1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO CHUẨN ĐẦU RA
1.3.3. Một số biện pháp thực hiện đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra
Để thực hiện mô hình đào tạo nghề theo CĐR có kết quả tốt, cần nghiên cứu triển khai vào thực tiễn đào tạo nghề một số công việc (biện pháp) sau đây:
- Thiết kế CĐR của CTĐT có chất lượng tốt.
- Trên cơ sở CĐR, xây dựng mới hoặc điều chỉnh CTĐT hiện có nhằm giúp SV đạt được các kiến thức, kỹ năng, thái độ qui định trong các tiêu chuẩn, tiêu chí trong CĐR.
- Áp dụng các phương pháp dạy học hiệu quả và xây dựng môi trường học tập cho phép SV có nhiều trải nghiệm thực tế giúp họ cũng cố, phát triển các kiến thức, kỹ năng đã chiếm lĩnh được trong hoạt động thực tế.
- Xây dựng các phương pháp đánh giá nhằm thu được các thông tin phản hồi cần thiết để xác định chất lượng và điều chỉnh quá trình DH.
Các biện pháp trên có thể thực hiện đồng bộ cũng có thể lồng ghép một vài biện pháp với nhau để đảm bảo triển khai mô hình ĐT trên có kết quả.
1.3.3.1. Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo với chất lượng tốt Đây là công việc/biện pháp đầu tiên cần triển khai để làm cơ sở thiết kê
́/điều chỉnh CTĐT và cơ sở để triển khai các công việc/biện pháp khác. Về lý luận, vấn đề này đã trình bày ở phần trên nên không mô tả tóm tắt lý luận ở
đây nữa.
1.3.3.2. Phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra
Một trong những vấn đề quan trọng khi phát triển CTĐT là phương pháp tiếp cận nào hay nói cách khác là phương pháp luận phát triển chương trình là gì?
Hiện nay tiếp cận CDIO được coi là xu hướng có tính thời đại được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam chọn làm phương pháp luận. Cải cách giáo dục kỹ thuật nhằm giải quyết 2 vấn đề cơ bản là các trường đại học kỹ thuật phải làm gì và làm như thế nào để đào tạo SV đáp ứng được các yêu cầu của thời đại trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật và công nghệ liên tục phát triển và bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Phương pháp luận này dùng
trong phát triển CTĐT đáp ứng CĐR, trong đó đề cương CDIO là cơ sở để
xây dựng CĐR cho các chương trình kỹ thuật. [23]
Cấu trúc của CĐR bao gồm các thành phần khác nhau. Một CTĐT được thiết kế tốt cần bao hàm 6 thành phần sau: Mục tiêu CTĐT, CĐR CTĐT, ý tưởng thiết kế CTĐT, khung CTĐT, ma trận các môn học, đề cương môn học.
Qui trình phát triển CTĐT đáp ứng CĐR với 6 thành phần trên sẽ gồm 3 giai đoạn như sau:
1. Xây dựng chuẩn đầu ra: bao gồm (1) tuyên bố mục tiêu chương trình đào tạo; (2) xây dựng và phê chuẩn chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn tốt nghiệp.
2. Thiết kế khung chương trình đào tạo: bao gồm (3) hình thành ý tưởng thiết kế chương trình đào tạo; (4) thiết kế khung chương trình đào tạo; (5) thiết kế ma trận các môn học đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.
3. Thiết kế đề cương bài giảng: bao gồm (6) xác lập chuẩn đầu ra môn học, thiết kế dạy và học và đánh giá đáp ứng chuẩn đầu ra môn học”. [53,tr.31]
Bước này là bước phải làm đầu tiên sau khi đã có CĐR để thực hiện ĐT nghề theo CĐR. Những cơ sở đang ĐT theo chương trình ĐT mới xây dựng thì có thể dựa trên CĐR để điều chỉnh chương trình, cập nhật kiến thức mới để đáp ứng CĐR.
Phát triển CTĐT là công việc khó, phức tạp và phải được cơ quan quản lí Nhà nước giao cho một cơ sở đào tạo hoặc một tập thể các nhà khoa học thực hiện. Vì vậy công việc này không thuộc phạm vi nghiên cứu triển khai của đề tài luận án này. Do đó, ở đây tác giả chỉ trình bày một số vấn đề cơ bản về lí luận thuộc lĩnh vực phát triển CTĐT.
1.3.3.3. Vận dụng phương pháp dạy học hiệu quả đáp ứng chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra môn học
Hoạt động dạy và học Đánh giá học tập
Hình 1.5. Nguyên lí thiết kế giảng dạy nhất quán với chuẩn đầu ra Nguyên lý/nguyên tắc thiết kế dạy học hiệu quả là đảm bảo sự nhất quán giữa các hoạt động dạy và học và kiểm tra đánh giá với các CĐR (gọi là nguyên lý CA). (hình 1.5) [53, tr.29]
Theo nguyên lý/nguyên tắc này việc dạy cần phải được nhấn mạnh là tạo điều kiện cho hoạt động học chủ động và trải nghiệm. Các phương pháp học chủ động thu hút SV trực tiếp tham gia và các hoạt động tư duy; giải quyết vấn đề; khám phá, áp dụng, phân tích và đánh giá các ý tưởng. Học chủ động được xem là trải nghiệm khi SV trực tiếp thực hành vận dụng kiến thức, kỹ
năng vào thực tiễn nghề nghiệp như là đề án thiết kế, triển khai, mô phỏng, các tình huống vận dụng trong bối cảnh khác nhau, thực hành trong môi trường giống như thực…. Học chủ động cũng giúp SV kết nối tốt hơn những gì đã học với những khái niệm mới.
Sinh viên nên biết gì và có thể làm được gì sau khi học môn học?
Các hoạt động Sinh viên nên gì là phù hợp thể hiện như cho SV thế nào để để đạt chứng tỏ rằng
được các họ đã đạt chuẩn được các đầu ra? chuẩn đầu ra?
Để tăng cường học chủ động và trải nghiệm, ngoài việc sử dụng các PPDH tích cực còn có thể dùng một số kỹ thuật DH. Chẳng hạn, GV dùng thẻ “bùn”
để thu thập thông tin phản hồi từ SV. Gần cuối mỗi buổi học, GV đề nghị SV ghi lại vào thẻ “bùn” các khái niệm hoặc ý tưởng – các điểm mà SV thấy không rõ ràng nhất, khó hiểu nhất khi tham gia bài học và nộp lại cho GV.
GV sẽ nghiên cứu các thẻ này và trả lời SV vào giờ học sau, hoặc trả lời SV qua trang web hoặc gởi email trả lời cho cả lớp. Một kỹ thuật DH khác cũng dễ sử dụng mà cho nhiều thông tin phản hồi từ phía SV giúp GV điều chỉnh PPDH của mình. Kỹ thuật DH này là sử dụng các câu hỏi khái niệm, đó là các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra sự hiểu biết của SV, chỉnh sửa những sự hiểu lầm của họ và điều chỉnh PPDH.
Khi thiết kế DH hiệu quả đáp ứng CĐR ta có thể áp dụng mô hình học tập của Klob. Mô hình được mô hình hóa như sau: (hình 1.6) [23, tr.134]
Hình 1.6. Mô hình học tập (phỏng theo Klob, 1994)
- Với cách dạy và học khái quát hóa trừu tượng (abstract generalization), tương ứng với giờ giảng dạy thông thường: Giảng viên nên đóng vai trò chuyên gia
TRẢI NGHIỆM CỤ THÊ
QUAN SÁT CÓ SUY NGẪM THỰC NGHIỆM
CHỦ ĐỘNG
KHÁI QUÁT HÓA TRỪU TƯỢNG
cung cấp thông tin một cách logic và có tổ chức, trong khi vẫn tạo điều kiện cho SV suy ngẫm những gì cần học.
- Với cách dạy và học thực nghiệm chủ động (active experimentation), tương ứng với giờ học trong phòng thí nghiệm: Giảng viên nên đóng vai trò như ngưới hướng dẫn, chỉ dẫn cho các thí nghiệm và phản hồi trong đó SV làm việc một cách chủ động đối với nhiệm vụ đã đươc xác định và học thông qua những thử - sai trong môi trường cho phép họ có thể thất bại một cách an toàn để mà học làm việc chuyên môn và chuyên nghiệp.
- Với cách dạy và học quan sát có suy ngẫm (reflective observation): Giảng viên nên đóng vai trò là người thúc đẩy hoặc tư vấn, giải thích mối tương quan giữa tài liệu môn học với kinh nghiệm, sở thích và nghề nghiệp trong tương lai của SV, để cho họ hiểu tại sao phải học những tài liệu liên quan.
- Với cách dạy và học trải nghiệm cụ thể (concrete experience): Giảng viên nên đứng ngoài cuộc và đóng vai trò như đồng nghiệp của SV, tạo điều kiện tối đa cho SV tự khám phá thông qua áp dụng tài liệu học tập vào những tình huống mới để giải quyết những vấn đề thực tế, để trả lời câu hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra nếu như…?”. [53, tr.134]
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về phương pháp và kỹ thuật DH hiệu quả phát triển học chủ động và trải nghiệm để có thể nghiên cứu triển khai áp dụng mô hình đào tạo theo CĐR vào thực tế ĐT nghề.
Chất lượng của quá trình ĐT nghề theo CĐR phụ thuộc vào mức độ đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng nghề. Trong dạy nghề, kỹ
năng nghề chiếm vị trí có tính quyết định tới chất lượng ĐT. Trong tổ chức ĐT nghề, SV càng được trải nghiệm nghề nghiệp nhiều trong các xưởng thực tập sản xuất thì trình độ kỹ năng nghề sẽ càng được nâng cao. Hơn nữa, các kỹ năng khác như kỹ năng làm việc cộng đồng, kỹ năng hợp tác, giao tiếp…
cũng được củng cố.
1.3.3.4. Đào tạo nghề có sự tham gia của các bên liên quan
Bên cạnh biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho SV trong ĐT nghề thì biện pháp mời các bên sử dụng sinh viên ra trường tham gia vào quá trình đào tạo nghề là biện pháp rất quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt biện pháp này, nhà trường và các bên sử dụng sinh viên ra trường cần thống nhất thực hiện tốt những đề xuất sau đây:
(1) Mời các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia của các cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu chuyên ngành dạy một số môn học/mô đun đào tạo nghề (hoặc một số nội dung trong môn học/mô đun đào tạo nghề).
(2) Mời các chuyên gia nói chuyện về thực tế nghề: Yêu cầu đối với người lao động, báo cáo về công nghệ mới, phương pháp quản lý sản xuất mới trong nghề.
(3) Tổ chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp.
Hoạt động này giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, nơi họ sẽ làm việc sau này. Thời gian tham quan được bố trí trong chương trình ngoại khóa, ngoài thời gian đào tạo của các môn học/mô đun đào tạo nghề. Có thể bố trí cho sinh viên tham quan theo từng chuyên đề sau khi học xong các môn học/mô đun đào tạo nghề đó, hoặc kết hợp tham quan nhiều chuyên đề trong chuỗi công việc của quy trình sản xuất. Sau tham quan, yêu cầu sinh viên có báo cáo thu hoạch và giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả nhận thức, tìm hiểu của sinh viên để rút kinh nghiệm, làm sáng tỏ hơn nội dung các môn học/mô đun đào tạo nghề bằng trực quan thực tế tại cơ sở sản xuất.
CHUẨN ĐẦU RA
Thăm dò, sắp xếp chỗ và các bài kiểm tra chuẩnhóa
Thảo luận nhóm và thuyết trình
Tiến trình hoạt động nhóm và chuẩn bị bài tập ởnhà
Quan sát và đánh giá chéo
Kỹ thuật đánh giá trong lớp học
Kiến tạo sản phẩmBài thu hoạch, đồ án tốt nghiệp, tường trình, hồ sơ năng lực Thi/Bài kiểm tra ngắn
Suy ngẫm và các câu hỏi tư duy
Bài tập dựa trên vấn đề/ nhiệm vụ được giao (4) Đưa SV xuống các doanh nghiệp để rèn luyện kỹ năng thực hành nghề trực
tiếp trên các dây chuyền sản xuất cũng như rèn luyện các nghiệp vụ khác trực tiếp tại các vị trí công tác trong nhà máy.
1.3.3.5. Đánh giá kết quả học tập dựa trên chuẩn đầu ra
Đánh giá kết quả học tập là bước cuối cùng để khẳng định người học có đạt được chuẩn đầu ra hay không? Đây là những bằng chứng xác định thành quả học tập của người học. Các nguồn bằng chứng để đánh giá có thể tham khảo ở
hình (1.7).
Hình 1.7. Các nguồn bằng chứng cho đánh giá kết quả học tập Những nhiệm vụ liên quan đến đánh giá bao gồm:
1. Xác định chuẩn đầu ra theo những động từ chủ động.
2. Xác định các nguồn bằng chứng.
3. Xác lập các tiêu chí để đánh giá bằng chứng.
4. Thiết kế đáp án, hướng dẫn chấm điểm và thang đánh giá.
5. Đặt ra các tiêu chuẩn (chất lượng và cấp độ, để minh họa bằng các bằng chứng) dùng để đánh giá bằng chứng học tập. [53, tr.143]
Qui trình đánh giá kết quả học tập nhất quán với CĐR: Là qui trình đánh giá lấy việc học làm trung tâm, nghĩa là tương ứng với các CĐR. Qui trình đánh giá gồm 4 bước. [23, tr.178-188]
- Bước 1: Xác định CĐR
Việc đánh giá kết quả học tập của SV bắt đầu bằng việc xác định CĐR mà SV sẽ đạt được, đó là kết quả của việc giảng dạy và các trải nghiệm học tập có liên quan. Vấn đề này đã được trình bày ở mục 1.3.1.
- Bước 2: Nhất quán các phương pháp đánh giá với các CĐR
Sau khi xác định được các CĐR, chúng cần được sắp xếp lại theo từng thể
loại nhằm tạo thuận lợi cho việc lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp.
Bảng (1.1) trình bày những hướng dẫn cơ bản cho việc lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp nhất quán với các thể loại cụ thể của CĐR. [23, tr.181]
Bảng 1.1. Nhất quán các phương pháp đánh giá với chuẩn đầu ra Các câu
hỏi vấn đáp và viết
Xếp hạng năng lực
Xét duyệt sản phẩm
Nhật ký kỹ thuật và hồ sơ thành tích
Các công cụ tự báo cáo Hiểu khái niệm ×
Giải quyết vấn đề và hiểu biết về quy trình
× ×
Sáng tạo và tổng hợp kiến thức
× × ×
Các kỹ năng và các quy trình
× × × ×
Thái độ × × ×
- Bước 3: Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của SV
Đánh giá kết quả học tập của SV sử dụng nhiều phương pháp thu thập chứng cứ trước, trong và sau các hoạt động học tập để khẳng định những thành quả thay đổi về kiến thức, kỹ năng và thái độ của SV sau quá trình học
tập. Một số phương pháp đánh giá kết quả học tập cũng đồng thời là phương pháp giảng dạy hiệu quả. Bằng chứng của việc học tập được thu thập qua các câu hỏi vấn đáp và viết, xếp hạng năng lực, xét duyệt sản phẩm, nhật ký kỹ
thuật, hồ sơ thành tích và các công cụ tự báo cáo. Đây cũng chính là các phương pháp dùng để đánh giá kết quả học tập của SV.
- Bước 4: Sử dụng các kết quả đánh giá nhằm cải tiến việc dạy và học
Các kết quả đánh giá còn được sử dụng để cải tiến việc giảng dạy và học tập, cải tiến chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo đạt CĐR.