Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Một là, một số cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành chưa thực sự quan tâm đến công tác lãnh đạo, tạo điều kiện, phối hợp, hỗ trợ hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ nói chung và công tác xây dựng tổ chức Hội, đổi mới hoạt động của Hội Phụ nữ nói riêng
Trong thực tiễn, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong việc lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh là chưa có văn bản riêng lãnh đao Hội LHPN tỉnh, mà chỉ có văn bản triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ” [phụ lục.5]. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình và xã hội, vị trí, vai trò nòng cốt của Hội LHPN trong công tác phụ nữ của Đảng.
Vì vậy, chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, tạo điều kiện, hỗ trợ hoạt động của Hội.
Một số nơi, cấp ủy chưa quan tâm lãnh đạo thường xuyên đối với Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, vẫn còn tình trạng không duy trì Quy chế làm việc giữa Ban Thường vụ cấp ủy với lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, thiếu nắm bắt tình hình, ít chú ý, quan tâm giải quyết những đề xuất, kiến nghị, "khoán trắng" cho những cấp ủy viên được phân công phụ trách về hoạt động của các tổ chức này. Do đó, hiệu quả thực hiện các mục tiêu hoạt động, nhất là việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động chưa cao. Một số cấp ủy Đảng, đảng viên, nhất là đảng viên làm công tác chính quyền nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng tầm về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác cán bộ nữ và công tác vận động phụ nữ. Một số cán bộ của Đảng, chính quyền ở cấp cơ sở còn nhận thức rằng, công tác vận động phụ nữ là việc riêng của Hội LHPN. Có nơi, cấp ủy, chính quyền còn nặng về huy động sự đóng góp của phụ nữ hơn là sự chăm lo, bồi dưỡng lợi ích chính đáng cho phụ nữ... Việc chỉ đạo triển khai Nghị định số 19/NĐ-CP, Nghị định số 56-NĐ/CP
về việc các cấp chính quyền tạo điều kiện để Hội LHPN các cấp tham gia quản lý nhà nước còn mang tính hình thức, chậm triển khai trong Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan hành chính Nhà nước.
Hai là, công tác chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ về công tác phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội và đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ ở một số cấp ủy chưa đạt hiệu quả
Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo Hội LHPN đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, một số cấp ủy, chính quyền trong tỉnh làm thiếu nghiêm túc, kém hiệu quả:
chưa chỉ ra những việc cụ thể cần làm, chưa quy định được trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của nghị quyết cho các tập thể và cá nhân trong cấp ủy. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền chưa chủ động nghiên cứu, dự báo và giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến phụ nữ tại địa phương;
thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn cấp ủy, chính quyền, các tổ chức liên quan cấp dưới; đồng thời, chưa chủ động điều chỉnh sự chỉ đạo của cấp mình trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng bộ về công tác vận động phụ nữ, đổi mới hoạt động của Hội. Thậm chí, có nơi chỉ quan tâm khi triển khai, sau đó buông lỏng, thiếu đầu mối theo dõi việc tổ chức thực hiện, càng ở cấp dưới càng chưa được chú trọng. Vai trò giám sát, kiểm tra của Ban Dân vận ở một số cấp ủy cũng chưa phát huy tích cực; khi cần thiết thì phối hợp từng việc, thiếu tính chủ động và cơ chế phối hợp thường xuyên. Một số cấp ủy chưa quan tâm thích đáng đến công tác sơ kết, tổng kết chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ, hoặc khi sơ, tổng kết không chú ý khen thưởng, biểu dương những điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến. Còn không ít cấp ủy giao phó cho Hội và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, những vấn đề liên quan tới phụ nữ, kể cả việc triển khai, sơ kết, tổng kết chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ, cán bộ nữ. “Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết sooa 11 của Bộ Chính trị chưa thuường xuyên, nên ở một số địa phương, cơ sở, ngành, hằng năm chưa cụ thể hóa (thể chế hóa chỉ thị, nghị
quyết của cấp ủy về công tác phụ nữ thành mục tiêu nhiệm vụ cụ thể để thực hiện)” [phụ lục 5].
Ba là, một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ quan điểm công tác cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng
Trong thực tế các cấp ủy chưa nhận thức rõ yêu cầu khách quan của việc tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thiếu quan tâm chỉ đạo, thiếu kiểm tra đôn đốc việc bố trí cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 24- NQ/TU của Tỉnh ủy Hưng Yên, về công tác quy hoạch cán bộ thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Được sự nhất trí của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Ban Thường vụ Hội LHPN triển khai đề án;“Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở giai đoạn 2013 - 2017”. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tư tưởng thiên kiến, hẹp hòi, thiếu tin tưởng vào khả năng của phụ nữ, cán bộ nữ, cán bộ Hội Phụ nữ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ, cán bộ Hội Phụ nữ chủ chốt chưa thực sự gắn với quy hoạch;
chưa tổ chức được các khóa đào tạo phù hợp với đặc điểm cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ, cán bộ nữ cơ sở. Tỷ lệ cán bộ nữ được đào tạo theo tiêu chuẩn hóa cán bộ còn thấp so với cán bộ nam;
tỷ lệ nữ càng thấp hơn trong các khóa đào tạo theo quy hoạch và yêu cầu bổ nhiệm. Tại các khóa đào tạo trình độ lý luận chính trị (Cử nhân, Cao cấp, Trung cấp) được tổ chức tại Trường Chính trị tỉnh, số học viên nữ chỉ chiếm trên, dưới 10% so với tổng số học viên. Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong Tỉnh có tỷ lệ thấp, thường tập trung trong khối Đảng, đoàn thể và một số ngành đông nhân viên nữ như y tế, giáo dục... Số cán bộ nữ, cán bộ chủ chốt của Hội LHPN các cấp ít được bố trí luân chuyển sang khối quản lý nhà nước và xuống cơ sở để được rèn luyện và tăng thêm kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn...
Bốn là, cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Hội LHPN hoạt động của Đảng bộ và các cấp chính quyền trong tỉnh còn thiếu cụ thể, chưa sát hợp, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu mới.
Cơ chế, chính sách là một trong những yếu tố quan trọng, là cơ sở cho hoạt động của tổ chức Hội. Hội LHPN tỉnh Hưng Yên cần có những chính sách của tỉnh để tạo cơ sở cho hoạt động của các cấp hội hiệu quả hơn. Nhiều nội dung trong chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ về công tác phụ nữ, hỗ trợ hoạt động của Hội Phụ nữ chưa được cấp ủy chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách hoặc lại chung chung, thiếu chính sách quy định cụ thể thống nhất trong tỉnh, do vậy các địa phương vận dụng rất khác nhau.
Một số chính sách đối với lao động nữ, cán bộ nữ còn nhiều bất hợp lý, đã lỗi thời nhưng ít được quan tâm, chậm bổ sung, sửa đổi “chưa chú trọng công tác luân chuyển lãnh đạo nữ từ khối Đẩng, đoàn thể sang chính quyền và ngược lại. Công tác phát triển đảng viên nữ ở nông thôn và khu vực doanh nghiệp còn hạn chế” [phụ lục 5].
4.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh còn thiếu kiên quyết chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng bộ trong một số vấn đề cụ thể về công tác phụ nữ, dẫn đến tình trạng hiệu quả thực hiện hạn chế (công tác cán bộ nữ).
Bên cạnh đó một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác cán bộ nữ và công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới.
Một số cấp ủy Đảng, đảng viên, nhất là đảng viên làm công tác chính quyền nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng tầm về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác cán bộ nữ và công tác vận động phụ nữ. Mặt khác, một số cấp ủy, đảng viên xuất hiện tư tưởng thỏa mãn về thành quả bình đẳng giới theo một vài chỉ tiêu trong lĩnh vực chính trị (đạt 14,7% nữ cấp ủy viên - 25,3% nữ đại biểu Hội đồng nhân dân)... nên có sự cầm chừng trong chỉ đạo, thiếu những biện pháp
toàn diện, tích cực để hỗ trợ hoạt động của Hội LHPN, mang lại những quyền lợi khác về kinh tế, văn hóa, tinh thần, nâng cao vai trò, vị thế cho phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Thứ hai, công tác phối hợp liên ngành, phối hợp các tổ chức có liên quan để giải quyết vấn đề công tác phụ nữ, nhất là việc tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát, việc thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ, chưa có cơ chế rõ ràng, còn hạn chế về biện pháp, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Trong công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các tổ chức có liên quan trong tỉnh với tổ chức Hội để giải quyết các vấn đề của phụ nữ, chưa thường xuyên, thiếu chủ động, tích cực, kém hiệu quả. Điển hình như trong việc xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động giữa Uỷ ban nhân dân các cấp với Hội LHPN để thực hiện Nghị định số19-NĐ/CP (2003) về việc các cấp chính quyền tạo điều kiện để Hội LHPN các cấp tham gia quản lý nhà nước, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên ra quyết định số 2357 - QĐ/UBND về việc Ban hành quy chế Về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, đảm bảo cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tham gia quản lý nhà nước, nhưng chưa có cơ chế rõ ràng, đồng bộ trong việc tạo điều kiện để Hội LHPN tham gia xây dựng, đề xuất, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ...
Thứ ba, một số tổ chức Hội trong Tỉnh còn thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện chủ trương, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng; chưa xác định được những vấn đề trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình phụ nữ ở địa phương nên hoạt động còn ôm đồm, dàn trải và thiếu các giải pháp cụ thể, quyết liệt để giải quyết. Một số hoạt động của Hội chưa được chỉ đạo tập trung, có chủ trương đề ra nhưng thiếu sự chỉ đạo sát sao, thiếu nguồn lực nên hiệu quả thấp như: Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ Hội 3 cấp theo tiêu chuẩn chức danh; Đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ... Trong công tác chỉ đạo, điều hành, có lúc, có việc chưa kịp thời chưa đưa
ra được giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giới thiệu, nhân rộng điển hình.
Nhận thức, năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ Hội còn hạn chế, thiếu tư duy đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong quá trình đổi mới hoạt động của Hội và yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; làm việc theo lối hành chính, chưa thực sự sâu sát cơ sở, chưa thấu hiểu hết những khó khăn, bức xúc của phụ nữ, chưa có biện pháp thiết thực để giúp đỡ chị em. Một số phụ nữ còn thụ động, đễ bị lôi kéo, kích động, mặc cảm tự ti, chưa có ý thức rèn luyện học tập, công tác, vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
* Nguyên nhân khách quan
Một là, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức... đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác vận động phụ nữ của Đảng bộ tỉnh, hoạt động của Hội LHPN và phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên. Không những vậy, trong điều kiện riêng của tỉnh, những thách thức, khó khăn đó có những nét riêng và không ngừng biến đổi, tác động trực tiếp đến việc hoạch định chủ trương, cũng như quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên.
Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã hai lần ban hành Nghị quyết về công tác phụ nữ nhưng nội dung đổi mới hoạt động của tổ chức Hội LHPN mới được đề cập một phần nhỏ, chưa tương xứng với vai trò nòng cốt của Hội LHPN trong công tác phụ nữ, chưa trở thành những định hướng cụ thể, sâu sắc đối với các cấp bộ Đảng trong quá trình lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội LHPN. Có những nội dung hoạt động mới đã được Đảng hoạch định chủ trương, giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), như nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, nhưng đến Đại hội XI (2011), Đảng vẫn chưa tạo ra cơ chế, điều kiện cụ thể để các tổ chức này thực hiện.
Hai là, sự tham mưu, đề xuất chính sách của Trung ương Hội LHPN Việt Nam về công tác phụ nữ và đổi mới hoạt động của Hội mới được chú ý và có một số thành quả cụ thể trong những năm gần đây. Những Đề án hoạt động được Chính phủ phê duyệt, có tác dụng hỗ trợ các cấp Hội chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội như Đề án: Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt; Hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ..., đều mới được thực hiện trong giai đoạn 2010-2015.
Ba là, nguồn lực đầu tư cho hoạt động của Hội còn hạn chế, một số cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm cho hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ trong Tỉnh tuy đã có còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và hạn chế, bất cập như:
kinh phí hoạt động của các cấp Hội, nhất là cấp cơ sở quá khó khăn, chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách địa phương tự cân đối theo cơ chế xin cho; chưa có chính sách, cơ chế của tỉnh trong tạo điều kiện cho các cấp Hội thu hút và huy động các nguồn lực từ xã hội và cộng đồng; chế độ chính sách đối với cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ Hội cấp cơ sở còn thiếu và chưa hợp lý (mới có phụ cấp cho chức danh Phó Chủ tịch và Chi hội trưởng; mức phụ cấp là con số tuyệt đối, không theo hệ số lương nên dễ bị lạc hậu so với thời giá...).
Bốn là, trong những năm 2001 đến năm 2015, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên theo hướng CNH, HĐH có sự không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh, dẫn đến tình trạng phụ nữ thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, phụ nữ đi làm ăn xa, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm... tác động trực tiếp đến đời sống của phụ nữ, ảnh hưởng đến công tác vận động phụ nữ, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Xu thế toàn cầu hóa cùng với những biến động kinh tế - xã hội dẫn đến quan niệm về hôn nhân, gia đình có sự chuyển biến; việc kết hôn có yếu tố nước ngoài trở thành trào lưu ở một số địa phương, đặt ra thách thức đối với việc thực hiện bình đẳng giới, bạo hành gia đình, buôn bán phụ nữ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản của bà mẹ trẻ em…tạo ra