Để Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam Hà Giang có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên cần phải có sự hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam bởi vì có những giải pháp Chi nhánh ngân hàng công thương_Hà Giang không thể thực hiện được với nội lực vốn có của mình, cần phải có sự hỗ trợ từ Hội sở chính. Những kiến nghị hỗ trợ đó là:
- Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam cần đưa ra biểu phí dịch vụ hoàn chỉnh và có sức cạnh tranh với các ngân hàng thương_mại khác để áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm không tạo sự khác biệt trong quá trình thu phí của các chi nhánh, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương_mại khác trong quá trình phát triển dịch vụ.
- Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam cần có kế hoạch xây dựng công nghệ thông tin đảm bảo nền tảng để phát triển dịch vụ, bởi vì các sản phẩm ngân hàng bán lẻ là những sản phẩm công nghệ cao, nhưng đầu tư công nghệ thường cần nguồn vốn lớn. Hơn nữa công nghệ thông tin cần phải được đầu tư đồng bộ đảm bảo sự kết nối hòa mạng trong toàn hệ thống và kết nối với ngân hàng thương_mại khác nên cần phải có sự hỗ trợ của ngân hàng Thương_mại Cổ phần Công thương_Việt Nam.
- Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ mang tính chất đặc trựng của ngành. Bản thân
mỗi chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam không thể tự tạo ra sản phẩm dịch vụ mà phải thực hiện kinh doanh những sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng Thương_mại Cổ phần Công thương_Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra khai thác trên thị trường”.
- Trong giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, ngân hàng Thương_mại Cổ phần Công thương_Việt Nam nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong toàn hệ thống vì hiện tại các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực này. Ngoài ra chính sách phân phối thu nhập nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những người có năng lực thật sự ở lại làm việc với chi nhánh và thu hút được nhân tài từ bên ngoài về làm việc tại chi nhánh.
- “Muốn tạo hình ảnh Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam trong lòng công chúng, ngân hàng Thương_mại Cổ phần Công thương_Việt Nam cần có chương_trình Marketing áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh như đồng phục công sở, logo, tờ rơi quảng cáo…
- Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam cần hỗ trợ về vốn để chi nhánh ngân hàng công thương_Hà Giang có thể mở rộng mạng lưới hoạt động và các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ bán lẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG_3
Trong chương_3, học viên đã trình bày những định hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - chi nhánh Hà Giang về việc phát triển hoạt động cho vay bán lẻ trong những năm tới. Xác định rõ định hướng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ là một trong những định hướng phát triển quan trọng, lâu dài nhằm góp phần tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu các chương_trước, đã đề xuất hệ thống giải pháp phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - chi nhánh Hà Giang. Tóm lại, hệ thống giải pháp đề cập đến các giải pháp chung về việc phát triển công nghệ thông tin, đa dạng hoá các kênh phân phối, thực hiện tốt chính sách khách hàng, tư vấn và hỗ trợ khách hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống quảng bá và thương_hiệu Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam, đẩy mạng công tác Marketing. Bên cạnh đó còn đưa ra các giải pháp cụ thể về huy động vốn, sản phẩm tín dụng, dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác.”
KẾT LUẬN
Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, “Thị trường hoạt động cho vay bán lẻ tại Việt Nam rất hấp dẫn” bởi tính hiệu quả và an toàn của nó. Dù đây đang là thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần thì tiềm năng thị trường vẫn còn rất lớn và chưa được khai thác hết. Việc phát triển các dịch vụ trọn gói đối với cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ là xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương_mại Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang nói riêng là làm thế nào để có thể cung cấp các hoạt động cho vay bán lẻ tốt nhất.
Với mong muốn góp phần đẩy mạnh việc phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học, có hệ thống và đã làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn sau đây:
- Thứ nhất: hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động cho vay bán lẻ của một ngân hàng thương_mại bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay bán lẻ, các nhân tố ảnh hưởng đối với sự phát triển những dịch vụ đó.
- Thứ hai: nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang tập trung vào các nội dung chính như: các sản phẩm bán lẻ tiêu biểu, công nghệ, cách thức đưa sản phẩm đó đến với khách hàng. Dựa vào đó, đánh giá những thành tựu mà Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang đã đạt được trong lĩnh vực này đồng thời nêu ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Thứ ba: ổn định tổ chức, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phát triển các kênh phân phối ... là các giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng
TMCP Công thương_Việt Nam nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động cho vay bán lẻ tại Việt Nam.
Hạn chế của luận văn là chỉ tập trung nghiên cứu môi trường phát triển hoạt động cho vay bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang mà không tiến hành so sánh mô hình phát triển hoạt động cho vay bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang với mô hình phát triển hoạt động cho vay bán lẻ của các ngân hàng đã thành công trong lĩnh vực này. Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về sự phát triển hoạt động cho vay bán lẻ với thực trạng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt kiến thức, lý thuyết và thực tiễn nên đề tài nghiên cứu còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được sự đồng cảm và góp ý của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được hoàn thiện và có kết quả cao hơn cả về lý luận và trong thực tiễn.