2.3. Đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang đã và đang không ngừng phát triển và lớn mạnh, ngày càng khẳng đinh rõ uy tín của mình trong hệ thống ngân hàng Thương_mại Cổ phần Công thương_Việt Nam và các ngân hàng trên địa bàn. Đặc biệt trong mảng hoạt động cho vay bán lẻ, chi nhánh đã từng bước mở rộng và phát triển. Từng bước mở rộng thị phần và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
Về quy mô: Nhìn chung các hoạt động kinh doanh cho vay bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2019-2021 đều có quy mô lớn dần qua các năm: Hoạt động huy động vốn tăng từ 2715 tỷ đồng lên đến 3840 tỷ đồng, tăng trưởng 41,43%. Dư nợ tín dụng bán lẻ cũng tăng dần qua các năm, từ mức dư nợ bán lẻ của toàn hệ thống năm 2019 đạt 2647 tỷ đồng, đến năm 2021 dư nợ bán lẻ Chi nhánh đã đạt 3163 tỷ đồng, tăng trưởng 19,49% so với năm 2019. Về các hoạt động phi tín dụng bán lẻ, quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ qua các năm cũng không ngừng tăng lên, số lượng thẻ ghi nợ nội địa tăng mạnh trong giai đoạn từ 2019-2021 từ 10.824 thẻ lên trên 13.299 thẻ. Năm 2021, số khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ SMS Banking và số phí thu được đã có sự tăng trưởng đáng kể so với năm trước, thể hiện qua các con số:
doanh thu phí dịch vụ SMS Banking đạt 1,19 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2020,. Số lượng khách hàng đạt 8.084 khách hàng, tăng trưởng 9% so với năm 2020. Đồng thời, để hỗ trợ các chi nhánh trong việc thu phí dịch vụ khách hàng, chương_trình thu phí tự động đã được triển khai, đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng trong tác nghiệp tại chi nhánh.
Về chất lƣợng hiệu quả: Chất lượng hiệu quả của các hoạt động cho vay bán lẻ trong giai đoạn 2019-2021 tương_đối ổn định. Hoạt động huy động vốn dân cư phát triển khá hợp lý về cơ cấu loại tiền (cơ cấu VND và USD trong khoảng từ 70- 80%) cũng như cơ cấu kỳ hạn (giai đoạn 2019-2021, tiền gửi dưới kỳ hạn 12 tháng dao động từ 70-80%, từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng 20-30%. Về hoạt động tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ bán lẻ giai đoạn 2019-2021 ở mức 2%. Dư nợ tín dụng luôn được kiểm soát trong giới hạn được giao, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt quá ngưỡng quy định. Các sản phẩm phi tín dụng bán lẻ đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân hàng, với phí thu từ dịch vụ Western Union tăng 94%, thu phí SMS Banking gấp 1,5 lần trong giai đoạn 2019-2021”.
Về thị phần, tỷ trọng: Hoạt động huy động vốn dân cư vẫn chiếm thị phần chủ yếu trên tổng huy động vốn của cả Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua (năm
2019: 80%, năm 2020: 78%, năm 2021: 87%). Trong sản phẩm huy động vốn dân cư, chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là tiền gửi của các khách hàng lớn (khách hàng VIP) chiếm đến hơn 30% tổng huy động vốn của Chi nhánh nên thiếu sự ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, để giữ được những nguồn tiền này đòi hỏi Chi nhánh cần có chính sách khách hàng hợp lý, công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng cũng không thể xem nhẹ.
Có được những kết quả trên trong giai đoạn vừa qua là nhờ Chi nhánh cũng đã rất tích cực, chú trọng trong công tác phát triển hoạt động cho vay bán lẻ của mình.
Về huy động vốn dân cư: Chi nhánh đã đưa ra nhiều giải pháp như tập trung tiếp thị các khách hàng mới có tiềm năng tiền gửi, vận động khách hàng lớn truyền thống tăng số dư và đa dạng hóa kỳ hạn gửi, đa dạng hóa các hình thức lãi suất, khuyến mại đối với khách hàng số dư tiền gửi lớn để vận động khách hàng gửi kỳ hạn dài, tạo nên sự ổn định về cơ cấu huy động. Về hoạt động dịch vụ: Hiện nay hoạt động dịch vụ phát triển tập trung chủ yếu tại địa bàn thành phố Hà Giang và các thị trấn trong tỉnh nơi mức sống của người dân tương_đối cao, hoạt động dịch vụ lại chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương_mại cổ phần khác. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã chủ động củng cố lại chất lượng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ giao dịch viên và cán bộ quan hệ khách hàng là những bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng, có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam thông qua việc nâng cao phong cách giao dịch, tính chuyên nghiệp đồng thời thăm dò nhu cầu, tư vấn sâu sát các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh việc tích cực triển khai các sản phẩm mới với tính năng hiện đại theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam , Chi nhánh cũng đã chủ động hơn trong việc triển khai các chương_trình quảng cáo về tiện ích các sản phẩm dịch vụ trên các phương_tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, treo banner, áp phích…để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Công tác quản trị điều hành tại Chi nhánh cũng được thông suốt, mọi chỉ đạo, chỉ thị của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam đều được quán triệt, triển
khai đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả đến từng cán bộ. Công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch cán bộ được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam. Trong những năm vừa qua, Chi nhánh đã tiến hành nhiều đợt tuyển dụng để lựa chọn được những cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn, đồng thời tiến hành đánh giá cán bộ hàng năm, cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ do Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam tổ chức, đặc biệt là các lớp về nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động ngân hàng bán lẻ, tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình tác nghiệp.