Phát triển hoạt động cho vay bán lẻ của Ngân hàng thương_mại

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 26 - 31)

Theo kinh tế học phát triển thì tăng trưởng là khái niệm diễn ra động thái biến đổi về mặt lượng của một sự vật hiện tượng một thực thể , còn phát triển là khái niệm có nội dung phản ánh rộng lớn hơn, nó không chỉ bao gồm sự thay đổi về lượng mà còn phản ánh những biến đổi về chất

Đối với sự phát triển của Ngân hàng thì phát triển hoạt động cho vay bán lẻ

mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn và hạn chế rủi ro bởi tác động của nhân tố bên ngoài vì đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Đồng thời hệ thống Ngân hàng bán lẻ sẽ tạo ra những tiện ích mới trong quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, tạo nền tảng hạ tầng cơ sở cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng, quản lý tập trung và sử lý dữ liệu trực tuyến, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay bán lẻ.

Như vậy Phát triển hoạt động cho vay bán lẻ là sự gia tăng về số lượng các hoạt động cung cấp, mạng lưới hoạt động và các tiện ích của sản phẩm, lựa chọn cơ cấu hoạt động phù hợp, nâng cao chất lượng của từng loại hình hoạt động nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của các chủ thể trong xã hội.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay bán lẻ 1.2.2.1..Dư nợ cho vay bán lẻ và số lượng khách hàng vay vốn

- Dƣ nợ:

Chỉ tiêu dư nợ biểu thị số vốn mà ngân hàng thương_mại đã cho khách hàng vay tại một thời điểm nào đó.Số liệu về dư nợ vay được lấy trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương_mại.

Chỉ tiêu dư nợ cho vay đánh giá được mức độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương_mại và để đánh giá được chính xác chỉ tiêu này thì ngân hàng thương_mại cần phải thường xuyên theo doĩ, tính toán để có thể dự báo được tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Nếu dư nợ cuối kì thấp và có xu hướng giảm dần chứng tỏ khoản vay của ngân hàng đang không có xu hướng tăng trưởng, mở rộng, thu hút khách hàng kém. Tuy nhiên, việc chỉ tiêu này cuối kì cao cũng chưa hoàn toàn đánh giá được tăng trưởng cho vay. Để đánh giá tốt hơn về tăng trưởng cho vay tại ngân hàng thương_mại thì cần kết hợp thêm với chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay thì mới có thể đánh giá một cách chính xác hơn khi mà mặc dù về số tuyệt đối thì dư nợ có thể tăng xong về số tương_đối thì tỷ lệ tăng trưởng của năm sau vẫn có thể thấp hơn năm trước”.

Trong đó: doanh nghiệpn: Dư nợ cho vay cuối kì n doanh nghiệp(n-1): Dư nợ cho vay cuối kì n-1

“Nếu chỉ tiêu dư nợ cho vay và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với khách hàng đều tăng và cao hơn so với năm trước thì chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng thương_mại đang tốt dần lên, thu hút được khách hàng, uy tín của ngân hàng cũng được cải thiện. Mặc dù vậy để đánh giá chất lượng khoản vay một cách toàn diện hơn thì cũng cần phải xem xét tới các chỉ tiêu khác nữa như về thu nợ vay hay nợ quá hạn của ngân hàng.

- Số lƣợng khách hàng:

Chỉ tiêu này cho biết về lượng khách hàng mà ngân hàng đã phục vụ qua các thời kỳ, từ đó phản ánh mức độ việc đáp ứng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đồng thời cũng đánh giá sự thu hút của khách hàng đối với ngân hàng. Với việc đẩy mạnh phát triển cho vay bán lẻ như hiện nay thì việc gia tăng số lượng khách hàng đến với ngân hàng trở nên vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương_mại qua mỗi năm”.

1.2.2.2. Thu nhập từ hoạt động cho vay bán lẻ

- Thu nhập từ cho vay bán lẻ = Thu từ cho vay bán lẻ – Chi phí cho vay bán lẻ.

“Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động của hoạt động cho vay bán lẻ từ đó có cái nhìn tốt hơn để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động cho vay cá nhân = Thu nhập cho vay cá nhân/

Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của các khoản vay. Cho ta biết được một đồng ngân hàng bỏ ra cho vay thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay mang lại cho ngân hàng càng lớn.

- Tỷ trọng lãi thu từ cho vay bán lẻ = Thu nhập lãi cho vay bán lẻ/ Tổng thu nhập cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh phần đóng góp của hoạt động cho vay bán lẻ vào lợi nhuận chung của hoạt động cho vay, từ đó giúp ngân hàng nắm bắt xu hướng phát triển hoạt động cho vay để có những điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh.

1.2.2.3. Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo sản phẩm

Cơ cấu dư nợ bán lẻ theo sản phẩm là con số hết sức ý nghĩa khi xem xét sự phát triển hoạt động cho vay bán lẻ theo chiều sâu. Điều này phản ánh mức độ quan tâm của khách hàng tới các hoạt động ngân hàng bao gồm: hoạt động huy động tiền gửi, hoạt động cho vay, hoạt động chuyển tiền, hoạt động thẻ, hoạt động ngân hàng điện tử,… thông qua tổng số lượng sử dụng trên tổng hoạt động mà ngân hàng cung cấp.

Dựa trên cơ cấu dư nợ bán lẻ theo sản phẩm, Chi nhánh ngân hàng có thể xem xét, so sánh với tiềm năng thực tế của từng hoạt động tại địa phương, qua đó tiếp tục phát triển những hoạt động đang chiếm tỷ trọng lớn cũng như tìm cách khai thác thêm các khách hàng sử dụng các hoạt động chiếm tỷ trọng chưa cao sao cho tương_xứng với tiềm năng.

1.2.2.4. Thị phần cho vay bán lẻ

Thị phần là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay bán lẻ. Thị phần hoạt động càng lớn tưc là lượng khách hàng sử dụng hoạt động cho vay bán lẻ ngày càng cao. Do đó, hoạt động bán lẻ càng đa dạng hóa và hoàn thiện hơn. Đây chính là kết quả tổng hợp của việc đa dạng hóa (tức phát triển theo chiều rộng) và nâng cao chất lượng sản phẩm (phát triển theo chiều sâu). Lợi ích lớn nhất mà các loại hình hoạt động mang lại cho ngân hàng thương_mại là lợi nhuận. Hoạt động cho vay bán lẻ không thể coi là phát triển nếu nó không mang lại lợi nhuận thuận thực tế cho ngân hàng”.

1.2.2.5. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn - Nợ quá hạn – Nợ xấu

“Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để phán ánh về mức độ an toàn cũng như chất lượng của một khoản vay đối với khách hàng của ngân hàng thương_mại.

Trong mục 5 và 6 - Điều 2 – Chương_1 – Quyết định số 22/VBHN-Ngân hàng Nhà nước “QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN

HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG”, ban hành ngày 04/06/2014: „Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn…. Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.‟

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn)/(Tổng dư nợ) * 100%

Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu)/(Tổng dư nợ) * 100%

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ là thấp, chất lượng cho vay của ngân hàng thấp dẫn tới tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng như nguy cơ mất vốn, gây mất khả năng thanh khoản, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng tới sự phát triển và uy tín của ngân hàng đồng thời cũng cho thấy quá trình thẩm định cho vay, sàng lọc hồ sơ cho vay còn gặp phải nhiều vấn đề hoặc do những biến động trong kinh tế, xã hội thay đổi dẫn tới việc khách hàng gặp khó khăn với nguồn thu tài chính dẫn tới khó hoặc không trả được nợ.

- Dự phòng

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xáy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

Mục đích của việc sử dụng Dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả. Dự phòng rủi ro tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm:

Dự phòng cụ thể: bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay

Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Một số chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng =( Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc trích lập)/(Tổng dƣ nợ kì báo cáo)

Hệ số bù đắp các khoản vay bị mất = (Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc trích lập)/(Dƣ nợ bị xóa)

1.2.2.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng

Được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng; thủ tục đơn giản, thuận tiện; cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn;

kỳ hạn và phương_thức thanh toán phù hợp; lãi suất cho vay hợp lý; giúp khách hàng hài lòng hơn về dịch vụ cho vay bán lẻ của ngân hàng. Khách hàng khi vay vốn mong muốn được đáp ứng nhu cầu, ngân hàng càng thỏa mãn tốt nhu cầu đó, khách hàng càng hài lòng, chất lượng cho vay bán lẻ của ngân hàng càng được đánh giá cao”.

Việc đánh giá mức độ hài lòng có thể chia làm 3 nhóm để hỏi ý kiến khách hàng: Rất hài lòng, hài lòng và không hài lòng. Thông qua kết quả thống kê sẽ giúp ngân hàng có những chính sách phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)