Thị phần cho vay bán lẻ của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 53 - 60)

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang

2.2.3. Thị phần cho vay bán lẻ của Chi nhánh

Các sản phẩm tiền gửi hay còn gọi là các sản phẩm huy động vốn của Chi

nhánh Hà Giang bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm:

 Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi thanh toán thông thường: là tài khoản tiền gửi VND/Ngoại tệ do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương_tiện thanh toán. Với tài khoản tiền gửi thanh toán, khách hàng có thể gửi và rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam, rút tiền qua máy ATM của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam 24/7, nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác đến, đồng thời có thể thực hiện dịch vụ thấu chi tài khoản khi có nhu cầu”.

Tiền gửi tích lũy hoa hồng: là tiền gửi thanh toán dành cho KHCN trong đó lãi suất gia tăng theo số dư tiền gửi (khách hàng gửi càng nhiều lãi suất càng cao). Đây là sản phẩm kết hợp giữa tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán, vừa đáp ứng nhu cầu lãi suất, vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán.

Tiền gửi kinh doanh chứng khoán: là sản phẩm tiền gửi thanh toán phục vụ cho các nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán mà Công ty chứng khoán đó chỉ định khách hàng thực hiện mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam. Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường: Với các kỳ hạn gửi phong phú (tuần, tháng, năm) khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm và phương_thức lĩnh lãi phù hợp tùy vào mục đích và nhu cầu của mình. Với sản phẩm này, khách hàng chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định như đã thỏa thuận với ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm Tích lũy bảo an: là hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng sẽ gửi một khoản tiền cố định đều đặn theo một định kỳ gửi vào tài khoản trong một thời gian nhất định để có một khoản tiền lớn hơn trong tương_lai.

Các sản phẩm phát hành theo đợt: là sản phẩm huy động tiền gửi thông thường, ngoài ra khách hàng còn được hưởng các lợi ích gia tăng theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam như được tham gia dự thưởng

(chương_trình Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm Lộc xuân may mắn, Tiết kiệm Rồng vàng Thăng Long…), được nhận thẻ cào với cơ hội trúng thưởng ngày (chương_trình Tiết kiệm tặng thẻ cào), được nhận thêm các quà tặng có giá trị hấp dẫn khi gửi tiền (chương_trình Tiết kiệm khuyến mại)…

Do đó, hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang đang phải đối mặt với thách thức cạnh tranh về nguồn huy động vốn từ KHCN do sự thiếu hấp dẫn về chính sách lãi suất, sự phong phú, đa dạng của sản phẩm cũng như chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng.

Xét về vị thế của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang trên thị trường bán lẻ, các đối thủ của Chi nhánh đang dần rút ngắn khoảng cách trong huy động vốn từ dân cư. Thị phần huy động vốn dân cư của Chi nhánh Hà Giang cũng bị giảm dần.

Hình 2. 5: Thị phần huy động vốn dân cƣ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang năm 2019-2021

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang năm 2021 Trước sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động, đặc biệt khi Ngân hàng

15.5 16 16.5 17 17.5 18 18.5 19 19.5

2019 2020 2021

2019 2020 2021

Thị phần HĐV dân cư 19.1 18.7 16.9

TMCP Công thương_Việt Nam nghiêm túc tuân thủ thông tư 02/TT-NHNN và thông tư 04/TT-NHNN trong khi một số ngân hàng vẫn ngấm ngầm thỏa thuận với khách hàng vượt trần lãi suất, một số khách hàng có xu hướng rút tiền gửi từ Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam gửi sang các ngân hàng khác. Đây cũng là một trong những lý do khiến huy động vốn dân cư của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam sụt giảm trong năm 2020 và trong những tháng đầu năm 2021

Hình 2. 6: Tổng huy động vốn dân cƣ của một số ngân hàng năm 2021 Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang năm 2021 2.2.3.2. Sản phẩm tín dụng

Hiện nay, các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu của Chi nhánh Hà Giang là cung cấp tín dụng đầu tư sản xuất, vốn lưu động cho cá nhân, hộ gia đình; cho vay trả lương_dành cho các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (đối tượng KHDN vừa và nhỏ).

Đa dạng hoá khách hàng và sản phẩm tín dụng bán lẻ là một chủ trương_lớn trong chiến lược phát triển của Chi nhánh Hà Giang. Trong thời gian qua, Chi nhánh Hà Giang đã triển khai sản phẩm cho vay bán lẻ mới đó là sản phẩm thấu

1,101

2,416

1,481

263 237

518

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000

chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán KHCN, tuy nhiên gói sản phẩm này mới được áp dụng thí điểm cho cán bộ công nhân viên của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam.

a) Sản phẩm cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình:

Cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn và mục đích của khách hàng: bổ sung vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh.

b) Cho vay cầm cố Giấy tờ có giá, Thẻ tiết kiệm:

Là hình thức cho vay có bảo đảm bằng các loại Giấy tờ có giá, Thẻ tiết kiệm do Chính phủ, Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác phát hành nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn của khách hàng khi Giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán”.

c) Sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi cho cán bộ công nhân viên:

Thấu chi tài khoản là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trực tiếp trên việc chi tiêu tại tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân. Khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán âm, khách hàng sẽ phải trả lãi suất thấu chi cho ngân hàng.

Hình 2. 7: Thị phần tín dụng bán lẻ của Chi nhánh Hà Giang năm 2019-2021

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang năm 2021)

24.6%

24.9%

24.2%.

23.8 24 24.2 24.4 24.6 24.8 25

2019 2020 2021

Thị phần TDBL

Bảng 2. 6: Dƣ nợ cho vay bán lẻ của một số ngân hàng trên địa bàn năm 2021 Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

BIDV 315 421 581

AgriBank 538 632 862

VietinBank 214 287 415

TechcomBank 123 226 281

LPBank 40 51 14

VDbank 0 47 154

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang năm 2021) Qua biểu đồ và bảng trên cho thấy thị phần tín dụng bán lẻ của Chi nhánh Hà Giang từ năm 2019 đến nay có sự giảm sút. Nguyên nhân một phần là do giới hạn tín dụng của Chi nhánh đã đạt ngưỡng kế hoạch Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam giao, mà việc giải ngân hàng trăm tỷ đồng hàng năm của Chi nhánh phần lớn tập trung cho các dự án của các Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản nằm trong dự án cho vay trung dài hạn của Chi nhánh.

2.2.3.3. Sản phẩm dịch vụ thẻ

Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang đã phát triển với tốc độ nhanh, tính tới cuối năm 2021 đã thu hút được 9.416 KHCN, hoạt động kinh doanh thẻ mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho ngân hàng.

Dịch vụ phát hành thẻ ghi nợ là dịch vụ quan trọng trong các hoạt động cho vay bán lẻ của ngân hàng thương_mại. Bất cứ cá nhân nào có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ngân hàng đều có thể phát hành thẻ ghi nợ và sử dụng số tiền khả dụng trong tài khoản thanh toán của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến với ATM, POS hai KIOS. Nhờ có dịch vụ này mà ngân hàng mới thu hút được một số lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Thẻ ghi nợ nội địa có phạm vi chi tiêu trong nội địa, chủ yếu để rút tiền mặt, chuyển khoản và phục vụ

việc nhận lương_qua tài khoản. Thẻ ATM là hình thức đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp với tài khoản ngân hàng từ máy ATM.

Sản phẩm thẻ ghi nợ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ, thẻ có thể kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán VND của khách hàng, thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, đồng thời được cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng khác như thấu chi tài khoản linh hoạt, chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản thẻ sang tài khoản tiết kiệm ngay trên ATM, nạp tiền ví điện tử, nạp tiền điện thoại trả… được hỗ trợ dịch vụ khách hàng 24/24 giờ.

Hình 2. 8: Thị phần thẻ ghi nợ nội địa tại địa bàn tỉnh Hà Giang, năm 2019-2021

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang năm 2021 Tính tới năm 2021, Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang chiếm 19% tổng thị phần phát hành thẻ ghi nợ nội địa trên địa bàn tỉnh. Dẫn đầu vẫn là AgriBank – Chi nhánh Hà Giang với mạng lưới ATM rộng khắp, tiếp theo là BIDV – Chi nhánh Hà Giang. Các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn có thị phần thẻ ATM tương_đối nhỏ vì mới xuất hiện trên địa bàn, đó là: Techcombank, VDbank và LPBank do vậy số lượng máy cũng như dịch vụ thẻ ATM còn hạn chế về số lượng. Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày một nhiều của các ngân hàng thương_mại cổ phần khác sẽ tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần thẻ của Ngân hàng TMCP Công thương_Việt Nam trên địa bàn

18% 19% 19%

26% 26% 24%

39% 40%

38%

17.00% 15.00% 19.00%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2019 2020 2021

VietinBank BIDV AgriBank TCTD khác

trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)