Hậu kiểm mô hình VaR, CVaR

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính và ứng dụng trong đo lường rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 140 - 144)

CHƯƠNG 4. ĐO LƯỜNG RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

4.4. Hậu kiểm mô hình VaR, CVaR

Theo quy trình hậu kiểm mô hình VaR, CVaR đã được trình bày trong mục 1.2.2.4 của Chương 1, trong Chương 4 này, tác giả thực hiện hậu kiểm minh họa cho một mô hình VaR, một mô hình CVaR cho một DMĐT chỉ số “VNindex và S&P500”.

Các bước hậu kiểm cho các “danh mục chỉ số” khác được thực hiện một cách tương tự.

4.4.1. Hu kim mô hình VaR

Để đánh giá được sự phù hợp của các phương pháp tính VaR, tác giả tiến hành hậu kiểm mô hình VaR. Thực hiện hậu kiểm với 250 quan sát cuối cùng (từ quan sát 916 đến quan sát 1165), nghĩa là ta cho cửa sổ gồm 915 quan sát di chuyển 250 lần, tại mỗi lần ta lại ước lượng VaR của danh mục sử dụng phương pháp copula, cụ thể là copula Gumbel cho DMĐT chỉ số “VNindex và S&P500” với giả định tỷ trọng là 50%:50%. Sau khi ước lượng được 250 giá trị VaR của danh mục, ta tiến hành so sánh giá trị thực tế của danh mục và giá trị VaR ước lượng.

Trong 250 quan sát để thực hiện hậu kiểm có 99 quan sát của lợi suất danh mục nhận giá trị âm, tức là danh mục chịu tổn thất. Ta chỉ xem xét sai lệch của lợi suất danh mục với giá trị VaR ước lượng trong những trường hợp danh mục chịu tổn thất.

Độ sai lệch so với tổn thất thực tế được tính bằng cách lấy lợi suất danh mục chịu tổn thất trừ đi giá trị VaR ước tính. Độ sai lệch tuyệt đối trung bình so với tổn thất thực tế được tính bằng tổng tất cả các sai lệch tuyệt đối trong 99 quan sát chia cho 99. Độ sai lệch tuyệt đối trung bình càng nhỏ phản ánh giá trị VaR ước lượng càng gần giá trị tổn thất thực tế. Ở đây, tác giả không chỉ hậu kiểm mô hình VaR tính nhờ copula Gumbel mà còn muốn so sánh mô hình VaR này với mô hình VaR tính nhờ giả thiết phân phối chuẩn thường được sử dụng trong thực tế. Kết quả hậu kiểm được trình bày tóm tắt trong Bảng 4.26 sau đây.

Bảng 4.26. Tóm tắt kết quả hậu kiểm mô hình VaR(0,95) Ngày Tổn thất thực tế VaR ước lượng nhờ

phân phối chuẩn

VaR ước lượng nhờ copula Gumbel

6/18/2013 0.00837018 -0.015963094 -0.015

… … … …

6/24/2013 -0.023458442 -0.016080513 -0.015

… … … …

8/27/2013 -0.020828657 -0.015332836 -0.0162

… … … …

5/7/2014 -0.02747287 -0.013778314 -0.0145

… … … …

5/9/2014 -0.023313438 -0.013829249 -0.0145

… … … …

6/19/2014 -0.005211762 -0.013662514 -0.0145

Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả chi tiết được trình bày trong Phụ lục VIII. Trong Bảng 4.26, tác giả có ý lưu lại một số ngày trong đó, tổn thất thực tế vượt quá VaR ước lượng bởi cả hai phương pháp sử dụng giả thiết chuẩn và phương pháp sử dụng copula Gumbel. Chúng ta có kết quả về số lần thua lỗ thực tế của danh mục vượt quá giá trị tính theo VaR trong các mô hình và độ sai lệch tuyệt đối trung bình được tính trong Bảng 4.27 sau đây.

Bảng 4.27. Thống kê độ sai lệch tuyệt đối trung bình của các mô hình ước lượng VaR(0.95)

Mô hình ước lượng VaR

Số vượt ngưỡng tối đa cho phép

Số tổn thất thực tế vượt quá VaR ước lượng

Độ sai lệch tuyệt đối trung bình Mô hình sử

dụng giả thiết chuẩn

19 4 0.009987

Mô hình ước lượng sử dụng

copula

19 4 0.010811

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả hậu kiểm mô hình VaR cho 250 quan sát như sau: Với mô hình VaR(0.95), tác giả thấy: Cả hai mô hình VaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng giả thiết phân phối chuẩn và phương pháp sử dụng hàm copula Gumbel đều có 4 quan sát mà mức tổn thất thực tế của danh mục vượt quá VaR ước lượng, nằm trong giới hạn cho phép. Chứng tỏ cả hai mô hình đều chấp nhận được. Đồng thời, sai lệch tuyệt đối trung bình của mô hình VaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng giả thiết phân phối chuẩn nhỏ hơn so với sai lệch tuyệt đối trung bình của mô hình VaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng hàm copula Gumbel. Tuy nhiên, nếu chỉ xét đến 4 quan sát trong đó mức tổn thất thực tế của danh mục vượt quá VaR ước lượng, thì sai lệch tuyệt đối trung bình của mô hình VaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng hàm copula Gumbel bằng 0,00871, nhỏ hơn so với sai lệch tuyệt đối trung bình của mô hình VaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng giả thiết phân phối chuẩn bằng 0,00901. Như vậy, chúng ta có thể sử dụng phương pháp ước lượng VaR sử dụng hàm copula Gumbel cho đánh giá “tổn thất trong các tình huống xấu” hoặc sử dụng phương pháp ước lượng VaR sử dụng giả thiết phân phối chuẩn, tùy từng tình huống cụ thể.

4.4.2. Hu kim mô hình CVaR

Tương tự việc hậu kiểm mô hình VaR, để đánh giá được sự phù hợp của các phương pháp tính CVaR, tác giả tiến hành hậu kiểm mô hình CVaR. Thực hiện hậu kiểm với 250 quan sát cuối cùng (từ quan sát 916 đến quan sát 1165), nghĩa là ta cho cửa sổ gồm 915 quan sát di chuyển 250 lần, tại mỗi lần ta lại ước lượng CVaR của danh mục sử dụng phương pháp copula, cụ thể là copula Gumbel cho DMĐT chỉ số

“VNindex và S&P500” với giả định tỷ trọng là 50%:50%. Sau khi ước lượng được 250 giá trị CVaR của danh mục, ta tiến hành so sánh giá trị thực tế của danh mục và giá trị CVaR ước lượng.

Trong 250 quan sát để thực hiện hậu kiểm có 99 quan sát của lợi suất danh mục nhận giá trị âm, tức là danh mục chịu tổn thất. Ta chỉ xem xét sai lệch của lợi suất danh mục với giá trị VaR ước lượng trong những trường hợp danh mục chịu tổn thất.

Độ sai lệch so với tổn thất thực tế được tính bằng cách lấy lợi suất danh mục chịu tổn thất trừ đi giá trị VaR ước tính. Độ sai lệch tuyệt đối trung bình so với tổn thất thực tế được tính bằng tổng tất cả các sai lệch tuyệt đối trong 99 quan sát chia cho 99. Độ sai lệch tuyệt đối trung bình càng nhỏ phản ánh giá trị VaR ước lượng càng gần giá trị tổn thất thực tế. Ở đây, tác giả không chỉ hậu kiểm mô hình VaR tính nhờ copula Gumbel mà còn muốn so sánh mô hình VaR này với mô hình VaR tính nhờ giả thiết phân phối chuẩn thường được sử dụng trong thực tế. Kết quả hậu kiểm được trình bày tóm tắt trong Bảng 4.28 sau đây.

Bảng 4.28. Tóm tắt kết quả hậu kiểm mô hình CVaR(0,95) Ngày Tổn thất thực tế CVaR ước lượng nhờ

phân phối chuẩn

CVaR ước lượng nhờ copula Gumbel

6/18/2013 0.00837018 -0.022053568 -0.0204

… … … …

6/24/2013 -0.023458442 -0.022078215 -0.0204

… … … …

5/7/2014 -0.02747287 -0.019956249 -0.0197

… … … …

5/9/2014 -0.023313438 -0.020023393 -0.0197

… … … …

6/19/2014 -0.005211762 -0.019900842 -0.0197

Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả chi tiết được trình bày trong Phụ lục VIII. Trong Bảng 4.28, tác giả có ý lưu lại một số ngày trong đó, tổn thất thực tế vượt quá CVaR ước lượng bởi cả hai phương pháp sử dụng giả thiết chuẩn và phương pháp sử dụng copula Gumbel. Chúng ta có kết quả về số lần thua lỗ thực tế của danh mục vượt quá giá trị tính theo VaR trong các mô hình và độ sai lệch tuyệt đối trung bình được tính trong Bảng 4.29 sau đây.

Bảng 4.29. Thống kê độ sai lệch tuyệt đối trung bình của các mô hình ước lượng CVaR(0.95)

Mô hình ước lượng CVaR

Số vượt ngưỡng tối đa cho phép

Số tổn thất thực tế vượt quá CVaR ước lượng

Độ sai lệch tuyệt đối trung bình Mô hình sử

dụng giả thiết chuẩn

19 3 0.01567

Mô hình ước lượng sử dụng

copula

19 3 0.015636

Nguồn: Tính toán của tác giả Kết quả hậu kiểm mô hình CVaR cho 250 quan sát như sau: Với mô hình CVaR(0,95), tác giả thấy: Cả hai mô hình CVaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng giả thiết phân phối chuẩn và phương pháp sử dụng hàm copula Gumbel đều có 3 quan sát mà mức tổn thất thực tế của danh mục vượt quá CVaR ước lượng, nằm trong giới hạn

cho phép. Chứng tỏ cả hai mô hình đều chấp nhận được. Đồng thời, sai lệch tuyệt đối trung bình của mô hình CVaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng giả thiết phân phối chuẩn lớn hơn một chút so với sai lệch tuyệt đối trung bình của mô hình CVaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng hàm copula Gumbel. Tuy nhiên, nếu chỉ xét đến 3 quan sát trong đó mức tổn thất thực tế của danh mục vượt quá CVaR ước lượng, thì sai lệch tuyệt đối trung bình của mô hình CVaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng hàm copula Gumbel bằng 0,00481, lại lớn hơn so với sai lệch tuyệt đối trung bình của mô hình CVaR ước lượng bởi phương pháp sử dụng giả thiết phân phối chuẩn bằng 0,00406. Như vậy, có thể nói phương pháp ước lượng CVaR sử dụng hàm copula Gumbel cho đánh giá “tổn thất trong các tình huống xấu” lại không tốt bằng phương pháp ước lượng VaR sử dụng giả thiết phân phối chuẩn. Bên cạnh đó, số quan sát mà mức tổn thất thực tế của danh mục vượt quá CVaR ước lượng là 3, ít hơn số quan sát mà mức tổn thất thực tế của danh mục vượt quá VaR ước lượng là 4. Điều này chứng tỏ một kết quả lý thuyết quen thuộc: Mô hình CVaR cho kết quả ước lượng tổn thất tốt hơn mô hình VaR.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính và ứng dụng trong đo lường rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(263 trang)