Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU
4.2.5. Giải pháp đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở cơ sở
Đổi mới quy trình hoạch định, tổ chức triển khai và đánh giá việc thực hiện CSDT: Trước hết, phải hình thành hệ thống tổ chức đảm bảo chỉ đạo các chương trình, dự án liên quan trực tiếp đến việc thực hiện CSDT một cách thống nhất, chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở: hệ thống chỉ đạo, hệ thống quản lý,
thống kiểm tra, giám sát các tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của ban chỉ đạo tỉnh.
Các cấp, các ngành cần phải rà soát lại các chính sách, kịp thời bổ sung, hoặc kiến nghị lên cấp trên có thẩm quyền những chính sách sát hợp đối với vùng đồng bào DTTS.
Trong chỉ đạo thực hiện và tổ chức thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc:
Đưa các chương trình, dự án, chính sách đến trực tiếp đồng bào DTTS, vùng DTTS, tránh qua khâu trung gian không cần thiết, khó kiểm tra, giám sát, dễ sai phạm; và nguyên tắc dân chủ, công khai, sao cho đồng bào được tham gia thảo luận, bàn bạc cách tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách được thụ hưởng. Chính sách dân tộc ra đời gắn với từng giai đoạn phát triển và từ yêu cầu thực tiễn các vùng miền, do vậy, mỗi chính sách có đối tượng và mục tiêu riêng với những nội dung cụ thể. Công tác tổ chức thực hiện chính sách dân tộc cần phải xác định đúng đối tượng cụ thể ở từng địa phương để lập kế hoạch đầu tư, triển khai. Việc xác định, thực hiện sai đối tượng sẽ làm mất ý nghĩa, giá trị và mục tiêu, yêu cầu của chính sách.
Đảm bảo thực hiện đúng và đủ các nội dung chính sách theo yêu cầu, mục tiêu của chính sách đề ra. Các nội dung của chính sách mang tính đặc thù cho từng đối tượng: ví dụ đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hoặc là vùng biên giới, hoặc dành cho các dân tộc đang có nguy cơ suy giảm mạnh dân số…Nếu không chú trọng và nghiêm túc thực hiện các nội dung của chính sách, hoặc không làm theo các hướng dẫn cụ thể thì mục tiêu và yêu cầu của chính sách sẽ không thể đạt được.
Đảm bảo các nguồn lực và kế hoạch khi thực hiện chính sách. Nếu không đảm bảo các nguồn lực: kinh phí, điều kiện vật chất, con người… thì chính sách sẽ không thể thực hiện tốt trên thực tế. Phải đảm bảo các nguồn lực cần và đủ ,thậm chí nếu huy động được các nguồn lực của địa phương, của các tổ chức quốc tế thì tính hiệu quả sẽ cao hơn.
Phải xây dựng được các kế hoạch cụ thể hóa trong thực hiện chính sách vào từng địa bàn, chú ý tính đặc thù. Vận dụng một cách sáng tạo các nội dung, mục tiêu, yêu cầu của chính sách vào điều kiện cụ thể vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Chính quyền các cấp phải xây dựng kế hoạch theo thứ tự ưu tiên, phân công người phụ trách, phân bổ kinh phí theo từng hoạt động, cử người phụ trách, thời gian, tiến độ, kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung, phản ánh. Kế hoạch càng sâu sát, cụ thể, càng có nhiều người dân tại các bản và cụm bản tham gia bàn bạc, hiểu rõ kế hoạch và tham gia tích cực vào thực hiện thì tính hiệu quả của chính sách sẽ cao hơn. Thực hiện chính sách phải chú ý người dân là đối tượng thụ hưởng nhưng lại cũng là chủ thể tích cực thực hiện.
Trước đây, ở nhiều tỉnh của miền Bắc nước Lào, các chính sách ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi khi xây dựng và tổ chức thực hiện thường ít có sự tham gia của người dân địa phương đươc thụ hưởng chính sách. Chính vì vậy, một số chính sách sau khi ban hành đã không đáp ứng được những nhu cầu bức xúc từ thực tiễn vùng đồng bào các dân tộc miền Bắc nước Lào đặt ra. Hơn nữa, do người dân không đóng vai trò là chủ thể thực hiện nên thường có tâm lý thụ động, ỷ lại và coi chính sách chỉ như là sự bao cấp hỗ trợ của nhà nước đối với họ nên hiệu quả nguồn lực đầu tư không cao và gây thất thoát nguồn kinh phí. Vì vậy, đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phải thực sự được tham gia trong đề xuất, xây dựng và thực hiện chính sách để chính sách đầu tư đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tăng cường trách nhiệm của người dân, khắc phục cơ chế xin-cho, hành chính quan liêu trong tổ chức thực hiện chính sách.
Tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc nước Lào cần quan tâm tới điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, phong tục tập quán, văn hóa của từng dân tộc. Đã có một số chính sách khi ban hành chưa thật phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, mang tính chủ quan, áp đặt,
chưa gắn với phong tục, tập quán vùng nên chưa phát huy được nội lực và tính đồng thuận của người dân khi thực hiện chính sách.
Hiện nay, ở một số tỉnh miền Bắc nước Lào, vẫn còn nhiều địa phương chưa quán triệt mục tiêu và thực hiện nghiêm túc những quy định, hướng dẫn việc thực hiện chính sách về mục tiêu, đối tượng, phạm vi, mức độ. Nhiều chính sách được thực hiện ở một số địa phương đã bị sai lệch với nội dung của chính sách được hoạch định ban đầu. Còn nhiều địa phương chưa thực sự năng động, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện chính sách, chưa làm tốt việc huy động, lồng ghép các nguồn lực, cũng như chưa phát huy được nội lực của địa phương, của cộng đồng để chính sách dân tộc đạt hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện.
Đổi mới công tác đánh giá, sơ kết, tổng kết gắn liền với thực hiện chính sách khen thượng và kỷ luật coi đó là một nội dung cần thiết trong thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh Bắc Lào. Cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm đánh giá chính sách thuộc về cơ quan nào và trách nhiệm cụ thể cũng như nguồn lực cho các hoạt động phải có quy định rõ ràng. Việc đánh giá chính sách sẽ giúp cho việc rà sát xem chính sách còn khiểm khuyết ở điểm nào, cần bổ sung và hoàn thiện hoặc bài học kinh nghiệm gì khi hoạch định và thực thi chính sách.
Đổi mới công tác tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Khắc phục tình trạng hình thức trong cách làm hiện nay là nặng về báo cáo thành tích, liệt kê kết quả đạt được mà ít chú ý đến việc chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để tìm ra cách làm hay, hiệu quả hơn. Vì vậy, cần có sự theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện chính sách dân tộc, cần có sự cập nhật các thông tin về thực hiện tiến độ và kết quả thực hiện của công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Đây là cơ sở để giúp cho công tác sơ kết, đánh giá, tổng kết được hiệu quả và chính xác. Từ đó thấy rõ được tác động theo các chiều thuận hoặc không thuận của chính sách, đánh giá được thành công hay không thành công, rút ra bài học kinh
nghiệm và những khuyến nghị cho đổi mới và thực hiện chính sách dân tộc trên thực tế ở các tỉnh miền Bắc nước Lào.
Kết luận chương 4
Những quan điểm cơ bản định hướng cho việc tổ chực thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào được khái quát từ thực tiễn thực hiện nhất là từ đổi mới đến nay. Những quan điểm đó vừa khẳng định tầm quan trọng của vấn đề dân tộc vừa có giá trị chỉ đạo lâu dài trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và thực tiễn của từng địa phương các tỉnh để giải quyết và phát huy có hiệu quả mối quan hệ giữa các dân tộc, tạo sức mạnh cho sự phát triển đất nước.
Thực chất đó là các quan điểm chỉ đạo thể hiện nội dung cốt yếu có tính chiến lược trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; đồng thời, khẳng định vai trò trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong việc thực hiện chính sách dân tộc.
Xuất phát từ thực tiễn và dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước, nội dung và quan điểm, tác giả luận án đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới. Những giải pháp trên là những giải pháp cơ bản, có thể giúp ích cho các địa phương nghiên cứu tham khảo trong việc thực hiện chính sách dân tộc của từng địa phương.
Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp, các ngành cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về truyền thống đoàn kết dân tộc, về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào các dân tộc, các chính sách đặc thù cho miền Bắc nước Lào tới từng bản, địa phương để đồng bào các dân tộc được biết, được bàn và thực hiện. Trong quá trình đó không chỉ là làm cho chính sách dân tộc mang
lại hiệu quả cao trên thực tế mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiến tới phát triển bền vững. Đồng thời, tuyên truyền giúp đồng bào hiểu được và đấu tranh với những quan điểm sai trái, âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường việc giáo dục ý thức tự lực, tự cường, khắc phục trông chờ, thụ động, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước