CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC PHỤ THUỘC GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐO LƯỜNG RỦI RO
1.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến Việt Nam
1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu về cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán các nước khác
Mặc dù có rất nhiều các nghiên cứu về sự liên kết giữa các thị trường, nhiều thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam vẫn còn chưa được “khám phá”, và do đó đây chính là khoảng trống nghiên cứu mà luận án lựa chọn. Việc nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa TTCK Việt Nam và TTCK thế giới là cần thiết và hữu ích vì TTCK Việt Nam được xếp vào nhóm thị trường mới nổi, nên có thể không bị ảnh hưởng bởi các thị trường khác, đây là cơ hội để các nhà đầu tư đa dạng hóa DMĐT. Hơn nữa, theo quan điểm về thị trường mới nổi, Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bởi vậy, các thông tin về cấu trúc phụ thuộc giữa TTCK Việt Nam và TTCK các nước khác được nhiều nhà tham gia trên thị trường mong đợi. Ngoài ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc đa dạng hóa DMĐT trên thị trường toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro là có thể, và những thông tin về cấu trúc phụ thuộc giữa các TTTC phạm vi quốc tế đáp ứng phần nào nhu cầu thông tin cho nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách.
Theo tìm hiểu của tác giả, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này, có liên quan đến TTCK Việt Nam. Đó là, Wang (2011) đã xây dựng mô hình EGARCH 2 biến của hệ số tương quan có điều kiện động để chứng tỏ trong giai đoạn từ 2006 đến 2009 TTCK Trung Quốc mang đến nhiều rủi ro của quá trình lan tỏa (contagion) tới
thị trường Việt Nam hơn so với TTCK Mỹ, và những ảnh hưởng này mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng thế chấp. Đồng thời, tác giả đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư nên quan tâm đến tình hình tài chính không chỉ trong nước mà của cả các nước láng giềng. Hay Chang và c.s (2010) đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vượt ngưỡng và mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy tổng quát (GARCH) để nghiên cứu mối quan hệ giữa TTCK Việt Nam và các đối tác thương mại chính là Mỹ, Nhật Bản, Singapo và Trung Quốc. Kết quả cho thấy, TTCK Việt Nam bị tác động bởi thị trường Nhật Bản và Singapo. Độ biến động trên TTCK Việt Nam và các nước có tác động bất đối xứng. Kết quả này gợi ý các nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức tài chính nên giữ các DMĐT dài hạn trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, Nguyễn Phúc Cảnh và các c.s (2016) đã nghiên cứu tác động lan tỏa của TTCK Trung Quốc đối với thị trường chứng khoán của 6 nước trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Inđônêsia, Malaysia, Philipin, Singapo, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2015. Thông qua việc sử dụng mô hình tự hồi quy dạng vectơ, hàm phản ứng và phân rã phương sai cho dữ liệu chuỗi thời gian theo ngày, kết quả cho thấy TTCK Trung Quốc có tác động lan tỏa đến các thị trường 6 nước ASEAN, và tác động lan tỏa có độ trễ từ 2 đến 3 ngày.
Một nghiên cứu gần đây của Cường và các c.s (2012) thường được đề cập khi nhắc đến nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các TTCK thế giới và TTCK Việt Nam. Sử dụng phương pháp EVT và copula, Cường và các c.s (2012) đã phân tích cấu trúc phụ thuộc giữa TTCK Việt Nam và 17 TTCK khác trong giai đoạn 2002- 2009. Kết quả cho thấy TTCK Việt Nam có xu hướng giảm cùng các TTCK Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, Philipin, Thái Lan, Thụy Sĩ và Mỹ. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp copula trong kiểm tra cấu trúc phụ thuộc giữa các TTCK. Ý tưởng này cũng được nhắc đến trong hướng nghiên cứu tiếp theo của Mạnh (2014): “Mở rộng nghiên cứu sự phụ thuộc của TTCK và các thị trường khác trong nước, giữa TTCK Việt Nam và các thị trường ở khu vực và quốc tế”.
Tác giả có thể đưa ra một số nhận định về điểm khác biệt của luận án này với nghiên cứu của Cường và các c.s (2012) như trong Bảng 1.2 sau đây.
Bảng 1.2. So sánh ý tưởng của luận án với nghiên cứu của Cường và các c.s (2012) Vấn đề Ý tưởng nghiên cứu
của Cường (2012)
Ý tưởng nghiên cứu của tác giả
Nội dung
nghiên cứu
- Cấu trúc phụ thuộc từng cặp giữa các chuỗi lợi suất chỉ số TTCK thế giới (Inđônêsia, Malaysia, Philipin, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc (Thâm Quyến), Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ (Dowjones, Nasdaq, NYSE)) và TTCK Việt Nam (VNindex)
- Cấu trúc phụ thuộc từng cặp giữa các chuỗi lợi suất chỉ số TTCK thế giới (Nhật Bản, Pháp, Anh, Hồng Kông, Inđônêsia, Úc, Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan, Thượng Hải và Mỹ (Dowjones, Nasdaq, S&P500)) và TTCK Việt Nam (VNindex) - Cấu trúc phụ thuộc từng cặp giữa các chuỗi lợi suất chỉ số TTCK Việt Nam (VNindex) và các cặp tỷ giá ngoại hối (AUD/VND, CAD/VND, USD/VND,…).
Phương pháp nghiên cứu
- Copula và lý thuyết giá trị cực trị. - Copula và hồi quy phân vị. Mô hình hồi quy phân vị tương tự trong Baur (2013).
Giai đoạn và cách thức nghiên cứu
Giữa TTCK Việt Nam và TTCK thế giới
2002-2009, chưa bao gồm thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, không phân chia chuỗi số liệu để nghiên cứu từng giai đoạn, không đề cập đến hiệu ứng lan tỏa.
2004-2014, bao gồm thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, phân chia chuỗi số liệu để nghiên cứu từng phần để thấy sự thay đổi cấu trúc đồng thời cung cấp bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa giữa các TTCK
Giữa TTCK Việt Nam và TTNH
Không nghiên cứu. Từ 2007 đến 2015, không phân chia số liệu thành nhiều giai đoạn.
Nguồn: Phân tích của tác giả