1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay bán lẻ của một số Ngân hàng Thương_mại và bài học cho Ngân hàng Thương_mại cổ phần Công Thương_Việt
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang
2.1.1.1 . Hoạt động huy động vốn
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương_mại, tổng huy động vốn của Chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc so với qua các năm nhờ việc đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền.
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: tỷ đồng
NGUỒN VỐN 2019 2020 2021 20/19 21/20
Số tiền % Số tiền % Tiền gửi KHDN
lớn 0,963 10,063 6,638 9,1 945,45 -3,425 -34,04
BHXH - - - -
Tiền gửi KHDN vừa và nhỏ
&ĐVHC sự nghiệp
207,788 298,538 482,250 90,75 43,67 183,713 61,54
Tiền gửi KHCN 2.507,250 2,767,025 3.358,075 259,775 10,36 591,05 21,36 Thu chi hộ
KBNN, các TCTD, TC khác
43,750 50,000 0,525 6,25 14,29 -49,475 -98,95
TỔNG 2.760,000 3.126,250 3.847,500 366,25 13,27 721,25 23.07 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm các năm 2019-2021 Bảng 2.1 cho thấy kết quả huy động vốn giai đoạn 2019-2021 của Chi nhánh Hà Giang. Hoạt động huy động vốn luôn được Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang chú trọng và tập trung nguồn lực thúc đẩy
huy động vốn. Năm 2021 nguồn vốn chi nhánh đạt 3.847 tỷ đồng, tăng 721,25 tỷ đồng tương_đương_23.07% so với năm 2020. Năm 2019 nguồn vốn chi nhánh đạt 3.126 tỷ đồng, tăng 366 tỷ đồng tương_đương_13,27% so với năm 2019, hoạt động huy động vốn không ngừng tăng trưởng phát triển.
Sau đây ta có biểu đồ để làm rõ quá trình phát triển nguồn vốn huy động của Chi nhánh:
Hình 2. 2: Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Hà Giang, giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm các năm 2019 - 2021 Tỷ trọng nguồn vốn KHCN luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang, tỷ trọng nguồn vốn KHCN trong giai đoạn 2019 – 2021 lần lượt là 90,85%, 88,53%, 87,28%. Nguồn vốn KHCN hay nguồn vốn từ dân cư là kênh huy động hiệu quả và bền vững, là kênh huy động đem lại hiệu quả cao, lâu dài. Kết quả huy động vốn này cho thấy thành công của Chi nhánh trong các chính sách, giải pháp thu hút tiền gửi dân cư trên địa bàn ”.
2.1.1.2 . Hoạt động cho vay
Bảng 2. 2: Dƣ nợ cho vay tại Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: triệu đồng
DƢ NỢ 2019 2020 2021
20/19 21/20 Số dƣ % Số dƣ % KHDN lớn 560.710 548.374 542.342 -12.336 -2.20 -6.032 -1.10 KHDN vừa
và nhỏ 957.780 1.042.065 1.195.248 84.285 8.80 153.183 14.70 KHCN 1.689.260 1.800.751 1.968.221 111.491 6.60 167.470 9.30 Tổng 3.207.750 3.391.190 3.705.811 183.440 5.72 314.621 9.28 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm các năm 2019 - 2021 Bảng 2.2 phản ánh dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021 theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 đến năm 2021. Qua bảng số liệu có thể nhận thấy rằng tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang không ngừng tăng trưởng với quy mô năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2020, chi nhánh tăng dư nợ 183,44 tỷ đồng so với 2019, năm 2021 tăng 314,62 tỷ đồng so với 2020. Đây là con số rất tốt phản ánh sự phát triển của Chi nhánh trong hoạt động cho vay, đồng thời cũng cho thấy nỗ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm và đẩy mạnh công tác bán hàng của chi nhánh trong hoạt động cho vay bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm. Với việc tái cấu trúc toàn diện hoạt động theo hướng nâng cao tiêu chuẩn hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh, phương_thức kinh doanh, kết quả kinh doanh có sự thay đổi cơ bản về chất, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, cơ cấu thu nhập chuyển dịch theo hướng bền vững. Cơ cấu khách hàng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao như khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (tỷ trọng dư nợ bình quân của phân khúc KHCN và doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 82,53% (năm 2019) lên 85,37% (năm 2021) do trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh không có nhiều doanh nghiệp lớn.
2.1.1.3 . Lợi nhuận
Bảng 2. 3: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Công thương_
Việt Nam – CN Hà Giang giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2019 2020 2021
Lợi nhuận 37,1 44,8 56,1
Tốc độ tăng trưởng (%) - 20,75 25
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2019-2021 Bảng 2.3 tổng hợp lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh trong giai đoạn 2019-2021, tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 – 2021 của của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang. Ta có thể thấy rằng từ năm 2019 đến 2021, quy mô lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang không ngừng gia tăng. Năm 2020 lợi nhuận trước thuế đạt 44,8 tỷ đồng tăng 20,75% so với năm 2019, năm 2021 là 56,1 tỷ đồng tăng 11,3 tỷ đồng và 25% so với năm 2020. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tốt, chi nhánh không ngừng phát triển về quy mô và hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời khả năng kiểm soát rủi ro tốt.
Trong thời gian qua, Ban Giám đốc của Chi nhánh Hà Giang đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam; toàn thể CBCNV đồng tâm hiệp lực, đoàn kết hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2019, Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang được Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam khen tặng thành tích Chi nhánh hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu với 100% chỉ tiêu được giao đều hoàn thành vượt kế hoạch. Thu nhập người lao động trong cơ quan được đảm bảo. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang góp phần vào sự tăng trưởng chung của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam cũng như toàn thể hệ thống ngân hàng thương_mại trên địa bàn tỉnh Hà Giang”.