Nhìn chung, các chủ trương, chính sách sau khi được ban hành, triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần củng cố, tăng
cường quan hệ giữa các dân tộc và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc.
Với quan điểm xuyên suốt và nhất quán, chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào tập trung vào các nội dung cơ bản sau : Phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc Lào, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế... nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Lào, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và trong mối liên hệ hợp tác quốc tế.
Sự đúng đắn của chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp là một điều kiện tiên quyết tác động thúc đẩy trực triếp đến hiệu quả của việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc Lào.
Từ chính sách phát triển phát triển nông thôn, Đảng và Nhà nước, chính quyền các tỉnh đã quan tâm đầu từ nhiều nguồn vốn ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng miền núi, nông thôn trong việc mở rộng các tuyến đường giao thông, điện lưới, hệ thống thủy lợi…Nhưng cơ sở hạ tầng cần thiết đó, tạo điều kiện thuân lợi mở rộng sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa…
Chính sách dân tộc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa và phát triển chính sách dân tộc của Đảng đã được đề ra cùng với sự ra đời và trưởng thành của Đảng; là sự vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Cay Sỏn
Phôm Vi Hản về vấn đề dân tộc. Đó chính là tiền đề, là điều kiện quan trọng nhất để giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở Lào trên hành trình đổi mới.
Nói chung, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng NDCM Lào luôn đưa ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, định hướng cho hoạch định đường lối, chính sách của Nhà nước sát hợp với thực tiễn đất nước và tình hình quốc tế. Trong những năm qua, các địa phương, đã nghiên cứu, bám sát theo tinh thần Nghị quyết của Đảng mà đề ra chương trình hành động và tổ chức thực hiện. Do ý Đảng hợp lòng dân nên nhân dân phấn khởi tiếp nhận và ra sức thực hiện, nhờ đó mà kinh tế - xã hội ở nhiều vùng đã phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở miền Bắc nước Lào còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế từ khâu xây dựng chính sách đến việc tổ chức thực hiện, mà nguyên nhân là do năng lực tổ chức thực hiện chính sách của một số cán bộ còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp dẫn đến khó khăn tiếp cận khoa học - công nghệ và sự hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách chủ Đảng và Nhà nước.
Hệ thống chính trị cơ sở ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào có cải thiện mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới hiện nay.
Sự phát triển, vững mạnh của hệ thống chính trị cơ sở là một yếu tố tác động tích cực, tạo điều kiện thuận lợi, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; làm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, hệ thống chính trị ở nhiều cụm bản vẫn còn có nhiều yếu kém. Tổ chức đảng ở nhiều cơ sở còn thiếu về số lượng và chưa đủ khả năng lãnh đạo, trình độ của một số đảng viên còn thấp, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu, cơ cấu tố chức chưa đồng bộ và phù hợp với đặc thù của các địa phương dân tộc. Nội dung, phương thức hoạt động của chính quyền cấp cơ sở và các đoàn thể chậm đổi mới; hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành, năng lực tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, làm giảm sút lòng tin của người dân dẫn đến những hậu quả xấu về chính trị - xã hội.
Những hạn chế, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở là một yếu tố tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ trong việc đưa các Nghị quyết, chính sách nói chung và chính sách dân tộc nói riêng vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, hiệu quả hoạt động công tác nghiệm vụ thấp; làm mất lòng tin của người dân. Những hạn chế, yếu kém của tổ chức cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch lợi dụng, tăng cường hoạt động thực hiện âm mưu nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, làm cho dân mất sự tin tưởng vào đảng và chính quyền; tạo những rào cản khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.