2.3. Đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý đồng bộ, hành lang pháp lý thông thoáng là một trong những nhân tố tác động không nhỏ đến sự phát triển hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay bán lẻ nói riêng. Ở nước ta hiện nay Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thông qua nhiều luật, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng, đồng thời sửa đổi các văn bản pháp lý cho phù hợp với yêu cầu thay đổi của cơ chế kinh tế mới. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn phải hoạt động trong một môi trường pháp lý chưa đồng bộ, các quy định còn chồng chéo, liên tục sửa đổi nhiều khi chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Nghiệp vụ thẻ hiện nay hoạt động theo phạm vi điều chỉnh của Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng, và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành theo Quyết định 20/2007/ QĐ-NHNN ngày 15-5-2007 thay thế cho
Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên quy chế này chưa đề cập đến tính đa dạng của các loại thẻ, chưa quy định trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu lại liên quan đến thẻ quốc tế. Chính vì thế, Chi nhánh lúng túng khi không có cơ sở pháp lý riêng điều chỉnh những tranh chấp trong lĩnh vực thẻ hay khi ra những sản phẩm mới.
Về mảng tín dụng, Chi nhánh cũng đã có hướng phát triển một số sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Theo quy định về đảm bảo tiền vay thì khách hàng vay vốn tại Chi nhánh phải thế chấp tài sản có nguồn gốc xác định. Đối với các tài sản đất đai, nhà ở, Nhà nước đang tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên nhiều khi giấy tờ thế chấp không đầy đủ. Các loại tài sản khác cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc hoặc thủ tục công chứng rườm rà, mất nhiều thời gian cho khách hàng và ngân hàng.
Việt Nam còn thiếu một khung pháp lý cần thiết một văn bản có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch điện tử. Một số nghiệp vụ ngân hàng hiện đại được tin học hoá , sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ quan chịu trách nhiệm chuyên trách lưu trữ các chứng từ điện tử mật mã nào làm cơ sở quy chuẩn chung cho việc mã hoá dữ liệu và chữ ký điện tử.
Các quy định về tính bảo vệ bí mật thông tin cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa đảm bảo tính hiệu quả. Các thông tin liên quan đến công ty cá nhân có thể bị thu thập và sử dụng mà họ không hề hay biết hoặc không cho phép như các thông tin về số dư, số tài khoản, các thông tin khác có thể bị tiếp cận hoặc đánh cắp. Như vậy đối với dịch vụ ngân hàng cần phải có những quy định cụ thể nhằm tránh việc thu thập, sử dụng bất hợp pháp các thông tin về thư tín điện tử, về bí mật đời tư của các đối tượng tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng
- Môi trường kinh tế - xã hội và môi trường công nghệ
Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất trong hoạt động của các ngân hàng. Môi trường kinh tế-xã hội trên địa bàn thủ đô trong những năm qua ổn định, thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.Tuy nhiên
có một số yếu tố biến động tác động tới tâm lý khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng như chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng đặc biệt trong năm 2016, 2017 đã ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng gửi tiền.
Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trong những năm vừa qua, nhưng mức thu nhập này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của dân chúng, đến doanh thu của khu vực bán lẻ và hiển nhiên đến cầu dịch vụ ngân hàng. Trình độ dân trí còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt đã bám sâu vào các tầng lớp dân cư khiến cho dịch vụ ngân hàng hiện đại khó lòng thâm nhập vào đời sống người dân. Họ ngại thay đổi cái mới và nhu cầu sử dụng các dịch vụ của họ thực sự chưa cần thiết là phải có.
Đại bộ phận người dân ở các vùng đồng bằng làm nông nghiệp, họ ít được tiếp xúc với các thông tin bên ngoài, ngại va chạm với những giấy tờ phức tạp, số tiền họ làm ra không phải hẳn là đã nhiều nên họ chưa nghĩ đến việc gửi ngân hàng.
Có sự mất cân đối trong vấn đề phân chia thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
Thực tế cho thấy thu nhập xã hội đang tập trung mạnh vào một số nhóm dân cư, làm co hẹp nhu cầu thị trường dịch vụ bán lẻ và gián tiếp cản trở việc tham gia thị trường này cho các nhóm dân cư khác
Nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế.Tuy đã bắt đầu đưa những công nghệ mới vào hoạt động, đã áp dụng những trang thiết bị hiện đại nhưng khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế, hệ thống ứng dụng tự phát mang tính tạm thời nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nền tảng công nghệ tuy đã phát triển nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp kém.
Tiến hành đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả, nhanh chóng bị lạc hậu sau khi đưa vào hoạt động
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trình độ dân trí còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt ăn sâu bám rễ vào các tầng lớp dân cư khiến cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại khó lòng thâm nhập vào đời sống người dân. Tâm lý e sợ cái mới, ngại thay đổi thói quen chi tiêu do trình độ nhận thức còn thấp và chưa được tiếp xúc nhiều với dịch vụ ngân hàng
hiện đại. Mặt khác nhu cầu về thẻ tại Hà Nội đối với đại bộ phận dân cư không phải là cấp bách, thực sự cần thiết phải có. Nhiều người vẫn còn coi dịch vụ thẻ nói riêng và hoạt động cho vay bán lẻ nói chung là dành cho những người có nhiều tiền.
Thậm chí “người giàu” cũng chỉ muốn có nhiều thẻ để cho nó đẹp, cho nó oai chứ tiện ích của thẻ cũng chưa sử dụng hết. Tâm lý người Việt rất ngại người khác biết thu nhập của mình, sợ bị lộ bí mật, sợ bị nói ra nói vào…cũng khiến người dân không mặn mà lắm trong giao dịch mở tài khoản với ngân hàng. Một số người dân có tiền nhàn rỗi nhưng vẫn không gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi do tâm lý sợ trượt giá đồng tiền. Đặc biệt là trong mấy năm vừa qua, đồng tiền Việt Nam mất giá nhiều so với dolla Mỹ, với hàng hoá, kim loại quý. Hơn nữa việc chênh lệch tỷ giá trong mua bán ngoại tệ cũng khiến người dân không muốn đến ngân hàng.
- Nguyên nhân từ sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
Ngày càng nhiều các ngân hàng thương_mại cổ phần và các ngân hàng tư nhân tham gia vào thị trường, làm cho sự cạnh tranh của Chi nhánh ngày càng trở nên quyết liệt. Không những thế Chi nhánh phải cạnh tranh với các Chi nhánh ngân hàng khác cùng hệ thống và các ngân hàng thương_mại trên địa bàn Hà Nội. Các chi nhánh của các đại gia như HSBC. Mặt khác trong lĩnh vực cho vay bán lẻ thì ngân hàng không phải là ngân hàng đi đầu và sớm phát triển dịch vụ bán lẻ, điều này cũng gây khó khăn cho Chi nhánh rất nhiều vì thiếu một nền tảng để mở rộng và thâm nhập vào thị trường bán lẻ.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ cho vay bán lẻ. Con người là nhân tố giữ vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Hiện tại, trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng là rất tốt nhưng có thể do yêu cầu của công việc, một người có thể đảm nhận, phụ trách quá nhiều công việc nên không thể nắm bắt được hết tất cả các yêu cầu của khách hàng.
- Trong quá trình xử lý nghiệp vụ hang ngày thường ưu tiên giải quyết cho các khách hàng thường xuyên, KHDN nên tốc độ xử lý hồ sơ KHCN bị ảnh hưởng.
- Mạng lưới kênh cung ứng dịch vụ còn quá mỏng và chưa có chế độ
lương_thưởng hấp dẫn, phù hợp với từng vị trí công việc cũng là những nguyên nhân không thể không kể đến góp phần làm hạn chế sự phát triển của các hoạt động cho vay bán lẻ.
- Mặc dù các sản phẩm bán lẻ đã được triển khai nhiều, trên phạm vi rộng như các sản phẩm thẻ, các sản phẩm ngân hàng điện tử,…Tuy nhiên Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam Hà Giang chưa có trung tâm dịch vụ hỗ trợ khách hàng (Call Center) để giải đáp nhanh các thắc mắc kiến nghị của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam Hà Giang chưa có một chiến lược dẫn đường cho phát triển kinh doanh bán lẻ; Chưa có một phân đoạn khách hàng để làm nền tảng cho việc thiết kế sản phẩm, thiết lập quy định về việc phục vụ khách hàng, cách thức bán hàng…
- Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trong những năm vừa qua, nhưng mức thu nhập này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của dân chúng, đến doanh thu của khu vực bán lẻ và hiển nhiên đến cầu dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, trình độ dân trí còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt đã bám sâu vào các tầng lớp dân cư khiến cho dịch vụ ngân hàng hiện đại khó lòng thâm nhập vào đời sống người dân. Họ ngại thay đổi cái mới và nhu cầu sử dụng các dịch vụ của họ thực sự chưa cần thiết là phải có.
Đại bộ phận người dân ở các vùng đồng bằng làm nông nghiệp, họ ít được tiếp xúc với các thông tin bên ngoài, ngại va chạm với những giấy tờ phức tạp, số tiền họ làm ra không phải hẳn là đã nhiều nên họ chưa nghĩ đến việc gửi ngân hàng.
- Có sự mất cân đối trong vấn đề phân chia thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
Nếu chia dân số thành 10 nhóm với mỗi nhóm chiếm 10% và sắp xếp theo độ dốc đi lên của thu nhập bình quân đầu người thì thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất có khoảng cách khá lớn và tăng theo các năm. Như vậy, thực tế cho thấy thu nhập xã hội đang tập trung mạnh vào một số nhóm dân cư, làm co hẹp nhu cầu thị trường dịch vụ bán lẻ và gián tiếp cản trở việc tham gia thị trường này cho các nhóm dân cư khác.
- Việt Nam đã gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của đất nước, góp phần rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong lĩnh vực ngân hàng vấn đề đặt ra là phải có giải pháp phát triển để ngân hàng trong nước có thể theo kịp với tiến trình tự do hóa, để có thể tự khẳng định chính mình, chiếm lĩnh thị trường để dành thế chủ động trước khi có ngân hàng nước ngoài nhảy vào.
- Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính và ngân hàng trong việc cung cấp các hoạt động cho vay bán lẻ, đặc biệt là các ngân hàng thương_mại cổ phần với sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, tiện ích.
- Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động…để khuyến khích và bảo đảm cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay bán lẻ nói riêng. Đây là nguyên nhân quan trọng và cùng với những hạn chế về môi trường kinh doanh – xã hội – pháp luật – công nghệ, chúng ta chưa thực sự tạo nên môi trường thuận lợi cho hoạt động cho vay bán lẻ.
- Khuôn khổ thể chế liên quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật ngân hàng chưa hoàn chỉnh, chậm đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại.
- Chưa có tính đồng bộ và hệ thống của xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ngân hàng. Mặc dù việc triển khai loại dịch vụ cung ứng cho khách hàng thuộc về chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng nhưng sự thành công của chiến lược đó lại phụ thuộc nhiều vào sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng nói chung. Trong điều kiện tính hệ thống đồng bộ chưa đảm bảo, việc vội vã triển khai những dịch vụ cần sự phối hợp của cả hệ thống ngân hàng chắc chắn sẽ không mang lại thị trường ổn định cho ngân hàng trong dài hạn”.
- Về mặt ngân hàng: Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Con người là nhân tố giữ vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Hiện tại, trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng là rất tốt nhưng có thể do yêu cầu của công việc, một người có thể đảm nhận,
phụ trách quá nhiều công việc nên không thể nắm bắt được hết tất cả các yêu cầu của khách hàng. Cán bộ có thâm niên và giàu kinh nghiệm công tác nhưng lại có phong cách làm việc từ thời bao cấp, ngại đổi mới, đội ngũ cán bộ trẻ lại năng động, chịu tiếp thu, học hỏi nắm bắt công nghệ mới nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế.
+ Một nguyên nhân nữa là nền tảng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Tuy đã bắt đầu đưa những công nghệ mới vào hoạt động, đã áp dụng những trang thiết bị hiện đại nhưng khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế, hệ thống ứng dụng tự phát mang tính tạm thời nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nền tảng công nghệ tuy đã phát triển nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vẫn còn thấp kém. Tiến hành đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả, nhanh chóng bị lạc hậu sau khi đưa vào hoạt động.
+ Mạng lưới kênh cung ứng dịch vụ còn quá mỏng và chưa có chế độ lương_thưởng hấp dẫn, phù hợp với từng vị trí công việc cũng là những nguyên nhân không thể không kể đến góp phần làm hạn chế sự phát triển của các hoạt động cho vay bán lẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG_2
Chương_2 của luận văn đã phân tích điều kiện kinh tế xã hội của địa phương_đối với sự phát triển hoạt động hoạt động cho vay bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam chi nhánh Hà Giang, trong chương_này đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động hoạt động cho vay bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam chi nhánh Hà Giang.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, thu thập số liệu, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hệ thống các sản phẩm, hoạt động cho vay bán lẻ: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam chi nhánh Hà Giang.
Thông qua phân tích thực trạng hoạt động hoạt động cho vay bán lẻ của Chi nhánh, luận văn đã đánh giá thực trạng trên 2 góc độ: Kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho giải pháp và kiến nghị trong chương_tiếp theo.
CHƯƠNG_3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG_MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG_
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ GIANG