết trong hoạt động đào tạo nghề khi chưa có giải pháp vĩ mô, có tính ràng buộc giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Các chuyên gia đề nghị các trường cần chủ động liên kết với doanh nghiệp tổ chức dạy học trải nghiệm; tất nhiên, phải đảm bảo lợi ích cả 3 bên: nhà trường, doanh nghiệp và người học thì sự liên kết ấy mới bền vững.

Việc đánh giá kết quả đào tạo như thế nào để khẳng định sinh viên ra trường đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn đầu ra được đa số các chuyên gia cho là rất quan trọng, rất cần thiết và hợp lý. Các nội dung kiểm tra cần bao quát để đánh giá được toàn diện năng lực và phẩm chất của sinh viên, các nguồn bằng chứng đa dạng, các phương pháp thực hiện linh hoạt.

3.2.1.2. Phân tích định lượng

Đề tài đã tiến hành xin ý kiến của bốn nhóm đối tượng, gồm: Nhóm chuyên gia: 16 người, nhóm giảng viên: 10 người, nhóm doanh nghiệp: 10 người, nhóm cựu sinh viên: 10 người.

Tổng số người được khảo sát là 46, (phụ lục VIII). Có 5 mức đánh giá:

Mức 1 là thấp nhất; mức 5 là cao nhất. Ví dụ: 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 là không đồng ý; 3 là trung bình; 4 là đồng ý; 5 là hoàn toàn đồng ý.

Dựa vào số liệu thu thập được từ phiếu xin ý kiến, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu như sau:

1. Đánh giá: Mô hình và quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra (chỉ tiêu 1): Thống kê mô tả (bảng 3.1), (biểu đồ 3.1)

Bảng 3.1: Thống kê mô tả chỉ tiêu 1

Chỉ tiêu N Minimum Maximum Trung bình Độ lệch chuẩn

Tính khoa học 1 46 2 5 4.04 1.010

Tính khả thi 1 46 2 5 3.76 .874

Tính hợp lý 1 46 2 5 3.67 .920

Số chuyên gia 46

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thống kê ý kiến chuyên gia cho chỉ tiêu 1

Kết luận: Với kết quả trình bày ở bảng (3.1), khi được hỏi về chỉ tiêu 1, 46 chuyên gia được khảo sát cho biết: Tính khoa học (4.04 điểm), tính khả thi (3.76 điểm), tính hợp lý (3.67 điểm), cho thấy đề xuất của tác giả về Mô hình và quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra về ba tiêu chí: Tính khoa học, tính khả thi và tính hợp lý được tất cả các chuyên gia đồng ý, với mức điểm xoay quanh 4; thấp nhất là tính hợp lý 3.67, cao nhất là tính khoa học 4.07.

2. Đánh giá: Các biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra (chỉ

tiêu 2): Thống kê mô tả (bảng 3.2), (biểu đồ 3.2)

Biều đồ 3.2. Biểu đồ thống kê ý kiến chuyên gia cho chỉ tiêu 2 Kết luận: Với kết quả được trình bày ở bảng (3.2), khi được hỏi về chỉ tiêu 2, 46 chuyên gia khảo được khảo sát cho biết: Tính khoa học (3.70 điểm), tính khả thi (4.13 điểm), Tác dụng (4.33 điểm), cho thấy đề xuất của tác giả về Các biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo định hướng chuẩn đầu ra về ba tiêu chí: Tính hợp lý, tính khả thi và tác dụng được tất cả các chuyên gia đồng ý, với mức điểm xoay quanh 4; thấp nhất là tính khoa học 3.70, cao nhất là tác dụng 4.33.

Bảng 3.2. Thống kê mô tả chỉ tiêu 2

Chỉ tiêu N Minimum Maximum Trung bình Độ lệch chuẩn

Tính hợp lý 2 46 2 5 3.70 .916

Tính khả thi 2 46 2 5 4.13 .806

Tác dụng 2 46 2 5 4.33 .818

Số chuyên gia 46

Nhận xét chung:

Cả 2 nội dung đưa ra xin ý kiến đánh giá của chuyên gia, gồm:

1. Đánh giá: Mô hình và quy trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra.

2. Đánh giá: Các biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra.

được hầu hết các chuyên gia thống nhất đồng ý. Kết quả này cho thấy, đề tài có thể vận dụng vào thực tế đào tạo nghề May thời trang trình độ cao đẳng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đạt CĐR, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và xã hội.

3.2.1.3. Đánh giá bản dự thảo chuẩn đầu ra nghề May thời trang trình độ cao đẳng

Kết quả đánh giá của các chuyên gia cho bản dự thảo CĐR được mô tả bằng các bảng dưới đây:

1. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về các khối kiến thức, kỹ năng trong dự thảo chuẩn đầu ra: (bảng 3.3), (biểu đồ 3.3)

Bảng 3.3. Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia về các khối kiến thức, kỹ năng trong dự thảo chuẩn đầu ra

STT Nhóm Đầy đủ Cần bổ sung

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

01 Chuyên gia 12 75 4 25

02 Doanh nghiệp 9 90 1 10

03 Giảng viên 8 80 2 20

04 Cựu sinh viên 10 100 0 0

Tổng cộng 39 84,8 7 15,2

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ kết quả xin ý kiến chuyên gia về các khối kiến thức, kỹ năng trong dự thảo chuẩn đầu ra

Nhận xét: Qua kết quả xin ý kiến, đa số người được xin ý kiến (84,4%) đều cho rằng các khối kiến thức, kỹ năng trong dự thảo chuẩn đầu ra là đầy đủ.

Những ý kiến đề nghị cần bổ sung (15,2%) tập trung vào khối kiến thức, kỹ

năng nghề, đó là: Không nên tách rời kiến thức nghề và kỹ năng nghề đối với

những nội dung có liên quan chặt chẽ nhau như: phương pháp thiết kế và kỹ

năng thiết kế, phương pháp may và kỹ năng may… mà nên tích hợp lại để dễ theo dõi trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

2. Kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra về kiến thức nghề: (bảng 3.4), (biểu đồ 3.4)

Bảng 3.4. Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra về kiến thức nghề

STT Nhóm Chấp nhận được Cần điều chỉnh

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

01 Chuyên gia 10 62,5 6 37,5

02 Doanh nghiệp 8 80 2 20

03 Giảng viên 7 70 3 30

04 Cựu sinh viên 9 90 1 10

Tổng cộng 34 73,9 12 26,1

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra về kiến thức nghề

Nhận xét: Qua kết quả xin ý kiến, đa số người được xin ý kiến (73,9%) đều cho rằng chuẩn đầu ra kiến thức nghề trong dự thảo là chấp nhận được.

Những ý kiến đề nghị cần điều chỉnh (26,1%) tập trung góp ý làm rõ câu chữ

cho rõ ý hơn.

3. Kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề: (bảng 3.5), (biểu đồ 3.5)

Bảng 3.5. Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề

STT Nhóm Chấp nhận được Cần sửa

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

01 Chuyên gia 11 68,7 5 31,3

02 Doanh nghiệp 7 70 3 30

03 Giảng viên 8 80 2 20

04 Cựu sinh viên 9 90 1 10

Tổng cộng 35 76,1 11 23.9

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề

Nhận xét: Qua kết quả xin ý kiến, đa số người được xin ý kiến (76,1%) đều cho rằng chuẩn đầu ra kỹ năng nghề trong dự thảo là chấp nhận được. Những ý kiến đề nghị cần sửa (23,9%) chủ yếu là bổ sung làm rõ thêm một số nội dung.

4. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về chuẩn đầu ra kỹ năng mềm: (bảng 3.6), (biểu đồ 3.6)

Bảng 3.6. Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra kỹ năng mềm

STT Nhóm Chấp nhận được Cần sửa

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

01 Chuyên gia 9 56,3 7 43,7

02 Doanh nghiệp 6 60 4 40

03 Giảng viên 7 70 3 30

04 Cựu sinh viên 8 80 2 20

Tổng cộng 30 65,2 16 34,8

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra kỹ năng mềm

Nhận xét: Qua kết quả xin ý kiến, đa số người được xin ý kiến (65,2%) đều cho rằng chuẩn đầu ra kỹ năng mềm trong dự thảo là chấp nhận được. Những

ý kiến đề nghị cần sửa (34,8%) nêu thêm là nếu còn quỹ thời gian thì nên dành cho việc luyện tập thực tế nhiều hơn.

5. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về chuẩn đầu ra phẩm chất, thái độ: (bảng 3.7), (biểu đồ 3.7)

Bảng 3.7. Bảng kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra phẩm chất, thái độ

STT Nhóm Đầy đủ Cần sửa

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

01 Chuyên gia 11 68,8 5 31,2

02 Doanh nghiệp 6 60 4 40

03 Giảng viên 8 80 2 20

04 Cựu sinh viên 9 90 1 10

Tổng cộng 34 73,9 12 26,1

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ kết quả xin ý kiến chuyên gia đối với dự thảo chuẩn đầu ra phẩm chất, thái độ

Nhận xét: Qua kết quả xin ý kiến, đa số người được xin ý kiến (73,9%) đều cho rằng chuẩn đầu ra phẩm chất, thái độ trong dự thảo là khá đầy đủ. Những ý kiến đề nghị cần sửa (26,1%) chỉ lưu ý nhấn mạnh rèn luyện sự tự tin, sự đam mê nghề nghiệp, luôn luôn cầu thị và không ngại gian khó, không ngại va chạm.

Nhận xét chung:

Qua kết quả xin ý kiến, đa số người được xin ý kiến đồng ý với dự thảo chuẩn đầu ra do tác giả đề xuất. Những nội dung đề nghị cần sửa, điều chỉnh, bổ sung chỉ tập trung làm rõ câu chữ, rõ ý và tăng thời gian luyện tập thực tế các kỹ năng.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO CHUẨN ĐẦU RA (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w