Một số ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 115 - 132)

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1.1. Một số ưu điểm và nguyên nhân

Một là, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm của Đảng trong lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua các chỉ thị, nghị quyết và sự chỉ đạo của Hội LHPN Việt Nam; căn cứ đặc vào điểm, tình hình cụ thể của địa phương, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm chủ, trương của Đảng về công tác phụ nữ và triển khai các chủ trương, nhiệm vụ hoạt động của Hội LHPN Việt Nam.

Mỗi khi có nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác phụ nữ được ban hành, Đảng bộ tỉnh giao cho Ban Tuyên giáo chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận và Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức quán triệt đến các cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành, đoàn thể, đội ngũ báo cáo viên, giảng viên từ trường Chính trị Nguyễn Văn Linh, các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện.

Bên cạnh đó, để nghị quyết, chỉ thị được quán triệt sâu rộng đến đông đảo đảng viên, nhân dân trong tỉnh, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo thực hiện triệt để các hình thức: Tuyên truyền miệng; sử dụng Bản tin nội bộ phát hành xuống từng chi bộ; sử dụng hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Hưng Yên, Đài phát thanh Truyền hình tỉnh...

Việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, của Trung ương Đảng không đơn thuần dừng lại ở những buổi học tập, thảo luận, mà còn được thể hiện trong những chỉ đạo thực tế và đã đem lại hiệu quả cao. Để triển khai nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp, xây dựng các văn bản chỉ đạo, các chương trình hành động thực hiện nghị quyết; kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện; kịp thời sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình quán triệt, chỉ

đạo thực hiện; đồng thời, đề ra những phương hướng trong giai đoạn mới.

Đảng bộ đã nghiên cứu, quán triệt, vận dụng sâu sắc nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN như: Chỉ thị thị số 42-CT/TW (1998) của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (2007), Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị (2009), Kết luận số 55-KL/TW của Trung ương Đảng. Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ về công tác phụ nữ ngày càng sâu sắc và đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.

Ngay sau khi tái lập Tỉnh, nhận định về sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với Hội LHPN, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIV (1997), chỉ rõ: “Sự lãnh đạo của cấp ủy, hoạt động của các đoàn thể chưa ngang tầm với sự tin cậy và đòi hỏi cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân của tỉnh giàu truyền thống” [158, tr.15]. Trên cơ sở phân tích sâu sắc những hạn chế trong hoạt động của các đoàn thể, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV(2000) đã chỉ đạo những phong trào cụ thể, thiết thực. Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đảng bộ chỉ đạo: đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”; “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” [160, tr.19].

Tiếp đó, bước sang thiên niên kỷ mới, trước yêu cầu thực tiễn, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI (2005), chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể theo phương châm hướng về cơ sở, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, chống quan liêu hình thức” [162, tr.52].

Trước tình hình đó, việc vận động các đoàn thể nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương là điều rất cần thiết. Tháng 12-2009, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 62-KL/TW về Tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, xã hội. Quán triệt Kết luận của Bộ Chính trị, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2010) nêu rõ, phải tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hướng về cơ sở, gắn với cơ sở, bảo đảm

thiết thực, hiệu quả, khắc phục bệnh quan liêu. Từng đoàn thể cần duy trì tốt các phong trào quần chúng mang sắc thái riêng của mình vừa thiết thực với đoàn viên, hội viên, vừa có tác dụng xây dựng tổ chức vững mạnh.

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là Hội LHPN, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII (2015), khẳng định: phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của cấp ủy đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc với các đoàn thể chính trị - xã hội đồng thời tranh thủ sự đồng thuận của nhân dân.

So với Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2010), Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII (2015), đã nêu lên vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc. Đây là phương pháp mới, đáp ứng với yêu cầu của điều kiện thực tiễn của Tỉnh.

Như vậy, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã quán triệt sâu sắc những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng, Nhà nước và Hội LHPN Việt Nam về công phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN; đồng thời, thường xuyên chủ động nghiên cứu, ban hành những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương cũng như tình hình công tác Hội và phong trào phụ nữ của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015, nhằm bảo đảm cho Hội LHPN tỉnh vừa có định hướng đúng đắn, sát hợp, vừa tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động có hiệu quả. Sự quyết tâm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thể hiện qua các chủ trương, nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo công tác phụ nữ. Thông qua các chủ trương và sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã tạo cơ chế hoạt động, phối hợp, hỗ trợ các cấp Hội xây dựng, phát triển tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động của Hội LHPN tỉnh.

Hai là, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo kịp thời, thường xuyên, xây dựng, phát triển tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Mặc dù là tỉnh mới tái lập, song trước yêu cầu, đòi hỏi của công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn quan

tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời công tác phụ nữ và công tác xây dựng, phát triển tổ chức Hội, phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của địa phương trong tình hình mới. Trên sơ sở xác định đúng đắn và nhất quán về chủ trương, Đảng bộ tỉnh quan tâm đến quá trình chỉ đạo thực hiện đối với việc phát triển tổ chức Hội phụ nữ các cấp.

Quán triệt chủ trương của Đảng bộ tỉnh, các cấp bộ đảng và chính quyền trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của địa phương, đơn vị và từng bước triển khai thực hiện. Duy trì nghiêm quy chế làm việc của cấp ủy Đảng cùng cấp với Đảng đoàn Hội LHPN tỉnh, Ban Thường vụ Hội Phụ nữ các cấp theo định kỳ một năm 2 lần và đột xuất khi cần thiết; việc kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Đảng bộ về công tác phụ nữ, đổi mới nội dung hoạt động của Hội; công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng hằng năm, trong đó, kết quả việc lãnh đạo phát triển tổ chức Hội đã trở thành một tiêu chí bắt buộc. Sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của Đảng bộ đối với Hội LHPN còn thể hiện rõ nét trong tinh thần và ý thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở.

Những chủ trương của Đảng bộ đối với Hội LHPN tỉnh không chỉ dừng ở Nghị quyết Đại hội mà còn được Tỉnh ủy xây dựng thành các kế hoạch, chương trình hành động, các đề án, mang tính khả thi cao; trong đó, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có liên quan;

đồng thời, được cụ thể hóa bằng các kế hoạch, lộ trình và nguồn lực đảm bảo để tổ chức thực hiện thành công. Cùng với đó là việc chỉ đạo tích cực, chủ động trong công tác tuyên truyền, quán triệt; kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết kịp thời các chỉ thị, nghị quyết, đề án về đổi mới hoạt động của Hội Phụ nữ.

Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có sự vận dụng sáng tạo, cụ thể trong chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Các tổ chức đảng trong Đảng bộ tỉnh đã từng bước cải tiến việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, đổi mới trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ Hội. Đồng thời, Đảng bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã cử cán bộ

lãnh đạo chủ chốt trong cấp ủy phụ trách công tác dân vận, cử đồng chí cấp ủy viên phụ trách công tác phụ nữ. Phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ của Hội đã có những đổi mới theo hướng vừa đảm bảo nguyên tắc, quy định của Đảng, vừa tôn trọng Điều lệ của tổ chức Hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tổ chức, bộ máy của Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã từng bước đổi mới theo hướng gọn nhẹ, rõ chức năng, nhiệm vụ; cán bộ từng bước được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đảng bộ tỉnh nghiêm túc quán triệt chủ trương của Đảng, thường xuyên chủ động nghiên cứu, ban hành các chủ trương, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng những phương thức lãnh đạo và tổ chức thực hiện cụ thể, phù hợp, hiệu quả; với quyết tâm, sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, nòng cốt là tổ chức Hội phụ nữ các cấp mà các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phụ nữ được thực hiện nghiêm túc. Hoạt động của Hội LHPN tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, thúc đẩy công tác Hội và phong trào phụ nữ, góp phần xây dựng quê hương Hưng Yên ngày càng giàu mạnh, văn minh, đáp ứng nhu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Ba là, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng bộ tỉnh đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng tổ chức Hội và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội

Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Hội LHPN Việt Nam, được sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của Đảng bộ tỉnh, từ khi tái lập tỉnh 1997 đến năm 2015, những nội dung hoạt động của Hội LHPN tỉnh luôn gắn bó chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, luôn quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ; hướng hoạt động về cơ sở, cũng như hướng tới thực hiện ngày càng tốt hơn những chức năng, của tổ chức Hội đã được xác định trong Điều 1, Điều lệ Hội LHPN Việt Nam... Trên cơ sở đó, những hoạt động của các cấp Hội trong tỉnh đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề thiết thực của hội viên phụ nữ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời khẳng định vị thế của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị tỉnh Hưng Yên.

Cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ Hưng Yên đẩy mạnh phong trào

‘‘Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc’’và 6 nhiệm vụ trọng tâm. Để phù hợp với mỗi giai đoạn, Hội LHPN tỉnh đã bổ sung các cuộc vận động, các phong trào, đề án hoạt động mới để thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ trọng tâm. Đi đôi với việc nghiêm túc quán triệt sự chỉ đạo trong thực hiện những nội dung hoạt động cơ bản này của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên đã chủ động nghiên cứu, gắn kết hoạt động của Hội vào thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh xác định những trọng điểm, những khâu đột phá mang lại lợi ích thiết thực với hội viên phụ nữ trong Tỉnh.

Hội LHPN tỉnh đã tập hợp, lãnh đạo các tầng lớp phụ nữ đẩy mạnh các phong trào thi đua ‘Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc’’, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chủ động nghiên cứu, gắn kết phong trào thi đua với thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, cụ thể hơn là xây dựng gia đình với 8 tiêu chí: 5 không, 3 sạch gắn với thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

Những phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”; các hoạt động tín chấp với ngân hàng cho phụ nữ vay vốn để phát triển sản xuất, xây dựng các công trình nước sạch - vệ sinh môi trường, hỗ trợ sinh viên… của Hội Phụ nữ Hưng Yên nhiều năm liên tục là những hoạt động nổi bật, đóng góp tích cực vào phong trào xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, đóng góp quan trọng vào thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng gia đình văn hoá của tỉnh, góp phần thiết thực xây dựng nông thôn mới…, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ghi nhận. Kể từ khi tái lập tỉnh, thực hiện chủ trương lãnh đạo đổi mới nội dung

và phương thức hoạt động, các cấp Hội trong Tỉnh đã dần chuyển sang những hoạt động mới, hướng tới việc chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng, thiết thực cho phụ nữ; quan tâm tới quyền làm chủ và khả năng tự nâng cao trình độ mọi mặt đối với phụ nữ để bản thân người phụ nữ được phát triển, coi đó là động lực trực tiếp thúc đẩy phong trào phụ nữ.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã xây dựng và triển khai Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ Hội LHPN cơ sở giai đoạn 2013-2017”. Hằng năm, phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Hội cho các Hội LHPN cơ sở. Các cấp Hội chọn, cử, giới thiệu và tạo điều kiện để cán bộ chuyên trách các cấp tham gia lớp đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị.

Đến cuối năm 2015, trình độ đội ngũ cán bộ Hội chủ chốt các cấp cơ bản đạt chuẩn chức danh về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị: “Cấp tỉnh 04/04

= 100% trình độ chuyên môn từ đại học, lý luận chính trị từ cao cấp trở lên;

Cấp huyện, thành phố: 28/28 = 100% trình độ chuyên môn từ đại học, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; Chủ tịch Hội cấp cơ sở dưới 45 tuổi có trình độ trung cấp chuyên môn hoặc trung cấp lý luận chính trị trở lên: 80/81 = 98,8%;

160/161 = 99,3% có trình độ chuyên môn hoặc lý luận chính trị trung cấp trở lên. Công tác tập hợp, thu hút, quản lý cán bộ hội viên được tăng cường theo hướng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên... tổng số hội viên toàn Tỉnh hiện nay là 259.816 hội viên đạt tỉ lệ 81,74%. Công tác vận động phụ nữ tôn giáo tiếp tục được đẩy mạnh đi vào chiều sâu, tổ chức được nhiều hoạt động giúp chị em sống tốt đời, đẹp đạo”

[117, tr.16].

Trong những năm 1997 - 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, Hội LHPN tỉnh đã triển khai nhiều nội dung hoạt động thiết thực, sáng tạo. Hiệu quả của những hoạt động này một mặt khẳng định những chủ trương, định hướng chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, mặt khác, cũng chứng tỏ nỗ lực của Hội LHPN tỉnh trong việc lựa chọn và tập trung chỉ đạo những nội dung hoạt động sát thực, từng bước đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đông đảo cán

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 115 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)