Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN
3.1.1. Thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
3.1.1.1. Thành tựu trên lĩnh vực chính trị
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều biện pháp của các ngành, các cấp được quan tâm nhằm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng và được tổ chức thực hiện đảm bảo sự ổn định ở địa phương.
Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố tăng cường, đội ngũ cán bộ cơ sở được đào tạo một cách cơ bản và hệ thống ngày càng tăng có hơn 3000 người chủ chốt cấp bản được bồi dưỡng kiến thức về đường lối của Đảng và pháp luật; có hơn 1600 người cán bộ cấp bản được đào tạo và cấp chứng nhận sơ cấp lý luận [54, tr.11].
Chính sách đoàn kết dân tộc đã trở thành sức mạnh tập hợp nhân dân các dân tộc thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, góp phần sức mạnh tổng hợp vào sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, phát triển địa phương các tỉnh miền Bắc nói riêng, nhất là đoàn kết, tổng hợp sức lực, của cải trong lao động vào công việc chung của bản như:
đoàn kết nhau trong tổ chức các lễ hội, cưới hỏi, việc làm hệ thống kênh mương, kéo cột dây điện, làm nước sạch, đóng thuế má, bảo vệ rừng…
Thành tựu trên lĩnh vực chính trị đã được đánh giá trong báo cáo của Đảng bộ các tỉnh. Trong báo cáo của các tỉnh ở miền Bắc nước Lào đều có khẳng: "hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn vững mạnh" [54, tr.8].
Đối với cơ quan Đảng: có thành tựu to lớn trong việc lãnh đạo - chỉ đạo củng cố, kiện toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở đã thu được những kết quả to lớn như tổ chức đảng ở cơ sở nhiều bản được thành lập mới, số lượng đảng viên được kết nạp mới tăng lên. Theo báo cáo của Ban tổ chức của các tỉnh miền Bắc đến năm 2015, số bản có tổ chức đảng chiếm 73% số bản ở miền Bắc; số lượng đảng viên được kết nạp mới tăng lên gấp đôi so với năm 2010.
Công tác xây dựng đảng, cơ sở đảng vững mạnh, lãnh đạo toàn diện (xây dựng đảng trong sạch vững mạnh) được tập trung nâng cao và có hiệu quả có hơn 38 cơ sở đảng được công nhận đạt tiêu chuẩn [54, tr.13].
Những kết quả nổi bật trên đã cho thấy rằng tổ chức đảng ở cơ sở bản đã được quan tâm, mở rộng phát triển, số lượng đảng viên được kết nạp mới nhiều hơn và ý thức trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình trong lãnh đạo - chỉ đạo các đơn vị, tổ chức trực thuộc tăng lên.
- Đối với chính quyền các cấp: năm 2016 Hội đồng nhân dân tỉnh đã được thành lập và thực hiện vai trò đại diện cho nhân dân các dân tộc, quan tâm đến đời sống của cử tri, giải quyết những đơn thư, tố cáo của người dân.
Hội đồng nhân dân tỉnh làm tốt vai trò kiểm tra hoạt động và thực thi kế hoạch của các ban, ngành, làm cho ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật của các cơ quan, ban, ngành ngày càng tốt hơn.
Chính quyền các cấp, có sự điều chỉnh, luân chuyển cán bộ chủ chốt, kiện toàn bộ máy hành chính phục vụ nhân dân theo hướng một cửa, tổ chức thực hiện chương trình 3 xây đạt được kết quả ban đầu làm cho cơ sở bản được củng cố, nâng cao năng lực quản lý - chỉ đạo.
- Đối với Mặt trận Lào Xây dựng đất nước: thực hiện vai trò tổ chức thực hiện việc hội tụ, tập hợp quần chúng vào khối đoàn kết, giữ trách nhiệm
là trung tâm tập hợp những ý kiến phản hồi của xã hội đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chủ động động viên các tầng lớp trong xã hội tham gia thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, huy động quần chúng nhân dân các dân tộc tích cực tham gia, đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển đất nước. Từ đó, làm cho khối đoàn kết hài hòa của nhân dân các dân tộc ngày càng lớn mạnh trong khối đoàn kết gia đình dân tộc Lào.
- Đối với các tổ chức đoàn thể, đã tổ chức thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và đã giành được kết quả đáng ghi nhận về nhiều mặt.
Đoàn Thanh niên ở các cơ quan, ban ngành và ở bản đã tập trung vào việc giáo dục chính trị, thực hiện khẩu hiệu 4 tiên tiến của mình cũng như trong phòng trào thi đua yêu nước và phát triển quê hương; thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng chính trị cơ sở; phát triển nông thôn và làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Đoàn Thanh niên đã làm cho nhiều thanh niên trở thành những người gương mẫu trong sản xuất, kinh doanh, trở thành những người có ủy tín của Đảng, chính quyền các cấp và cở sở bản.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, ở các cơ quan cũng như ở cơ sở bản giữ vai trò tuyên truyền, động viên phụ nữ, chị em tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, có trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch phát triển hội phụ nữ về tăng cường sức mạnh tỏ chức hội, về kết nạp thành viên mới, về quyền bình đẳng nam - nữ, về quyền của phụ nữ và trẻ em, đóng góp vào quỹ phát triển hội; thực hiện khẩu hiệu thi đua của Hội Liên hiệp Phụ nữ, trong phong trào thi đua yêu nước; giữ gìn bảo tồn truyền thống văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân các dân tộc. Quá trình đó, đã rèn luyện chị em phụ nữ trở thành những người ưu tú trong sản xuất, kinh doanh, làm cho Hội Liên hiệp Phụ nữ ở các cơ quan và ở cơ sở Bản có vai trò to lớn và lớn mạnh.
Nói chung, thành tựu về chính trị trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào là có nhiều
thành tựu đáng ghi nhận. Những thành tựu đó được thể hiện rõ qua thành tựu của các tổ chức trong hệ thống chính trị của các các cấp, ban, ngành và ở cơ sở Bản.
Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở đã tổ chức thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, nhằm làm cho đời sống của nhân dân các dân tộc ngày càng được cải thiện hơn. Thừa nhận thành tựu việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc cũng như trên cả nước, Báo cáo Đại hội lần thứ X của Đảng NDCM Lào đã khẳng định "Hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân được củng cố, kiện toàn vững mạnh toàn diện" [110, tr,15].
3.1.1.2. Thành tựu trên lĩnh kinh tế
Thứ nhất, việc tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các tỉnh.
Triển khai thực hiện mục tiêu phấn đấu trong các Nghị quyết của Đảng và chiến lược, kế hoạch của Nhà nước, mức hỗ trợ, đầu tư qua ngân sách của Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào trong những năm qua đã được điều chỉnh và tăng cao. Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn theo hướng tăng tỉ trọng đầu tư trực tiếp cho phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết những bức xúc về mặt xã hội. Ngân sách Nhà nước đầu tư chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống điện lưới, thủy lợi, nước sạch, trạm y tế, bệnh viện, trường học…
Trong những năm qua, do đặc điểm và phương thức đầu tư cho các tỉnh ở miền Bắc nước CHDCND Lào đã có sự điều chỉnh mới, các vùng dân tộc, vùng sau xa đã được đầu tư mạnh hơn trong các chương trình, dự án phát triển theo mục tiêu quốc gia, kết quả này thấy rõ trong việc Đảng và Nhà nước quan tâm trong việc đầu tư vốn ngân sách Nhà nước vào xây sựng cơ sở hạ tầng nông thôn về đường giao thông, thủy lợi, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục...
Nhà nước và chính quyền các tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế, tư
nhân đầu tư mở rộng kinh doanh ở tất cả các nơi, vùng có điều kiện. Do đó, các tỉnh ở miền Bắc đã thu hút được nhiều dự án và nguồn vốn đầu tư khá lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngoài ra, Nhà nước có chính sách tín dụng, cho vay vốn dưới nhiều hình thức phục vụ các cá nhân, công ty, các thành phần kinh tế. Sự hình thành và phát triển các quỹ tín dụng đã góp phần đáp ứng đáng kể nhu cầu về tín dụng cho phát triển sản xuất, kinh doanh của các tỉnh, địa phương, vùng sâu xa.
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền Bắc thời gian qua có bước chuyển biến mới, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc được tiếp cận với các đường giao thông, điện, nước…Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến năm 2015 ở miền Bắc nước Lào có 2.698 Bản có điện lưới tới chiếm 67,33% số Bản ở miền Bắc và số người dân được sử dụng điện chiếm 76,8% của dân số toàn miền Bắc; số Bản có đường giao thông gồm là 2.991 Bản, chiếm 74,64% số Bản ở miền Bắc và số người dân có điều kiện tiếp cận đường giao thông hàng ngày chiếm 81,26% dân số toàn miền Bắc [120, tr.23].
Bảng 3.1: So sánh số Bản có đường giao thông, điện và tỷ lệ người dân có điều kiện tiếp cận đường giao thông, điện của các tỉnh ở miền Bắc nước Lào
Đơn vị tính: bản và % Số bản có giao
thông và điện, đơn vị bản
Tỷ lệ người dân được tiếp cận giao thông
và điện, đơn vị %
TT Tỉnh
Số bản của các tỉnh, đơn vị
bản
Đường
giao thông Điện Đường
giao thông Điện
01 Phổng Xa Ly 528 318 230 68,4 53,9
02 Luông Năm Tha 364 302 281 89,0 85,3
03 Ụ Đôm Xay 471 349 301 81,3 74,0
04 Bò kẹo 256 226 230 93,5 94,3
05 Luông Pha Bang 753 556 461 82,4 71,9
06 Hủa Phăn 718 401 420 59,3 61,1
07 Xay Nha Bu Ly 432 424 379 98,9 90,3
08 Xiêng Khoảng 485 415 396 86,3 83,6
Nguồn: [120].
Như vậy, trong những năm qua, ngoài đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước vào các tỉnh, địa phương, thì nhà nước và chính quyền các tỉnh đã ban hành và thực thi nhiều chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, mọi thành phần kinh tế góp vốn đầu tư để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mở rộng thị trường. Vì vậy đã thu hút được mọi nguồn vốn đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào nói riêng và của đất nước Lào nói chung.
Thứ hai, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình đổi mới cũng như của việc tập trung thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên cả nước nói chung và ở các tỉnh miền Bắc nói riêng. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một tiền đề thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ phấn đấu trong từng giai đoạn, tạo cơ sở ổn định cho quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực, thúc đẩy và tạo ra những bước ngoặt của kinh tế.
Cơ cấu sản xuất chuyển biến theo hướng: giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nhất là trong những năm gần đây. Điều này thể hiện rõ qua các số liệu tăng trưởng kinh tế của các tỉnh miền Bắc trong từng giai đoạn, nông nghiệp chiếm 64% vào năm 2005 chiếm 55,63% vào năm 2010 và chiếm 43,15% vào năm 2015; ngành công nghiệp chiếm 17% vào năm 2005, chiếm 21,20% vào năm 2010 và chiếm 27,14% vào năm 2015; ngành dịch vụ chiếm 19% vào năm 2005 chiếm 23,07% vào năm 2010 và chiếm 29,71% vào năm 2015 [72, tr.45].
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới, từng bước chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc dựa vào tự nhiên dần sang sản xuất hàng hóa có sử dụng khoa học - kỹ thuật, nhiều vùng, nhiều địa phương hình thành sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn làm thay đổi cơ bản phương thức canh tác nông nghiệp theo truyền thống.
Vấn đề lương thực trước đây là một vấn đề rất khó khăn đối với vùng dân tộc, vùng cao, tình trạng đói giáp hạt thường xuyên xảy ra. Hiện nay, vấn đề đói giáp hạt vẫn còn tồn tại ở một số hộ gia đình tại những nơi khó khăn.
Nhưng nhìn chung nhờ có sự đầu tư lớn cho lĩnh vực nông nghiệp nhất là việc xây dựng hệ thống thủy lợi và sử dụng giống cây mới cùng với việc khuyến khích nông - lâm, nên sản lượng lương thực không ngừng tăng lên, nhất là sản lượng thóc, các loại rau và hoa quả.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng đã đưa đến kết quả một số tỉnh tập trung vào sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả như: trồng chè ở tỉnh Phổng xa Ly; trồng cây cao su ở các tỉnh Luông Pha Bang, Xay Nha Bu Ly, Luông Nặm Thà, Bo Kẹo, Ụ Đôm Xay; trồng ngô, sắn ở các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Xay Nha Bu Ly, cam ở tỉnh Luông Pha Bang, tỉnh Hủa Phăn…Điều này cho thấy sản xuất kinh tế của các vùng dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Lào có xu hướng chuyển dần từ nông nghiệp độc canh, tự túc, tự cấp sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh đa dạng.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang từng bước chuyển dịch cho phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh, từng vùng địa phương. Trong chăn nuôi, có sự xuất hiện những trang trại nhỏ cá nhân, nhìn chung có sự phát triển, tỷ trọng sản phẩm ngày càng tăng, tuy vẫn chưa cân đối với trồng trọt và chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường.
Sản xuất lâm nghiệp đạt được những thành tựu tích cực, việc di chuyển chặt phá rừng cấm để làm rẫy đã được chấm dứt. Hiện nay, nhiều tỉnh tập trung vào khôi phục, trồng rừng bù đắp, khai thác tuân theo quy hoạch, không có sự phá hoại rừng. Điều đó, đã góp phần đáng kể vào việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Diện tích rừng trồng mới được tập trung nhiều ở Luông Pha Bang, Xay Nha Bu Ly, Luông Nặm Thà.
Đất và rừng được giao quyền quản lý cho các hộ gia đình đã trở thành nguồn thu nhập của nhân dân các dân tộc.
Về sản xuất công nghiệp: Lợi thế của các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào là cung cấp nguyên liệu chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp như về công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến. Với lợi thế của miền Bắc nước CHDCND Lào, Đảng và Nhà nước, các công ty cả trong và ngoài nước đã tập trung đầu tư nhiều vốn để khai thác, nhờ đó, các công trình thủy điện, các xí nghiệp chế biến sản phẩm nông - lâm nghiệp và khu công nghiệp lắp ráp đã được xây dựng.
Hiện nay, nhiều ngành chế biến nông lâm sản đã được chú ý đầu tư phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, các địa phương vì đây là một biện pháp đảm bảo thị trường cho nông dân, thúc đẩy quá trình chuyển biến sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đáng chú ý nhất là công nghiệp chế biến chè ở tỉnh Phổng Xa Ly, công nghiệp chế biến gỗ, cây tre như nhà máy giấy, bột giấy, bột sắn, ngô… ở tỉnh Hủa Phăn, Ụ Đôm Xay, Luông Pha Bang... Sự phát triển của các nhà máy chế biến đã tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho nông dân, thúc đẩy nông lâm nghiệp phát triển, làm gia tăng giá trị cho sản xuất nông - lâm nghiệp.
Thực tế cho thấy, ở những địa phương có cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển thì kinh tế - xã hội có sự thay đổi khá nhanh, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được cải thiện, trình độ dân trí, sự giao lưu trao đổi ngày càng được mở rộng.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp thì nhiều ngành nghề truyền thống của các dân tộc cũng được giữ vững, khuyến khích phát triển như: nghề dệt, may thêu ở tỉnh Hủa Phăn, Ụ Đôm Xay, Luông Nặm Tha, Xiêng Khoảng; nghề rèn dao, lưỡi cày ở tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Phổng Xa Lỳ; nghề đan, làm đồ gỗ, tre, mây ở tỉnh Ụ Đôm Xay, Bo Kẹo, Luông Pha Bang, Xay Nha Bu Ly…Sản phẩm từ những nghề truyền thống này đã đáp ứng cho nhu cầu của địa phương, một số sản