1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO CHUẨN ĐẦU RA
1.3.1. Xây dựng chuẩn đầu ra của nghề
1.3.1.1. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng chuẩn đầu ra a. Mục đích xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
Theo Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH, ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành ĐT trình độ đại học, cao đẳng nêu rõ mục đích xây dựng và công bố chuẩn đầu ra:
- Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát;
Thực hiện những cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo để
cán bộ quản lý, giảng viên và người học nổ lực vươn lên trong giảng dạy và học tập; đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp học tập; đồng thời xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra.
- Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về
kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.
- Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động. [5]
Ngoài ra, theo công văn số 5543/BGDĐT-GDCN, ngày 9/9/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành ĐT trung cấp chuyên nghiệp còn trình bày thêm:
- Giúp các cơ sở đào tạo tự rà soát và xác định lại mục tiêu đào tạo của chương trình giáo dục theo các chuẩn đầu ra và làm căn cứ đổi mới nội dung, kết cấu chương trình, phương pháp dạy - học, thi kiểm tra đánh giá và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng khác.
- Nhằm cung cấp thông tin cho học sinh, giảng viên, doanh nghiệp và toàn xã hội biết khả năng học sinh làm được gì sau khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần phải có để có thể có việc làm, thu nhập, phát triển bản thân và xây dựng cộng đồng. [6]
Việc công bố CĐR đối với mỗi nhà trường còn có mục đích:
- Khẳng định thương hiệu của trường, khẳng định trách nhiệm của trường đối với xã hội bằng cách công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng và cụ thể
chất lượng đầu ra của trường để nhà trường dễ quản lý chất lượng đào tạo của mình và xã hội dễ giám sát và đánh giá được chất lượng sản phẩm đào tạo của trường.
- Làm cơ sở để trường thiết kế hoặc điều chỉnh chương trình đào tạo của trường đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây là mục đích chính của việc xây dựng CĐR.
- Làm cơ sở để đổi mới PPDH, thi, kiểm tra đánh giá.
b. Ý nghĩa của chuẩn đầu ra
Trong bối cảnh giáo dục ngày nay, việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra là điều hết sức cần thiết của mỗi cơ sở đào tạo.
- Chuẩn đầu ra tác động đến mọi thành viên trong nhà trường, từ giảng viên, cán bộ, công nhân viên đến học sinh, sinh viên; giúp nhận biết và nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao để cố gắng đạt được kết quả đã đề ra.
- Người dạy cố gắng hướng dẫn người học lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ
năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, thái độ để đạt chuẩn đầu ra. Vì vậy cả người dạy và người học cùng cộng tác, cùng tư duy, tiến tới và vận dụng những phương pháp dạy học tiên tiến nhất để đạt chuẩn đầu ra một cách tốt nhất.
- Ngoài các chuẩn đầu ra về chuyên môn, nhà trường và người học cần có
chuẩn đầu ra về kiến thức và kỹ năng chung mà người học phải phấn đấu đạt được sau khi tốt nghiệp để có đủ điều kiện, cơ sở nâng cao chuyên môn như:
tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng khác. Đây là điều kiện giúp người học làm việc có hiệu quả trong môi trường làm việc hiện đại, ngày càng quốc tế hóa, khoa học – công nghệ tăng nhanh, cái cũ nhanh chóng lạc hậu nhường chỗ cho cái mới ra đời.
Và cũng vì vậy, chuẩn đầu ra cũng không cố định mà phải được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học – công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.
1.3.1.2. Yêu cầu của chuẩn đầu ra trình độ đại học, cao đẳng
Việc xây dựng CĐR của một trường đại học, cao đẳng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- CĐR phải phù hợp với chủ trương, mục tiêu và nhu cầu phát triển lĩnh vực đào tạo của trường trong thời kỳ hội nhập, phù hợp với sứ mạng và năng lực của nhà trường. Có như vậy CĐR mới đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi.
- CĐR được xây dựng phải đáp ứng nhu cầu của xã hội, yêu cầu của SV, của người sử dụng sản phẩm đầu ra (doanh nghiệp), yêu cầu của người tài trợ…, nghĩa là đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.
- CĐR phải có tính bền vững nhưng không cố định mà phải có tính linh động, nghĩa là có tính phát triển bền vững, phát triển (thay đổi) theo sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, phát triển theo sự thay đổi của thực tiễn sản xuất. Hàng năm, nhà trường cần khảo sát thực tiễn, tham khảo những ý kiến phản hồi của các bên liên quan để điều chỉnh CĐR cho thích hợp.
- Về mặt chuyên môn, các tiêu chuẩn, tiêu chí của CĐR phải được mô tả cụ thể
và chi tiết để có thể quan sát được, đo đạc được; sử dụng ngôn ngữ (khái niệm) chính xác và dễ hiểu để mọi người đều hiểu như nhau; các tiêu chuẩn, tiêu chí của CĐR phải đầy đủ, bao hàm các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng (cứng và mềm) và thái độ mà họ sẽ tích lũy được khi kết thúc chương trình đào tạo, nghĩa là họ có được các năng lực đáp ứng yêu cầu hành nghề theo chuẩn quy định. Các yêu cầu này sẽ giúp cho nhà trường dễ dàng quản lý chất lượng đào tạo, giúp cho các bên liên quan dễ dàng giám sát và đánh giá chất lượng nguồn lực lao động do nhà trường đào tạo ra.
- Một trong những yêu cầu quan trọng của CĐR được thiết kế tốt là khi đọc một văn bản CĐR, SV biết mình sẽ phải làm gì và làm tốt như thế nào để đáp ứng được những CĐR yêu cầu.
1.3.1.3. Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra của một nghề
Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn quy trình xây dựng CĐR để các trường tổ chức xây dựng CĐR của các ngành đào tạo của trường. Quy trình này cũng có thể
vận dụng xây dựng CĐR của nghề. Tuy nhiên, đây là quy trình hướng dẫn về
Hình 1.1. Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra của một nghề (1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7) Duyệt ở trường. Công bố chuẩn đầu ra của nghề Hoàn thiện văn bản
chuẩn đầu ra.
Phân tích các văn bản liên quan tới chuẩn đầu ra của nghề
Các yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, kỹ năng mềm…Các yêu cầu về chuyên môn: kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
Xây dựng khung chuẩn đầu ra
Khảo sát thực tiễn nghề nghiệp Dự thảo chuẩn đầu ra của nghề
Xin ý kiến chuyên gia. Hội thảo cấp khoa
Đạt yêu cầu
Sau khi sửa Cần sửa
mặt quản lý - hành chính hơn là hướng dẫn về mặt chuyên môn – nghề nghiệp (Phụ lục VI). Bước 3 của quy trình này quy định các khoa tổ chức xây dựng dự thảo CĐR cho nghề mà khoa đào tạo. Để xây dựng CĐR cho một nghề thì không thể vận dụng quy trình nói trên được mà cần một quy trình về mặt chuyên môn – nghề nghiệp: Quy trình xây dựng CĐR của một nghề. Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đề cập đến quy trình này. Tác giả đã xây dựng quy trình này để vận dụng xây dựng CĐR của nghề. Quy trình xây dựng CĐR cho một nghề đào tạo có thể mô tả theo sơ đồ dưới đây: (hình 1.1)
Bước 1: Phân tích các văn bản, tài liệu tham khảo làm cơ sở cho việc thiết kế CĐR của nghề, bao gồm:
- Các văn bản pháp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước; các Bộ, ngành.
- Cơ sở thực tiễn: Các yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, kỹ năng mềm; các yêu cầu về chuyên môn: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp…
Việc nghiên cứu các cơ sở pháp lý và thực tiễn này để đảm bảo cho việc xây dựng CĐR không có điểm nào trái với các văn bản pháp luật và chủ trương của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục; đảm bảo rằng tất cả những yêu cầu về chất lượng của sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế sẽ được thể
hiện trong CĐR.
Bước 2: Xây dựng khung CĐR của nghề.
- Cáckiến thức cơ bản - Các kỹ năng cơ bản
-Các kiến thức chuyên ngành -Các kỹ năng chuyên ngành
-Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
-Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm - Kỹ năng tư duy, sáng tạo
-Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp - Kỹ năng và thái độ cá nhân
-Khả năng đảm nhận các công việc -Khả năng phát triển
Cấu trúc và các thành phần của khung CĐR được mô tả như sau (hình 1.2):
1. Các kiến thức, kỹ năng
chung
2. Các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành
3. Kỹ năng mềm
4. Phẩm chất, thái độ
5. Các khả năng
Hình 1.2. Cấu trúc và các thành phần của khung chuẩn đầu ra Bước 3: Khảo sát thực tiễn hoạt động của nghề tại các cơ sở sử dụng lao động được đào tạo.
Phương pháp khảo sát thực tiễn này là sự kết hợp nhiều hình thức, phương pháp điều tra như: quan sát và ghi lại thông tin về các hoạt động của người lao động, điều tra, phỏng vấn…Mục đích của việc khảo sát này là thu nhận thông tin chi tiết, cụ thể về các công việc cụ thể của người lao động, các yêu cầu về trình độ, mức độ kỹ năng hành nghề của họ.
Đây là bước quan trọng nhất của quy trình thiết kế CĐR. Đây cũng là khâu đảm bảo cho CĐR, và do đó cả mô hình đào tạo theo CĐR đáp ứng được được đầy đủ yêu cầu của thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
Bước 4: Dự thảo CĐR của nghề dựa trên kết quả thu được từ bước 2 và bước 3.
Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia đánh giá, góp ý kiến cho bản dự thảo CĐR và hội thảo cấp khoa.
Các chuyên gia cần xin ý kiến là những người đã và đang làm việc trong nghề (cả lĩnh vực ĐT và lĩnh vực hành nghề) gồm: các chuyên gia trong lĩnh
vực GD&ĐT, các cán bộ quản lý, GV của các trường có ĐT nghề, cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm việc trong nghề, các SV đã tốt nghiệp và đang hành nghề, các công nhân lành nghề. Sau khi nhận các bản nhận xét, góp ý của chuyên gia, tùy theo ý kiến góp ý và nhận xét cần sửa thì có thể quay về bước 2 để sửa khung CĐR hoặc bước 4 sửa dự thảo CĐR. Các ý kiến lớn, quan trọng cần trao đổi trực tiếp với chuyên gia để trình bày rõ hơn ý tưởng của tác giả và để rõ hơn ý của chuyên gia. Sau khi hoàn thiện việc xin ý kiến chuyên gia thì chuyển sang bước 6.
Bước 6: Trên cơ sở phân tích ý kiến chuyên gia, tiến hành điều chỉnh, sửa chữa bản dự thảo CĐR của nghề.
Bước 7: Trình hội đồng cấp trường xét duyệt. Báo cáo cơ quan chủ quản và công bố CĐR.
Hằng năm, nhà trường rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu của các nhà tuyển dụng theo từng thời kỳ.