Tình hình và nhiệm vụ mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 66 - 72)

Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

3.1.1. Tình hình và nhiệm vụ mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

* Tình hình, nhiệm vụ mới đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Sau gần 30 năm đổi mới đất nước, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống chính trị- xã hội; tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động của Hội LHPN Việt Nam. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, đòi hỏi phụ nữ phải nâng cao tay nghề, nếu không họ sẽ là đối tượng dễ có nguy cơ bị mất việc; ngoài ra phụ nữ còn phải hoàn thành tốt thiên chức người mẹ, người vợ trong gia đình. Bên cạnh đó, định kiến giới và hạn chế trong nhận thức về bình đẳng giới, ảnh hưởng nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của phụ nữ ngày càng gia tăng.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xuất hiện xu hướng hội viên tham gia tổ chức Hội chỉ mang tính hình thức và nếu tổ chức Hội không được xây dựng vững mạnh, có phương thức vận động Hội viên phù hợp thì với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, điều kiện sống thay đổi, rất khó tập họ tham gia tổ chức Hội... Đó chính là những thách thức lớn, đòi hỏi tổ chức và hoạt động Hội LHPN phải đáp ứng những yêu cầu mới, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường, giải quyết hài hòa sự khác biệt về lợi ích giữa các nhóm phụ nữ trong cộng đồng dân cư, đem lại lợi ích cho phụ nữ thuộc nhiều đối tượng khác nhau.

Qua đó, tập hợp, thu hút họ vào tổ chức, làm tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, góp phần, tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, huy động sức mạnh, tiềm năng to lớn của các tầng lớp phụ nữ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Để xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực sự là tổ chức quần chúng của phụ nữ và thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia các phong trào thi đua, Đảng cần tăng cường lãnh đạo, định hướng đối với việc xây dựng, phát triển tổ chức hội vững mạnh và đổi mới hoạt động của Hội LHPNViệt Nam.

Trong bối cảnh mới, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1997-2002) được tổ chức. Đại hội đề ra 5 chương trình trọng tâm:

Giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ; Vận động phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập; Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; Nghiên cứu và kiểm tra giám sát.

Chương trình trọng tâm mà Đại hội triển khai đáp ứng kịp thời với yêu cầu của thời kỳ mới của đất nước. Trên cơ sở đó, Đại hội phát động hai phong trào thi đua yêu nước: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”.

Tiếp đó, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2002- 2007) được diễn ra với chủ đề "Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, bình đẳng, năng động, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". “Phụ nữ Việt Nam Năng động - Sáng tạo - Trung hậu - Đảm đang”. Đại hội đề ra nhiệm vụ xây dựng, phát triển tổ chức Hội với mục tiêu: Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Đại hội đề ra phương hướng cụ thể: Coi trọng công tác xây dựng phương hướng và kế hoạch hoạt động của từng cấp Hội. Xác định nhiệm vụ trọng tâm và lựa chọn vấn đề ưu tiên hợp lý trong từng thời kỳ theo các cấp độ: Toàn quốc, vùng miền, đối tượng để tập trung chỉ đạo thống nhất và đầu tư nguồn lực thực hiện bảo đảm tính hiệu

quả. Tăng quyền chủ động, phát huy tính sáng tạo của các cấp hội địa phương, trong việc cụ thể hóa nhiệm vụ công tác Hội.

Năm 2012, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012- 2017) đã đề ra mục tiêu: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Xác định nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh: Kiện toàn bộ máy, cán bộ cấp Trung ương và tiếp tục kiện toàn bộ máy Hội LHPN cấp tỉnh, thành theo mô hình văn phòng và 5 ban. Trung ương Hội và tỉnh, thành Hội thí điểm mô hình và từng bước phát triển các đơn vị sự nghiệp, phù hợp với điều kiện của mỗi cấp. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội cơ sở, đặc biệt là chi Hội, tổ Phụ nữ; chú trọng chất lượng sinh hoạt Hội, phát huy vai trò hội viên nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ Hội; kiên trì thực hiện phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Hội”. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để phát huy quyền dân chủ trực tiếp của hội viên trong xây dựng tổ chức Hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh. Về phong trào thi đua, tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; triển khai sâu rộng hai cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phấn đấu, rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.

Đây là những định hướng, yêu cầu quan trọng, kịp thời của Hội LHPN Việt Nam đối với hoạt động của các cấp Hội phụ nữ cả nước nói chung, trong đó có Hội LHPN Hưng Yên trong giai đoạn mới.

* Yếu tố mới của tỉnh Hưng Yên tác động đến hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Về kinh tế:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, cùng với sự đồng thuận của quần chúng nhân dân quyết tâm xây dựng quê hương xứ nhãn trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020; đồng thời, với chính sách thông thoáng, tạo bước

đột phá trong kêu gọi đầu tư, xây dựng hình ảnh “Hưng Yên trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư”, kinh tế Hưng Yên đã có những chuyển biến rõ rệt.

Năm 2005: kinh tế tỉnh tiếp tục phát triển nhanh, khá toàn diện và vững chắc, GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 12,28%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh; Nông nghiệp đạt 30,5% - Công nghiệp, Xây dựng 38% - Dịch vụ 31,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 550 USD [162, tr.12].

Đến năm 2015, kinh tế của Tỉnh đã có bước đột phá: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,8% và cao hơn mức bình quân cả nước. Công nghiệp, xây dựng tăng mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 49%; Nông nghiệp 13%: Thương mại - Dịch vụ 38%. Năm 2015, (GDP) bình quân đầu người 40 triệu đồng/ năm [172, tr.17].

Công nghiệp, tăng trưởng bình quân 9,87%; cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực; các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có thương hiệu, giá trị ra tăng, chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường giữ vững và phát triển; có thêm nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ, công nghệ, giá trị tăng cao: như phụ tùng ô tô, xe máy, dệt may, điện tử, thúc đẩy kinh nghạch xuất khẩu [172, tr.20]. Các khu công nghệp hoạt động hiệu quả, tỉ lệ lấp đầy đạt khá, đóng góp nhiều vào nguồn thu ngoại tệ hoạt động xuất khẩu hàng hóa (như khu công nghiệp Thăng Long II, khu công nghiệp Phố nối A).

Tiểu thủ công nghiệp, tuy gặp khó khăn nhưng vẫn duy trì, đến năm 2015 toàn Tỉnh có 59 làng nghề hoạt động đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Nông nghiệp, phát triển toàn diện, chuyển mạnh sang hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Thực hiện bước đầu có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, các vùng chuyên canh tiếp tục được mở rộng, hiệu quả kinh tế ngày một tăng;

“đặc biệt đã chuyển đổi trên 6000 ha từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trồng cây hàng năm, kết hợp với chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả cao gấp từ 3 đến 5 lần trồng lúa” [172, tr.18]. Trong điều kiện mới, Đảng bộ

Tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, bắt nhịp với xu thế tạo sự chuyển biến mạnh trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa tập thể, nhiều sản phẩm tăng mạnh về sản lượng và được thị trường ưa chuộng:

Nhãn lồng, vải lai, chuối tiêu hồng, quýt đường canh, quất cảnh, gà Đông Tảo, tương Bần....

Các ngành nghề thống và dịch vụ ở nông thôn phát triển khá. “Kinh tế hợp tác phát triển, đa dạng về hình thức, quy mô, với trên 3.000 mô hình kinh tế, tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động, trong đó 168 hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ, 635 trang trại, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân” [172, tr.19].

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực: “Sau 4 năm thực hiện, tổng nguồn vốn đã huy động đạt gần 40.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhân dân đóng là 16.000 tỷ; vốn vay tín dụng là 15.000 tỷ đồng” [172, tr.19]. Hết năm 2015, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, điều đó chứng tỏ Đảng bộ Hưng Yên đã phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân có hiệu quả, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, đa dạng các loại hình. Tốc độ tăng trưởng bình quân 8,5%/ năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ bình quân tăng 21,13%/ năm.

Về văn hóa - xã hội: Giáo dục đào tạo có những bước đổi mới căn bản, toàn diện. Toàn tỉnh có 263 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 105 trường so với năm 2010, giáo viên đạt chuẩn ở tất cả các cấp học; tỉ lệ trên chuẩn cao ở bậc giáo dục mầm non cho 5 tuổi, hoàn thành việc chuyển đổi 159/159 trường mầm non bán công sang công lập; là tỉnh thứ 7 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ II. Học sinh tốt nghiệp các cấp đạt tỉ lệ thi đỗ đại học đạt 51%, thuộc nhóm các tỉnh có tỉ lệ cao trong cả nước. Đội Robocon của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng yên đạt vô địch cuộc thi Robocon trong nước và Châu Á - Thái Bình Dương năm 2015 [172, tr.28]. Các trung tâm hướng nghiệp tổng hợp đáp ứng được nhu cầu, quy mô mạng lưới các trung tâm giáo dục thường xuyên,

trung tâm học tập cộng đồng được duy trì, phát triển. “Có 6 trường cao đẳng, nâng cấp và thu hút 5 trường đại học về tỉnh. Mỗi năm đào tạo trên 1 vạn sinh viên, đào tạo nghề cho hàng vạn lao động, góp phần tạo nguồn lực có chất lượng cho tỉnh và khu vực” [172, tr.29].

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường: Y tế dự phòng phát triển tích cực, hạn chế và dập tắt kịp thời các dịch bệnh, mua sắm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên;

một số dịch vụ y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao được triển khai có hiệu quả. “Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế trên 60%, tỷ lệ xã có bác sỹ biên chế tại trạm đạt 65%” [172, tr.30].

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục tiếp tục phát triển, tăng cường đầu tư thiết chế văn hóa, hạ tầng kỹ thuật truyền thông: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa từng bước đi vào chiều sâu. Tuyên truyền, giáo dục, định hướng dư luận, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, các gương người tốt, việc tốt; tỷ lệ làng, khu phố, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa đạt và vượt chỉ tiêu. Công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng. Khu di tích Phố Hiến được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch; phong trào thể dục, thể thao quần chúng được duy trì phát triển...

Chính sách xã hội được quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ kịp thời:

Tuyệt đại đa số gia đình chính sách, người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình; các quỹ “Đến ơn đáp nghĩa”, “Vì người nghèo”, “Bảo trợ trẻ trẻ em”, “Cơ bản hoàn thành tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đề nghị tổ chức truy tặng và tawngj danh hiệu vinh dự của Nhà nước “Bà mẹ Việt nam anh hùng” cho 1.688 Mẹ và 5 tập thể, 5 cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” [172, tr.32].

Với những thành quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chất lượng cuộc của sống nhân dân trong tỉnh, trong đó có phụ nữ ngày càng được cải thiện, trình độ văn hóa được nâng lên. Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp thu hút đông đảo lao động nữ tham gia, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hội viên,

tập hợp, phát động các phong trào thi đua của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh; do đó công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên cũng đặt ra nhiều vấn đề cần gải quyết.

Như vậy, những yếu tố mới đặt ra với tổ chức Hội LHPN Việt Nam nói chung, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên nói riêng, đòi hỏi sự lãnh đạo sát sao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên bằng những chủ trương cụ thể để tiếp tục lãnh đạo công tác phụ nữ và lãnh đạo hoạt động của tổ chức Hội LHPN, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)