Năm Tổng số cơ sở Số cơ sở vững mạnh Số cơ sở khá Số cơ sở trung bình
1997 160 68/41,8% 76/47,5% 17/10,6%
2006 161 134/83,2% 27/16,8% 0
2011 161 136/84,5% 23/143% 2/1,3%
2016 161 146/90,7% 15/9,3% 0
Nguồn: [77]; [83]; [94]; [107]
Phụ lục 5
PHỤ LỤC VỀ NHỮNG BÀI PHỎNG VẤN CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN CHỦ TỊCH HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HƯNG YÊN
QUA CÁC NHIỆM KỲ XI, XII, XIII, XIV GIAI ĐOẠN (1997-2015)
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HƯNG YÊN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
GIAI ĐOẠN (1997-2006)
Doãn Thị Thanh Hoa
Nguyên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (1997-2006)
Năm 1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên là tổ chức chính trị đầu tiên của tỉnh tiến hành đại hội. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh khóa XI (1997-2001), khóa XII (2001-2006), đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng, tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, thể hiện ở các nghị quyết, chỉ thị quan trọng của Trung ương, của Tỉnh ủy, đảng đoàn, đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam trên lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trước tình hình thế giới, khu vực, nhất là những thời cơ, thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta, trong đó có Hưng Yên.
Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nhất là sau 20 năm đổi mới, tuy những năm đầu tái lập tỉnh còn có những khó khăn về đội ngũ cán bộ Hội nhất là cấp tỉnh chỉ có 6 đồng chí, cơ sở vật chất phục vụ công tác còn thiếu thốn. Song với tinh thần yêu quê hương, gắn bó với tổ chức Hội, BCH Hội LHPN tỉnh Hưng Yên, đoàn kết, thống nhất khắc phục mọi khó khăn, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, vận động, hội viên và các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình tập hợp các hội viên vào tổ chức Hội; đồng thời tập trung chỉ đạo những nội dung liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN; chăm lo quyền, nghiã vụ, lợi ích hợp pháp của hội viên. Từ đó, tính thiết thực và hiệu
quả của công tác phụ nữ nhiệm kỳ XI, XII ngày càng rõ nét. Hội còn làm tốt chức năng phản biện xã hội, giám sát việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước đến quyền lợi người dân trong đó có phụ nữ.
Kết quả công tác Hội và phong trào phụ nữ Hưng Yên giai đoạn (1997- 2006), được đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và BTV Tỉnh ủy đánh giá cao, được nhận cờ, bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Với những thành quả trên Hội LHPN tỉnh Hưng Yên, đã góp phần tích cực cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền làm chủ của nhân dân.
Trong hai nhiệm kỳ Đại hội Phụ nữ tỉnh (1997-2001), (2001-2006), với cương vị là chủ tịch Hội, tôi rất tâm đắc với một số hoạt động của Hội LHPN Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, với đặc điểm riêng của địa phương đã có những kết quả đáng khích lệ.
Một là, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ chính trị, Ban Thường vụ Trung ương Đảng về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới (Chỉ thị 14, Chỉ thị 37, Nghị quyết 04…); Đảng đoàn, BTV Hội LHPN tỉnh tham mưu với BTV tỉnh ủy và đoàn chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Đề án số 01- ĐA/DĐ ngày 15- 9-2003 Về “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp từ nay đến 2006”, BTV Tỉnh ủy nhất trí, ra thông báo số 405-TB/TU ngày 30-9-2003 về ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về việc thực hiện Đề án 01“Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp từ nay đến 2006”; Căn cứ vào thực trạng cán bộ Hội phụ nữ các cấp hầu hết là chắp vá, không được bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị và chuyên môn phụ vận, hầu hết cán bộ cơ sở không có quy hoạch cán bộ Hội dẫn đến mỗi lần Đại hội thiếu cán bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức Hội và phong trào phụ nữ. Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với BTV Tỉnh ủy thực hiện Đề án 01 trong vòng 18 tháng; giảng viên Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh và Học viện Phụ nữ trực tiếp truyền
đạt, khóa đào tạo được 90 học viên tốt nghiệp ra trường có 2 bằng, trung cấp Chính trị và trung cấp Phụ vận, giúp cấp ủy cơ sở có căn cứ xấp sếp bố trí đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu công tác.
Hai là, tổng kết 40 năm phong trào 3 đảm đang chống Mỹ cứu nước, khẳng định vai trò của phụ nữ ngoài việc chăm lo cuộc sống gia đình, nếu được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức họ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ xã hội giao.
BTV Hội LHPN tỉnh đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, thực hiện các chương trình, đề án do các tổ chức quốc tế tài trợ, với mục tiêu nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội như dự an Opal của Newzeland; những điều cần cho sự sống của Unicef; dự án tín dụng Việt - Bỉ;
dự án cây thuốc nam Việt Nam - Úc; dự án kế hoạch hóa gia đình Việt Nam - Trung Quốc…
Thông qua các dự án các tổ chức quốc tế đầu tư cho ta vốn vay, tập huấn cách quản lý vốn vay, biết cách chi tiêu hoạt hoạt động tín dụng, biết hoạch toán vươn lên thoát nghèo. Có thời điểm Hội LHPN tỉnh quản lý hàng trăm tỷ đồng, nhưng thất thoát ít nhất và rủi ro không đáng kể. Hội viên phụ nữ được vay là phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn sản xuất, từ đó có nhiều bộ phận phụ nữ trưởng thành từ hội viên thoát nghèo thành cán bộ Hội cấp cơ sở.
Từ việc phụ nữ làm chủ được kinh tế, và biết cách làm giàu, sẽ giữ được hạnh phúc gia đình trong cơ chế thị trường, nghệ thuật làm vợ, làm mẹ được trao đổi, giúp gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Hưng Yên, ngày 5 tháng 6 năm 2017
Doãn Thị Thanh Hoa
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH HƯNG YÊN VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH GIAI ĐOẠN (2006-2010)
Nguyễn Thi Thảnh
Nguyên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2006-2010)
Với vai trò là Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2006-2010) tôi có một số nhận xét như sau:
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên là một tổ chức chính trị đại diện cho quyền lợi của phụ nữ tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam giai đoạn (2006-2010), Hội LHPN tỉnh đã có những nội dung hoạt động cơ bản sau:
-Trên cơ sở những chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy đã ban hành những chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và công tác nữ: BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã bám sát các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội X, để chỉ đạo các tỉnh. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, ngày 27-4-2007 Bộ Chính trị (khóa X) ra Nghị quyết số 11- NQ/TW về Công tác Phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây là văn kiện thể hiện đầy đủ những quan điểm sâu sắc, đúng đắn của Đảng đối với công tác phụ nữ trong thời kỳ mới; xác định những nhiệm vụ, giải pháp, yêu cầu cụ thể, bức thiết đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và cả xã hội trong thực hiện công tác phụ nữ. Đối với tổ chức Hội LHPN, sự quan tâm sâu sắc của Đảng được để thể hiện thông qua những yêu cầu, nhiệm vụ được Nghị quyết đề cập riêng... Đó là động lực và định hướng quan trọng, giúp các cấp Hội Phụ nữ cả nước thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ.
Quán triệt Nghị quyết số 11-NQ/TW (2007) của Bộ Chính trị, và quan điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2005), Tỉnh ủy ra Kế hoạch số
44-KH/TU về Nghiên cứu, quán triệt thực Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp đó, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Chương trình hành động số 11- CTr/TU (2007): Về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đánh giá về công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên những năm đầu thế kỷ XX, Chương trình khẳng định:Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống phụ nữ Hưng Yên, công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh có tiến bộ, đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh. Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên, phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được khẳng định các cấp hội phụ nữ có nhiều sáng tạo trong đổi mới nội dumg, phương thức hoạt động, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa X) Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh ủy đã tổng kết 5 năm thục hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW đánh giá một cách khách quan nhất kết quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên trong quá trình thực hiện Nghị quyết sô 11, và Chương trình hành động của Tỉnh Ủy.
-Thành tích nổi bật trong hoạt động của Hội LHPN tỉnh: Sau khi tái lập tỉnh, Hội LHPN tỉnh là đoàn thể chính trị - xã hội đầu tiên hoàn thành đại hội nhiệm kỳ, với nhiều khó khăn nhất là về con người. Dưới sự lãnh đạo sát sao của tỉnh ủy, sự cố gắng của lãnh đạo Hội, mỗi năm, mỗi đại hội, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh có bước phát triển rõ nét:
Công tác tổ chức cấn bộ từng bước vững trắc, tổ chức Hội được kiện toàn đến chi, tổ phụ nữ, hội viên tiếp tục phát triển, hoạt động ở cơ sở nề nếp thuận lợi. Cán bộ Hội các cấp đạt chuẩn trở lên về chuyên môn và trình độ chính trị. Cơ quan tỉnh Hội 90% cán bộ có trình độ đại học, trong đó có 4 thạc sĩ.
Phong trào thi đua “ phụ nữ tích cực hộc tâp, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc” lan tỏa, gắn kết với các phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực, phụ nữ đã phấn đấu vươn lênđóng góp xứng đáng vào sự phat triển của ngành, nghề và sự phát triển của kinh tế - xã hội từng địa phương và của tỉnh.
Các hoạt động của hội phụ nữ đã tham gia có hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh như: dồn điền đổi ruộng, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển công nghiệp… đồng thời các hoạt động Hội ngày càng sâu sát, thiết thực đáp ứng nhu cầu tiến bộ, phát triển của phụ nữ. Hỗ trwoj phụ nũ tham gia phát triển kinh tế và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đã nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội tạo nên sự gắn bó cộng đồng ớ cơ sở.
-Những hoạt động của Hội LHPN tỉnh mà tôi tâm đắc nhất trong nhiệm kỳ là chủ tịch Hội: “ phụ nữ tích cực hộc tâp, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, là mục tiêu phấn đấu và cũng chỉ ra những nhiệm vụ của các cấp Hội trong tỉnh và mỗi phụ nữ Hưng Yên. Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội. Chỉ đạo ở địa phương Hưng Yên tôi tâm đắc nhất 2 nhiệm vụ: hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập và hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tuy hai mà một đồng hành, thúc đẩy nhau như kinh tế và xã hội. Hỗ chợ phụ nữ phát triển kinh tế, trước hết bằng cung cấp cho chị em kiến thức phù hợp, khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh. Những năm ấy phụ nữ đã tiếp cận kiến thức khởi sự doanh nghiệp: cách
đầu tư, quản lý doanh nghiệp, tín chấp với ngân hàng tạo điều kiện vay vốn, có những chương trình tín dụng vi mô có hiệu quả - Đề án tín dụng Việt _Bỉ, quỹ tình thương. Đi đến xã nào cũng có những tâm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Phụ nữ biết làm kinh tế, làm kinh tế giỏi là điều kiện cần để xây dựng gai đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Phần nhiều phụ nữ còn thiếu kiến thức xã hội, gia đình, kỹ năng sống. Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã đề cập vấn đề “ Kỹ năng sông cho phụ nữ và trẻ em gái” tôi thấy rất kịp thời. Nhiệm vụ này rất quan trọng, nội dung phong phú, thiết thực.
-Những hạn chế về sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong việc lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh là chưa có văn bản riêng lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, mà chỉ có văn bản triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, chính phủ.
Hưng Yên, ngày 6 tháng 8 năm 2017
Nguyễn Thị Thảnh
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỤ NỮ VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH GIAI ĐOẠN (2010-2015)
Hoàng Thị Minh Nga
Nguyên Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2010-2015)
Trong quá trình lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Hưng Yên giai đoạn (2010- 2015), tôi có một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, Về những văn bản của Trung ương lãnh đạo công tác phụ nữ.
- Quyết định 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X), Về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, trong đó quy định trách nhiệm lãnh đạo của Đảng, các cơ qun, tổ chức Đảng - Điều 7;
trách nhiệm của chính quyền các cấp (điều 16) đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong đó có Hội LHPN.
- Kết luận số 80 - KL/TW ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “ Tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân”
- Kết luận số 153-KL/BDVTW ngày 11/4/2012 của Ban Dân vận Trung Ương v/v Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 22/12/2010 về lãnh đạo Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp.
- Kết luận số 55-KL/TW ngày 18/01/2013 của ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành
“ Quy chế giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam & các đoàn thể chính trị - xã hội”
- Quy định số 218 - QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị, ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
- Thông báo số 196- TB/TW ngày 16/3/2015 vế kết luận của Ban bí thư về Đề án “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới&
vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”.
- Quyết định 228- QĐ/TW ngày 01/01/2015 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
- Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 9/9/2015 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII.
Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo công tác phụ nữ & hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
Căn cứ các văn bản của Trung ương và tham mưu của hội LHPN tỉnh;
căn cứ tình hình kinh tế - xã hội và công tác Hội, phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên. Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành các văn bản lãnh đạo công tác phụ nữ
& hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
-Quyết định số 1115-QĐ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Hưng Yên.
- Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 25 tháng 02 năm 2011 của Ban Thường vụ tỉnh ủy V/v lãnh đạo, tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015.
- Kế hoạch tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Ban Thường vụ tỉnh ủy.
- Đề án về tăng cường xây dựng Đảng và đoàn thể trong doanh nghiệp (thực hiện Kết luận số 80 ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương)