So sánh và bình luận về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính và ứng dụng trong đo lường rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 105 - 109)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC PHỤ THUỘC GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

3.2. Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối Việt Nam

3.2.4. So sánh và bình luận về kết quả thực nghiệm

Đối với phương pháp copula, cấu trúc phụ thuộc giữa TTCK và TTNH là cấu trúc phụ thuộc đối xứng, đo lường tốt nhất bởi copula Student, nhưng mức độ phụ thuộc đều khá nhỏ. Tác giả khảo sát cấu trúc phụ thuộc giữa lợi suất chỉ số TTCK và lợi suất từng tỷ giá nhằm khảo sát cấu trúc phụ thuộc giữa TTCK nói chung với từng chỉ số thành phần của TTNH. Và tất cả các cặp chỉ số đều phù hợp với copula Student. Copula Student có hệ số phụ thuộc đuôi trên và đuôi dưới bằng nhau nên khả năng hai thị trường cùng bùng nổ hoặc cùng khủng hoảng là bằng nhau. Mặt khác, hệ số phụ thuộc đuôi trên hoặc dưới đều khá nhỏ, trung bình ở mức 0,02446, hệ số phụ thuộc đuôi thấp nhất là 0,0006226 giữa cặp chỉ số VNINDEX và đồng tiền của Myanmar, hệ số phụ thuộc đuôi cao nhất là 0,047193 giữa cặp chỉ số VNINDEX và đô la Hồng Kông. Bởi vậy quyết định đa dạng hóa DMĐT gồm chứng khoán và ngoại tệ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Các nhà hoạch định chính sách cần có chính sách phòng hộ rủi ro vì có khả năng hai thị trường cùng sụp đổ, từ đó đảm bảo an ninh tài chính cho TTTC Việt Nam. Hoặc có thể cần khảo sát thêm các mô hình có các dạng hàm khác để tìm cấu trúc phụ thuộc sát nhất với dữ liệu thực tế. Có thể nhận thấy sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của luận án so với kết quả nghiên cứu của Nga (2014) về giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đã được trình bày trong mục 1.4.2 ở Chương 1 của luận án.

Đối với phương pháp hồi quy phân vị, tác giả tìm thấy cấu trúc phụ thuộc rất đa dạng ở các trạng thái khác nhau của TTCK, như trong Bảng 3.26 phía dưới. Mức độ phụ thuộc trung bình thuận chiều giữa lợi suất VNindex từ mức cao nhất đến thấp nhất là với các chuỗi lợi suất MYR/VND, EUR/VND, DKK/VND, CHF/VND, CAD/VND, AUD/VND, NOK/VND, THB/VND, SGD/VND. Mối quan hệ thuận chiều tìm được nhờ phương pháp hồi quy phân vị trong tình huống này đều giữa lợi suất chỉ số TTCK với một số lợi suất của các đồng tiền có giao dịch trên TTNH so với VND nhưng không phải là các đồng tiền mạnh và phổ biến. Quan hệ thống kê này cần được nghiên cứu thêm để có thể giải thích được mối quan hệ trong thực tế. Mức độ phụ thuộc trung bình ngược chiều giữa lợi suất VNindex từ mức cao nhất đến thấp nhất là với các chuỗi lợi suất USD/VND, HKD/VND, CNY/VND, JPY/VND. Mối quan hệ ngược chiều giữa lợi suất chỉ số TTCK với một số tỷ giá của các đồng tiền mạnh, phổ biến với VND ở đây là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế học. Đồng thời cũng khẳng định việc điều chỉnh chính sách tỷ giá của nhà quản lý và việc đầu tư của nhà đầu tư khi đầu tư trên hai TTCK và ngoại hối không nhất thiết phải theo dõi tất cả các tỷ giá có giao dịch mà trước hết quan tâm tới các đồng tiền mạnh kể trên. Đồng thời, quan hệ

thuận chiều thể hiện việc đầu tư có vai trò thay thế, khi TTCK sụt giảm có thể chuyển hướng đầu tư sang TTNH và ngược lại. Và khi sử dụng phương pháp hồi quy phân vị, tác giả không tìm thấy cấu trúc phụ thuộc giữa lợi suất chỉ số TTCK và các cặp lợi suất GBP/VND, SEK/VND.

Tổng kết lại, chúng ta có thể so sánh kết quả nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán và TTNH khi sử dụng 2 phương pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các TTTC cho kết quả tốt, là phương pháp copula và phương pháp hồi quy phân vị, như trong Bảng 3.26 sau đây.

Bảng 3.26. Kết quả mô tả cấu trúc và mức độ phụ thuộc giữa các cặp lợi suất chỉ số chứng khoán và ngoại hối

Các cặp lợi suất

Phương pháp copula Phương pháp hồi quy phân vị Cấu trúc

phụ thuộc

Mức độ phụ

thuộc Cấu trúc phụ thuộc Mức độ

phụ thuộc rvnindex-

raud/vnd Student 0.0277226

Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có lợi suất rất thấp, thấp, dưới trung bình, cao và rất cao

0.120025

rvnindex-

rcad/vnd Student 0.0150808 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất rất thấp 0.141425

rvnindex-

rchf/vnd Student -0.0057305 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất rất cao 0.22414

rvnindex-

rcny/vnd Student -0.0322446 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất rất thấp, dưới trung bình, -0.25441 rvnindex-

rdkk/vnd Student -0.0074593 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất rất cao 0.232813

rvnindex-

reur/vnd Student -0.0078109 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất rất cao 0.232841

rvnindex-

rgbp/vnd Student -0.004537 Không tìm thấy cấu trúc phụ thuộc 0 rvnindex-

rhkd/vnd Student -0.0325554

Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có lợi suất rất thấp, dưới trung bình, tương đối cao

-0.26929

rvnindex-

rjpy/vnd Student -0.0209216 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất rất thấp, dưới trung bình -0.14805 rvnindex-

rmyr/vnd Student 0.0919734

Phụ thuộc chặt chẽ tại hầu hết các trạng thái của chứng khoán ở trang thái

0.256475

Các cặp lợi suất

Phương pháp copula Phương pháp hồi quy phân vị Cấu trúc

phụ thuộc

Mức độ phụ

thuộc Cấu trúc phụ thuộc Mức độ

phụ thuộc rvnindex-

rnok/vnd Student 0.0236537 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất dưới trung bình, rất cao 0.118809 rvnindex-

rsek/vnd Student 0.0100981 Không tìm thấy cấu trúc phụ thuộc 0 rvnindex-

rsgd/vnd Student 0.0124502 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất rất thấp, rất cao 0.078343 rvnindex-

rthb/vnd Student 0.0184886 Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có

lợi suất thấp, rất cao 0.088316

rvnindex-

rusd/vnd Student -0.0436613

Phụ thuộc khi TTCK ở trạng thái có lợi suất rất thấp, dưới trung bình, trung bình, trên trung bình, tương đối cao

-0.29619

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Bảng 3.26 thể hiện kết quả thống nhất khá cao khi mô tả cấu trúc phụ thuộc giữa lợi suất chỉ số TTCK với lợi suất một số đồng tiền với VND. Về chiều hướng phụ thuộc có kết quả không thống nhất chỉ ở 3 cặp lợi suất rvnindex-rchf/vnd, rvnindex- rdkk/vnd, rvnindex-reur/vnd. Mức độ phụ thuộc giữa các thị trường đo bởi phương pháp copula khá thấp, mức độ phụ thuộc đo bởi phương pháp hồi quy phân vị cao hơn.

Sự phụ thuộc ở mức thấp nhận được từ phương pháp copula là phù hợp với thực tiễn.

Với phương pháp hồi quy phân vị cần những nghiên cứu thêm vì mô hình hồi quy tuyến tính đơn thường ít gặp trong thực tiễn, dẫn đến kết quả đo lường có thể có sai lệch do một số khuyết tật của mô hình còn mắc phải.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 thực hiện phân tích thực nghiệm nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính: giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và một số thị trường chứng khoán thế giới, giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường ngoại hối lần lượt bằng hai phương pháp copula và hồi quy phân vị, đã thu được các kết quả sau:

Khi nghiên cứu cấu trúc và mức độ phụ thuộc giữa các thị trường tài chính khi thị trường có biến động nên phân chia thời kỳ nghiên cứu để phù hợp với sự thay đổi cấu trúc, đồng thời tìm được hiệu ứng lan tỏa giữa các thị trường.

Có sự khác biệt khi đo lường sự phụ thuộc khi sử dụng hệ số tương quan tuyến tính và hệ số phụ thuộc đo bởi copula với hầu hết các cặp chỉ số thị trường.

Đã tìm được hàm copula tốt nhất mô tả cấu trúc phụ thuộc giữa từng cặp thị trường trong mỗi giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng.

Đã mô tả được một cách chi tiết bằng cả con số và hình ảnh cấu trúc và mức độ phụ thuộc giữa các thị trường tài chính tại các trạng thái khác nhau của thị trường bị tác động nhờ phương pháp hồi quy phân vị.

Bước đầu ứng dụng kết quả nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính để đo lường hệ số phụ thuộc, hệ số phụ thuộc đuôi giữa các thị trường sử dụng hàm copula mô tả cấu trúc phụ thuộc đã tìm thấy trước đó. Những kết quả đo lường rủi ro này liên quan mật thiết đến việc phân tích cấu trúc và mức độ phụ thuộc giữa các thị trường, đặc biệt được sử dụng để chỉ ra bằng chứng về hiệu ứng lan tỏa giữa các thị trường nên được trình bày trong Chương 3. Kết quả cho thấy, trải qua thời kỳ khủng hoảng, cả hai phương pháp copula và hồi quy phân vị đều ủng hộ bằng chứng có hiệu ứng lan tỏa từ các thị trường chứng khoán thế giới được nghiên cứu đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Những ứng dụng chi tiết hơn sẽ được trình bày trong Chương 4.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính và ứng dụng trong đo lường rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(263 trang)