Chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tham gia phát triển kinh tế -

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 93 - 103)

Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

3.2.2. Chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tham gia phát triển kinh tế -

Nghị quyết số 11-NQ/TW (2007), của Bộ Chính trị nêu rõ:

Phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên

của con người; phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới [43, tr.11].

Để phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần;

tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực;

đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình [43, tr.12].

Đặc biệt, Đảng luôn đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, với vai trò người công dân và người mẹ của phụ nữ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đối với nguồn nhân lực tương lai của đất nước, là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng, từ năm 2005 đến năm 2015, trên cơ sở các văn bản của Trung ương, được sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chỉ đạo Hội LHPN tham gia phát triển kinh tế - xã hội nói riêng, sát hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW (2007), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Hưng Yên đến năm 2010. Kế hoạch nêu những mục tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỉ lệ 50% lao động nữ trong tổng số lao động bình quân 2,2 vạn lao động/ năm đào tạo việc làm mới.

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu giảm tỉ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị xuống dưới 3%.

Chỉ tiêu 3: phấn đấu đảm bảo ít nhât 80% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thiếu vốn sản xuất được vay vốn với lãi xuất ưu đãi và giảm tỉ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ còn dưới 3%.

Chỉ tiêu 4: Tăng tỉ lệ lao động nữ được đào tạo lên 4% [180, tr.1].

Kế hoạch nêu các giải pháp thực hiện:

Một là, đảm bảo việc làm, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ Thực hiện chủ trương đó, Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với sở Lao động Thương binh & xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu lao động, có việc làm mới, dạy nghề và số hộ được xóa đói giảm nghèo, trong đó, xác định rõ tiêu chí nữ cho tất cả các ngành, địa phương. Các đoàn thể, nhất là Hội phụ nữ tiếp cận vốn vay, việc chuyển giao công nghệ chăn nuôi, trồng trọt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, phát triển thủ công nghiệp và dịch vụ cho lao động nữ ở nông thôn. Các sở: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Thương mại & Du lịch, Xây dựng thực hiện các chương trình, dự án về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển thủ công nghiệp và dịch vụ, tăng cường thông tin thị trường định hướng sản xuất để giải quyết tình trạng thiếu việc làm và tiêu thụ sản phẩm của phụ nữ nông thôn. Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào các ngành nghề tương đối ổn định, có nhiều ưu thế về thu nhập. Thực hiện trợ giúp phát triển ngành nghề ở nông thôn, gắn với loại hình đào tạo nghề thích hợp để phụ nữ cũng tham gia học nghề và có việc làm.

Hai là, thực hiện chính sách xã hội đối với lao động nữ

Sở Lao động Thương binh & Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường công tác thanh tra lao động ở những đơn vị, doanh nghiệp đông lao động nữ về công tác an toàn lao động đối với phụ nữ. Phối hợp với Cục thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động nữ và duy trì thường xuyên chế độ thông tin thị trường lao động - việc làm đối với các số liệu tách biệt theo giới tính. Liên đoàn Lao động tỉnh có biện pháp chỉ đạo cụ thể nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao năng lực của tổ chức công đoàn, nữ công cơ sở trong bảo vệ quyền và lợi ích của lao động nữ tại các loại hình doanh nghiệp. Sở Khoa học & Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề xuất các chính sách hỗ trợ, bảo vệ lao động nữ trong khu vực nông nghiệp & nông thôn.

Ba là, tăng cường đào tạo nghề và khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế cho phụ nữ

Đầu tư công tác dạy nghề cho lao động nữ, đặc biệt cho nữ thanh niên nông thôn, quy định tỷ lệ nữ tối thiểu khi tuyển sinh đối với một số ngành nghề và các cơ sở đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Triển khai các biện pháp tích cực nhằm tăng cường các cơ hội tiếp cận thị trường cho phụ nữ, phát triển doanh nghiệp nữ. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các loại hình khuyến nông. Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh & Xã hội trình cấp có thẩm quyền thành lập Trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm cho phụ nữ [180, tr.1].

Trong chỉ đạo hoạt động, đặc biệt, từ khi có Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt đề án “hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” trên địa bàn tỉnh Hưng Yên với mục tiêu: Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm phù hợp với điều kiện của lao động nữ. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao năng lực sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của Tỉnh, nhằm giải quyết việc làm cho phụ nữ, góp phần phát triển kinh kế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Từ những chủ trương của Đảng bộ Tỉnh và sự chỉ đạo thực hiện của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên đã triển khai những hoạt động cụ thể, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế:

* Hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên, Hội LHPN tỉnh đẩy mạnh các hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ.

Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ xây dựng, triển khai thực hiện đề án Chuyển giao khoa học, công nghệ mới cho phụ nữ. “Các cấp Hội phối hợp tổ chức 3.517 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm”

[107, tr.8]; khuyến khích các cơ sở Hội đăng ký xây dựng mô hình thực hiện đề án phát triển kinh tế của địa phương. Tiêu biểu như: Mô hình nuôi gà an toàn sinh học,

trồng cây vụ Đông, sản xuất lúa giống tại một số xã của Hội LHPN huyện Phù Cừ;

mô hình trồng cây cảnh, cây ăn quả ở các xã huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Kim Động, Khoái Châu; mô hình trông rau an toàn, nuôi gia cầm trong hàng rào của huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Tiên Lữ, Thành phố Hưng Yên...

Hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật tiếp tục được đẩy mạnh. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở khoa học & Công nghệ xây dựng đề án “Chuyển giao Khoa học kỹ thuật mới cho phụ nữ” và tổ chức thực hiện tại các cơ sở, bằng việc xây dựng các mô hình kinh tế, các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng chăn nuôi, trồng trọt cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Trước sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, việc đưa khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào thực tiến sẽ đem lại hiệu quả phát kiển kinh tế cao.

* Hoạt động khai thác nguồn vốn

Nhận thức rõ nguồn vốn đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển kinh tế, các cấp Hội đã đẩy mạnh hoạt động, nhằm khai thác nguồn vốn trong nước và quốc tế cho phụ nữ nghèo vay vốn: “Hội Phụ nữ đã quản lý 17.904.909 đồng vốn vay, thực hiện nộp lãi, góp tiết kiệm theo quy định, đúng thời hạn. Hầu hết các thành viên được vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

Thông qua đó, trình độ quản lý điều hành vốn vay, nhất là quản lý tín dụng của cán bộ được nâng lên, 1.219 nhóm phụ nữ “tín dụng tiết kiệm hình thành” [77, tr.7]. Điển hình là các huyện, thị: Châu Giang, Kim Động, Ân Thi, Thị xã Hưng Yên... Hội Phụ nữ đã trở thành bạn hàng đáng tin cậy của ngân hàng, đây là điểm mới mà nhiệm kỳ trước chưa có.

Các cấp Hội đã chủ động, tích cực khai thác nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong 5 năm (2006 - 2011), “các cấp hội quản lý và tín chấp cho vay số tiền trên 95 tỷ đồng, nâng số vốn dư mà Hội quản lý trên 175 tỷ đồng cho trên 43 ngàn phụ nữ vay phát triển kinh tế gia đình, duy trì 1.769 tổ phụ nữ vay vốn gắn với tiết kiệm” [94, tr.8]. Công tác kiểm tra, giám sát diễn ra thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ nên nguồn vốn Hội cho vay đảm bảo quy trình, đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, hoàn trả đúng và đủ cho ngân hàng sau mỗi kỳ vay; định kỳ đều có sơ kết, đánh giá hiệu quả vốn vay.

Hoạt động khai thác nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ vay và phát triển kinh tế được mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giai đoạn 2011 - 2016. Thông qua việc thực hiện chương trình ủy thác với ngân hàng Chính sách xã hội, ký kết chương trình phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, khai thác từ các chương trình dự án, huy động sự đóng góp của chị em... “các cấp Hội trong Tỉnh đã tham gia quản lý 662,981 tỷ đồng, cho 42.981 hộ vay và được Hội hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích, nâng cao hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn, tỷ lệ hoàn trả đạt trên 99,98%” [107, tr.8].

Đến cuối năm 2015, hoạt động khai thác các nguồn vốn cho hội viên phụ nữ vay phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống tiếp tục được mở rộng.

Các cấp Hội quản lý tốt các nguồn vốn vay. Đến hết năm 2015, tổng dư nợ các nguồn vốn các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh tham gia, quản lý từ thực hiện chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội, chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đông Á tăng lên nhanh chóng, khai thác từ các chương trình dự án 1.546 tỷ đồng cho trên 50.000 hộ vay; tỷ lệ hoàn trả đạt trên 99,94%, đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội được triển khai thực hiện hiệu quả với dư nợ trên 1000 tỷ đồng. Quỹ tài chính vi mô được triển khai tại ba huyện (Kim Động, Khoái Châu, Ân Thi) và thành phố Hưng Yên, với số dư vốn 50,2 tỷ cho trên 5000 phụ nữ tham gia vay vốn và tiếc kiệm, thực hiện chương trình Quỹ quay vòng vốn vệ sinh hộ gia đình với doanh số cho vay đạt trên 4,1 tỷ đồng cho 838 phụ nữ nghèo và cận nghèo tại ba xã, thị trấn (Thị trấn Yên Mỹ, Thị trấn Ân Thi, xã Toàn Thắng) [117, tr.11].

Đánh giá cao vai trò của công tác tín dụng trong việc phát triển kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên ra Chỉ thị số 36-CT/TU (2015) Về công tác tín dụng chính sách xã hội, chỉ rõ:

Các đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung được ủy thác;

phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương trong việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín

dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả; làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu [173, tr.2].

Như vậy, từ năm 2005 đến năm 2015, Hội LHPN Hưng Yên luôn quan tâm đến việc giúp phụ nữ phát triển kinh tế, tận dụng quản lý và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, giúp chị em đặt nền tảng cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

* Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế

Kinh tế hộ gia đình có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Tỉnh nói riêng và đất nước nói chung. Quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Trung ương, kiên trì chủ trương huy động nội lực của tầng lớp phụ nữ để phát triển kinh tế gia đình, những năm 2005 - 2015, các cấp Hội Phụ nữ Hưng Yên đã phát động sâu rộng, liên tục phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước” và “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, lấy chương trình

Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập” làm cốt lõi. Chủ trương này được đông đảo các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh hưởng ứng tích cực và đã đạt được những kết quả sâu sắc; đã khơi dậy tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc, tạo phong trào sâu trọng trong các tầng lớp phụ nữ giúp nhau giống, vốn, ngày công, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. Trung bình hàng năm, có 20.000 phụ nữ được sự giúp đỡ trực tiếp từ chị em cùng chi, tổ, Hội. Hội Phụ nữ tỉnh coi đây là nguồn nội lực quan trọng, mang lại nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc, tính nhân văn cao cả thắm đượm tình làng, nghĩa xóm.

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, các cấp Hội trong Tỉnh đã xác định hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo, vươn lên làm giàu, cải thiện điều kiện sống có ý nghĩa quan trọng đối với vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Trong 5 năm (2006-2011), các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Quan tâm đến hộ nghèo do nữ làm chủ, gia đình chính sách khó khăn, phụ nữ đơn thân, tàn tật, giúp chị em thoát nghèo, vươn lên làm giàu thông qua các họat động.

Trong nhiệm kỳ (2006-2011), toàn tỉnh có 113.249 lượt phụ nữ nhận được sự giúp đỡ trực tiếp từ các chị em cùng chi, tổ, Hội, về vật tư, con giống, vốn, với trị giá trên 70 tỷ đồng, không lấy lãi trên 23 ngày công lao động. Qua phong trào, xuất hiện nhiều tấm gương tấm lòng vàng, giúp nhau hàng trục triệu đồng không lãi. Nhiều hộ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Một số huyện làm tốt công tác này là: Khoái Châu, Văn Lâm, Kim Động, Tiên Lữ..

Đối với hoạt động giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, các cấp Hội đã tập trung chỉ đạo từ khảo sát, phân loại đến phân công trách nhiệm, tìm biện pháp giúp đỡ.

Do vậy, toàn tỉnh, “có 5.821 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp đỡ (đạt 94,4%), cuối 2011 đã có 2.940 chị thoát nghèo (đạt gần 50%)” [94, tr.7].

Mô hình hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững được các cấp Hội triển khai rộng khắp, và được đông đảo hội viên phụ nữ hưởng ứng. Phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ đem lại hiệu quả thiết thực “từ năm 2007 đến năm 2012 đã có 75.663 chị được giúp với tổng giá trị 73.173.043.000 đồng. Có 10.747 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp giảm nghèo, trong đó có 6.448 hộ thoát nghèo”

[171, tr.5]. Đến cuối năm 2016, “hàng vạn lượt phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được Hội giúp đỡ về tiền, cây và con giống, ngày công lao động, phương tiện sản xuất... với trị giá 136,591 tỷ đồng; giúp 12.197 hộ phụ nữ thoát nghèo” [117, tr.11]. Các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tham gia quản lý hiệu quả từ nguồn vốn thực hiện chương trình uỷ thác với các ngân hàng hỗ trợ cho hội viên vay vốn,

“năm 2012 các cấp Hội trong tỉnh tham gia quản lý trên 752 tỷ đồng cho 44.284 hộ vay” [171, tr.5].

Từ năm 2011 đến năm 2015, phong trào Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ tiếp tục được duy trì; “có 10.747/10.747 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp giảm nghèo, trong

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)