3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang
3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm hoạt động cho vay bán lẻ
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ là vấn đề bức xúc của ngân hàng thương_mại Việt Nam hiện nay. Đa dạng hoá nghiệp vụ không có nghĩa là dàn trải đều nguồn lực của ngân hàng vào tất cả các loại nghiệp vụ mà phải xác định được loại nghiệp vụ nào ngân hàng có ưu thế nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt nhất, loại nghiệp vụ nào có thể phát triển trước, và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Dựa vào thực trang hoạt động hiện nay, Chi nhánh nên tiếp tục phát huy các hoạt động hiện có của mình, nhưng cung cấp các dịch vụ bán lẻ một cách chuyên nghiệp hơn. Củng cố và nâng cao chất lượng các dịch vụ đang cung cấp đồng thời thực hiện các biện pháp sau:
3.2.2.1. Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ
- Cho vay kinh doanh cá nhân, Doanh nghiệp Siêu vi mô:
Đây là hình thức cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển… trừ những đối tượng mà pháp luật cấm. Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam Hà Giang cho vay kinh doanh chủ yếu dưới hình thức như cho vay vốn lưu động thường xuyên của khách hàng trong cả một chu kỳ kinh doanh, từ đó giúp ổn định nguồn tài chính và tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, và cho vay vốn để đầu tư mua sắm, xây dựng các tài sản cố định mới; đầu tư sửa chữa, hoán đổi, nâng cấp các TSCĐ hiện có; thực hiện các hình thức thanh toán trong nước và quốc tế liên quan đến các hoạt động trên và các nhu cầu cần thiết khác… các sản phẩm tín dụng kinh doanh cá nhân, doanh nghiệpVViệt Nam còn rất hạn chế, để phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ này Chi nhánh cần phải:
Thứ nhất, phân tách các điều kiện cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt với các doanh nghiệp lớn nên việc quy định các điều kiện cấp tín dụng riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng”.
“Thứ hai, nghiên cứu triển khai, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chẳng hạn, do đặc thù địa bàn thị xã Hà Giang chủ yếu là kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng thì Chi nhánh cần có sản phẩm riêng cho khách hàng kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng phù hợp với đặc điểm kinh doanh như thu gốc, lãi cuối vụ kinh doanh (một vụ kinh doanh chủ yếu là 3 tháng hè) trong khi thu lãi hàng tháng như hiện nay gây khó khăn cho khách hàng khi trả nợ lãi trong các tháng không kinh doanh…Đặc biệt, đối với doanh nghiệpVViệt Nam Chi nhánh cần tích cực tìm kiếm, triển khai các chương_trình cho vay ưu đãi phù hợp đến từng đối tượng khách hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn tín dụng giá rẻ.
- Cho vay tiêu dùng
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của phần lớn bộ phận dân cư, đặc biệt là dân thành thị tăng lên rất nhiều với những hình thức tiêu dùng khác nhau. Vì vậy, cho vay tiêu dùng sẽ ngày càng tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động cho vay bán lẻ. Đây là xu hướng tất yếu vì tín dụng tiêu dùng không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn vì nhu cầu vay của người dân ngày càng tăng, đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương_lai”.
“Gần đây tại các nước đựợc coi gọi là nhóm BRIC ( bao gồm Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc ) các khoản vay cá nhân cho việc mua nhà, xe và các chi tiêu cá nhân khác đã tăng lên 3 lần trong giai đoạn 2001 – 2005 ( từ 145 tỷ USD lên 477 tỷ USD ). Mặc dù vậy, tại ngân hàng công thương_Hà Giang con số này rất khiêm tốn, trong khi nhu cầu là rất lớn. Vì vậy ngân hàng công thương_Hà Giang cần nghiên cứu dựa trên hệ thống quản lý thông tin khách hàng để đưa ra các sản phẩm cho vay linh hoạt nhất như:
Tài khoản thấu chi: Chi nhánh nên cung cấp dịch vụ tài khoản thấu chi.
Cho phép khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toán của mình và trả lãi cho số tiền chi vượt đó. Khách hàng được cấp một hạn mức thấu chi nằm
trong tổng giới hạn tín dụng của khách hàng đó đối với ngân hàng. Dịch vụ này mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Đặc biệt tiện ích cho đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thấu chi tài khoản để tiêu dùng với giá trị nhỏ trong ngắn hạn như mua ti vi, tủ lạnh, máy giặt.. mà không phải đến ngân hàng để làm hồ sơ một khoản vay rườm rà và giá trị nhỏ gây tâm lí không thoải mái cho cán bộ tín dụng.
Đối sản phẩm cho vay theo hình thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng rất phù hợp và mang lại tiện ích cho người sử dụng, giảm thiểu thời gian cho cán bộ ngân hàng, góp phần hỗ trợ phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt… Tuy nhiên ở Chi nhánh, khách hàng rất ít sử dụng sản phẩm tín dụng này với lí do phí rút tiền mặt tương_đối cao (hiện tại là 4%
trên số tiền rút +20.000đ/1 lần rút và không rút hết được hạn mức tín dụng (tối đa 50% hạn mức) trong khi việc thanh toán qua thẻ không phải ở siêu thị nào, quầy hàng nào cũng thanh toán được. Do đó với những lợi ích của sản phẩm tín dụng này mang lại Chi nhánh cần hạ thấp phí dịch, tăng hạn mức rut tiền…để sản phẩm đến được với khách hàng rộng rãi nhất.
Ngân hàng công thương_Hà Giang cũng cần liên kết chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức cung ứng hàng hóa, các công ty xây dựng để tăng cường sản phẩm cho vay tiêu dùng như cho vay mua ôtô, mua nhà, du học…
3.2.2.2. Phát triển dịch vụ huy động vốn cá nhân, Doanh nghiệp siêu vi mô
Tiền gửi là đầu vào sống còn trong hoạt động của ngân hàng. Đây là nguồn vốn tài chính cơ bản dùng để tài trợ cho các khoản vay, đầu tư tạo lợi nhuận để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của ngân hàng. Các ngân hàng thương_mại sử dụng vốn huy động được để kinh doanh là chính, có ngân hàng vốn huy động từ bên ngoài lên tới 85% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vì thế loại hình dịch vụ huy động vốn là quan trọng nhất trong các hoạt động bán lẻ của các ngân hàng hiện nay.
Có những khách hàng rất nhạy cảm với lãi suất, nhưng có khách hàng lại đánh giá cao sự tiện lợi và chất lượng dịch vụ. Vì vậy đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn phù hợp với từng đối tượng khách hàng đang là vấn đề Chi nhánh cần phải
quan tâm để thu hút thêm KHCN, nâng cao thị phần huy động vốn từ dân cư cho tương_xứng với vị thế và tiềm năng của mình.
Hiện nay Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam Hà Giang chưa có nhiều các sản phẩm dịch vụ hoặc các sản phẩm dịch vụ chưa phục vụ riêng từng đối tượng khách hàng nên các sản phẩm đưa ra còn nhiều nét tương_đồng, chưa thực sự nổi bật, độc đáo. Chẳng hạn, sản phẩm tiết kiệm kỳ hạn thả nổi tương_đồng với sản phẩm tiệt kiệm thông thường trả lãi sau có cùng kì hạn với kỳ hạn điều chỉnh lãi suất của tiết kiệm kỳ hạn thả nổi. Để làm đa dạng thêm các sản phẩm tiết kiệm ta có thể đưa thêm các sản phẩm mới như:
Gửi tiết kiệm tự động chuyển lãi vào tài khoản cá nhân: sản phẩm này sẽ được sử dụng cho các khách hàng gửi tiền tiết kiệm để lấy lãi định kỳ ra để chi tiêu và họ sử dụng thẻ ATM để rút tiền ra để chi tiêu từ tài khoản cá nhân. Hình thức này cho phép khách hàng không phải đến chờ đợi giao dịch tại quầy mà có thể chủ động được thời gian của mình. Qua dịch vụ này đồng thời ngân hàng có thể phát triển thêm dịch vụ thẻ của mình, phát hành được nhiều thẻ hơn.
Tiết kiệm nhân thọ: Đây được coi là sản phẩm lai tập giữ bảo hiểm và ngân hàng. Giúp cho người dân một dịch vụ quản lý nguồn tích luỹ của cá nhân để đảm bảo nguồn sống khi về già hoặc mất khả năng lao động mà không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ thủ tục như bảo hiểm. Cung cấp loại hình sản phẩm này, ngân hàng sẽ khai thác được ưu thế về thu nhận và quản lý một nguồn tiền ổn định, liên tục lâu dài, tăng cơ cấu vốn trung và dài hạn. Có được nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp”.
Ngoài ra có thể phát triển các dịch vụ khác nữa như: tiết kiệm thành tài , tiết kiệm an sinh học đường, tiết kiệm du học… Đa dạng hoá các kỳ hạn huy động tiền gửi tiết kiệm. Hiện nay Chi nhánh mới có các kỳ hạn: 1, 3, 6, 9, 12, 24 tháng…
Sử dụng “ lệnh uỷ nhiệm tiết kiệm” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Hiện nay, khi khách hàng yêu cầu gửi thêm tiền vào tài khoản đã có hoặc rút gốc đối với tiền gửi có kỳ hạn, quy định bắt buộc người gửi tiền phải trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng vào đúng ngày đáo hạn. Điều này rất bất tiện về thời gian, nên chăng ngân hàng cho phép thực hiện việc tính lãi trong phạm vi một số ngày
nhất định kể từ ngày đến hạn của kỳ hạn gửi. Hoặc có thể sử dụng “ lệnh uỷ nhiệm tiết kiệm” cho phép khách hàng chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang một loại tiền gửi có kỳ hạn vào một ngày nhất định trong tương_lai mà không cần đến giao dịch tại ngân hàng. Như vậy, khách hàng đã tiết kiệm được thời gian giao dịch, không phải đến ngân hàng vào đúng một ngày quy định mà vẫn có thể gửi nhiều lần vào bất cứ lúc nào chỉ duy nhất một sổ tiết kiệm.
Sản phẩm tài khoản cá nhân tuy không được coi là nguồn vốn trung dài hạn nhưng lại có một ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động ngân hàng vì đây là nguồn vốn tăng trưởng ổn định với chi phí rẻ. Và các tài khoản này có thể gối đầu lên nhau và nó gần như là một nguồn dài hạn. Chi nhánh nên phát triển sản phẩm này thành một nhóm các sản phẩm với những tiện ích khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như:
“Tài khoản đầu tư tự động: áp dụng cho các đối tượng khách hàng có số dư tài khoản lớn quan tâm đến việc đầu tư khi tiền tạm thời nhàn rỗi. Khách hàng chỉ cần đăng ký với ngân hàng một hạn mức và một kỳ hạn gửi, khi số dư trong tài khoản vượt quá hạn mức trên, Chi nhánh sẽ tự động chuyển số tiền này sang mở một tài khoản có kỳ hạn đăng ký với lãi suất cao hơn. Làm tăng thu nhập cho khách hàng.
Tài khoản ưu đãi về mặt lãi suất: áp dụng cho các khách hàng duy trì được số dư tương_đối cao trong một thời gian dài, họ ít sử dụng đến nguồn tiền trong tài khoản nên mong muốn được hưởng lãi suất cao hơn là con số cố định là 2.4%/ năm như hiện nay. Và tài khoản này nên mở rộng ra các đối tượng khách hàng không chỉ là các KHDN mà cả những KHCN thông thường và nên gửi thông tin đến các khách hàng biết để họ thích thú với dịch vụ này của ngân hàng, qua đó ngân hàng thu hút được nhiều nguồn vốn hơn.
Đối với chi nhánh việc tăng tính tiện ích của các loại thẻ và mở rộng thêm các loại thẻ là hoàn toàn không thể vì để làm được như thế phải có sự đầu tư từ trên xuống chứ mình chi nhánh thì không có thẩm quyền. Có chi chỉ là sự kiến nghị với các ngân hàng cấp trên. Việc Chi nhánh nên và có thể làm được là đa dạng hoá các loại hình tài khoản cá nhân , khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân để sử dụng thẻ.
Triển khai dịch vụ trả tiền kiều hối tại nhà: Lượng kiều bào đang định cư sinh sống tại nước ngoài là rất lớn, mặt khác số lượng người dân đi lao động và làm việc tại bên nước ngoài thì Chi nhánh phát triển dịch vụ này thì chắc chắn sẽ dịch vụ này sẽ được khách hàng chào đón. Những năm qua dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Chi nhánh cũng được khách hàng quan tâm, và giờ đây nó càng trở nên tiện ích hơn thì không có cớ gì khách hàng của Chi nhánh lại từ chối.
Ngoài ra Chi nhánh cần phải nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mang tính khác biệt giữa khách hàng mới, khách hàng truyền thống:
Chằng hạn như tiết kiệm dành cho khách hàng mới với đối tượng là khách hàng gửi tiền lần đầu có quan hệ với ngân hàng, có các ưu đãi nhất định so với khách hàng khác để thu hút khách hàng mới đến với ngân hàng hoặc tiết kiệm tri ân: dành cho khách hàng truyền thống với những ưu đãi và tiện ích vượt trội khiến khách hàng đang có quan hệ với chi nhánh tiếp tục quan hệ và phấn đấu để trở thành khách hàng truyền thống và được hưởng các ưu đãi và tiện ích vượt trội đó.
3.2.2.3. Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử
- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chiếm khối lượng đáng kể trong các hoạt động cho vay bán lẻ. Việc tăng cường các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển sẽ tiết kiệm chi phí cho xã hội ( chi phí in ấn, bảo quản, phát hành, vận chuyển…): tạo cơ sở phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, nâng cao khả năng thanh khoản của đồng Việt Nam đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế, góp phần hạn chế các giao dịch tiền mặt bất hợp pháp. Tuy nhiên đại đa số công chúng Việt Nam chưa biết được các tiện ích của các hoạt động cho vay bán lẻ ( nhất là dịch vụ thẻ thanh toán ), thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến trên 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ ở Việt Nam…Vì vậy, khi mà dân số ngày càng tăng nhanh, các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn, sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương_mại Việt Nam là hết sức cần thiết.
“Hệ thống các ngân hàng thương_mạiViệt Nam cần cạnh tranh có hợp tác trong thu hút khách hàng, cung cấp tiện ích cho khách hàng, đem lại sự thuận tiện trong sử dụng cho khách hàng và hiệu quả sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi ngân hàng vì sự phát triển chung. Việc kết nối mạng ATM, để khách hàng sử dụng thẻ của một ngân hàng phát hành có thể rút tiền tại bất cứ một ngân hàng nào khác hết sức cấp thiết. Các ngân hàng cần nhanh chóng đưa các máy ATM trở thành những kiosk banking, mở rộng diện phục vụ thông qua e-banking. Hiện nay các máy ATM mới chỉ phục vụ cho rút tiền là chính, thanh toán những giao dịch đơn giản, tuy nhiên cần nghiên cứu đưa vào triển khai các máy ATM phục vụ việc gửi tiền, thanh toán đa năng. Mở rộng các dịch vụ làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ, séc quốc tế, đồng thời từng bước mở rộng phát hành thẻ thanh toán quốc tế.
Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi, trước hết là tài khoản tiền gửi cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc thanh toán cá nhân.
Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam Hà Giang cũng cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng đông đảo khách hàng, cũng như có khối lượng trả lương_rất lớn cho số đông người lao động như: bưu điện, hàng không, điện lực, nước sạch, bảo hiểm, thuế, hải quan, xăng dầu…để gia tăng tài khoản trả lương, phát hành thẻ, sử dụng séc…tạo thói quen sử dụng tiện ích ngân hàng hiện đại trong đời sống xã hội.
Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành văn bản pháp lý quy định về thanh toán không dùng tiền mặt với cơ chế khuyến khích hơn là ngăn cấm ví dụ nhu cho phép thu phí các giao dịch liên quan đến tiền mặt cao hơn các giao dịch chuyển khoản.
Hiện đại hóa các hệ thống thanh toán ngân hàng theo hướng tự động hóa, phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong phạm vi toàn quốc và hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng kết nối đến hầu hết các ngân hàng thương_mại để hình