Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU
4.2.2. Giải pháp về phát huy vai trò hệ thống chính trị trong việc tổ chức và thực hiện chính sách dân tộc
Tiến trình đổi mới đất nước đòi hỏi phải phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị với việc tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cho phù hợp với đặc điểm, tình hình mới hiện nay. Trên cơ sở đó đảm bảo vai trò các tổ chức trong hệ thống chính trị là hạt nhân lãnh đạo, quản lý nhân dân các dân tộc thực hiện tốt các chương trình, dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện tốt chính sách dân tộc.
Phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và nhất quán về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân tộc với việc ổn định chính trị - xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo gắn với đặc thù của tỉnh, đội ngũ này phải vừa am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc, biết tổ chức xử lý tình huống, làm tốt công tác tham mưu trong lĩnh vực dân tộc cho các cấp ủy, ban, ngành, vừa nắm rõ phong tục, tập quán và tâm tư nguyện vọng của nhân dân các dân tộc. Tăng cường kiểm tra giám sát công tác dân tộc, coi trọng công tác chỉ đạo, sơ kết, tổng kết kịp thời.
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vai trò của đại đoàn kết dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội trong việc tăng cường giáo dục, tuyên truyền, vận động xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tăng cường ảnh hưởng của già làng, trưởng bản trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương, bản.
Vấn đề dân làm chủ, bình đẳng giữa các dân tộc cũng là nội dung cần được quan tâm. Thực hiện tốt phương châm: phát huy quyền làm chủ của nhân dân, người dân được bàn bạc, góp ý về những vấn đề liên quan đến tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Từ đó, nhân dân tham gia một cách tự
giác, tích cực vào các hoạt động ở cơ sở, đóng góp sức người, sức của vào các chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hệ thống chính trị cơ sở cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong mọi hoạt động, tạo sự đồng thuận trong xã hội, không ngừng tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn trong quá trình phát triển.
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn các tỉnh miền Bắc Lào vững mạnh vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của Đảng, Nhà nước và của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước và các đoàn thể nhân dân địa phương, góp phần quan trọng xây dựng khu vực các tỉnh Bắc Lào giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc.
Một là: Đối với tổ chức Đảng: Nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện của mình, vai trò lãnh đạo của đảng có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của mọi công việc. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc hiện nay, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đến thắng lợi và có hiệu quả. Vậy, muốn thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng thì vấn đề quan trọng phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về dân tộc và chính sách dân tộc, cụ thể hóa được chính sách của Đảng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh và của mỗi dân tộc. Đảng bộ các tỉnh phải đề ra được những chủ trương, chính sách phát triển dân tộc trong từng giai đoạn cùng với việc tăng cường lãnh đạo các cấp, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Sự lãnh đạo của Đảng làm cho nhân dân các dân tộc giác ngộ sâu sắc về quyền và nghĩa vụ làm chủ của mình, có lối sống lao động, tiết kiệm, tránh sự tự ti, bi quan hoặc ỷ lại. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cấp chính quyền. Đảng luôn sâu sát với dân, thấu hiểu và chia sẻ với dân những
khó khăn gian khổ; tìm nguồn lực hỗ trợ cho dân các dân tộc phát triển vươn lên. Đổi mới và thực hiện tốt chính sách dân tộc, xác định chỉ tiêu, biện pháp phân công trách nhiệm cho các đoàn thể, chính quyền phụ trách nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản vững chắc. Giáo dục và kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, tham nhũng…
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng chính là việc bảo đảm tính đúng đắn, không đi chệch hướng trong việc giải quyết và thực hiện chính sách dan tộc.
Bảo đảm kết hợp hài hòa giữa yếu tố riêng của từng địa phương, từng dân tộc với yếu tố chung của cả nước, của cộng đồng các dân tộc Lào. Khắc phục những tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi. Do đó, quá trình phấn đấu thực hiện chính sách dân tộc nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì không thể thành công, có hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nội dung, phương pháp, phương thức công tác xây dựng Đảng có sự đổi mới, thiết thực hơn; các cơ sở Đảng, Đảng viên phấn đấu nâng cao năng lực, sức chiến đấu xây dựng đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong sạch vững mạnh.
Nói chung, sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định, song cần phải có sự giám sát, kiểm tra, tổng kết thực tiễn để tránh những tiêu cực thì quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân các dân tộc mới được thực hiện. Khắc phục tình trạng cán bộ, đảng viên không sát thực tế, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chỉ nói mà không làm.
Hai là: Đối với chính quyền, các cấp, ban ngành: cần nâng cao vai trò tham mưu cho Đảng, cụ thể hóa được chủ trương, đường lối của Đảng thành quy hoạch, kế hoạch, công trình cụ thể để đưa vào tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Chính quyền, các cấp, ban, ngành cần tăng cường vai trò chỉ đạo nhân dân tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo vai trò và nhiệm vụ của mình một cách nhanh nhạy, kịp thời, phù hợp trong từng hoàn cảnh từng vùng miền, của từng dân tộc.
Trong quá trình thực hiện, chính quyền các cấp, các ngành cần coi trọng việc tổng kết, rút ra kinh nghiệm về việc thực hiện các chương trình, dự án cũng như thực hiện chính sách dân tộc. Chính quyền các cấp cụ thể hóa chính sách dân tộc của Đảng thành các chủ trương, kế hoạch, đặc biệt quan tâm đến đời sống của nhân dân các dân tộc ở những nơi khó khăn, sâu, xa.
Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm phát huy nội lực với ngoại lực tạo thế đi lên phát triển bền vững. Mở rộng nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các tỉnh, các khu vực cả trong và ngoài nước để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và vận dụng thực hiện vào điều kiện của từng địa phương, nhất là trong việc thực hiện chính sách dân tộc cùng với việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba là: Đối với các tổ chức đoàn thể xã hội: Tổ chức thực hiện tốt vai trò của mình nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước. Báo cáo Đại hội lần thứ X của Đảng NDCM Lào năm 2010 lần nữa khẳng định: "Tăng cường đoàn kết hài hòa giữa các dân tộc, tầng lớp, giới, tôn giáo và xây dựng lực lượng đại đoàn kết toàn dân có tầm quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng dân tộc - dân chủ cũng như đối với sự tồn tại và sự phát bền vững của đất nước Lào" [90, tr.64].
- Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, là một tổ chức quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân tộc, là nơi tổ chức đoàn kết dân tộc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, tập trung làm tốt vai trò của mình trong việc quy tụ các già làng, trưởng bản, những người có uy tín vào một khối đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh việc phát triển nông thôn, giải quyết đói nghèo và khôi phục cuộc sống của nhân dân.
Tăng cường chỉ đạo và khôi phục hoạt động quỹ phát triển sao cho có hiệu quả cao nhất để trở thành một yếu tố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và sự giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân các dân tộc.
Mặt trận Lào Xây dựng đất nước các cấp tiếp tục làm tốt vai trò quy tụ đoàn kết các tầng lớp, dân tộc ở địa phương vào quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; quản lý, giám sát hoạt động tôn giáo theo pháp luật, ngăn chặn việc lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chia cắt khối đại đoàn kết và hoạt động sai phạm với pháp luật của nhân dân các dân tộc.
Mặt trận Lào Xây dựng đất nước ở các cấp, ở cơ sở nên tìm được người tiêu biểu, gương mẫu trong tổ chức thực hiện vai trò của mình để có thể quy tụ và phát huy sức mạnh của nhân dân, mọi tầng lớp, dân tộc trong xã hội vào quá trình giữ gìn và phát triển đất nước.
- Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, cần tập trung vào việc giáo dục thanh niên, thiếu niên trở thành người thừa kế truyền thống đất nước và cách mạng, biết kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc.Thanh niên phải là người gương mẫu ham học, cần cù sáng tạo, không làm những điều phiền hà cho gia đình và xã hội. Cần quan tâm giáo dục tư tưởng - chính trị bằng nhiều nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng nhằm đưa đoàn viên, thanh niên vào tổ chức và các phong trào thiết thực ở địa phương. Tăng cường hoạt động thi đua gắn với việc xây dựng bản phát triển. Nâng cao việc liên hệ và hợp tác với mọi tổ chức nhằm ngăn chặn những vấn đề xã hội, nhất là tập trung vào việc giải quyết tốt vấn đề nghiện hút thuốc phiện, ma túy, ăn chơi lãng phí, bỏ học và những vấn đề xã hội khác.
- Hội Phụ nữ Lào cần quan tâm khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho phụ nữ được phát triển mọi mặt nhằm tạo sức mạnh cho bản thân và gia đình, có thể góp phần vào thực hiện sự nghiệp chính trị, xã hội cũng như sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Như vậy, phải quan tâm đến việc bồi dưỡng, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết và tay nghề, thực hiện quyền bình đẳng giới rộng rãi; phát huy vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình, giải quyết xóa đói giảm nghèo; khôi phục, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ nhất là trong xây dựng gia đình văn hóa ở cơ sở.
Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, phong cách lãnh đạo, hoạt động giao tiếp của Hội Phụ nữ Lào nhất là Hội Phụ nữ ở cơ sở Bản để có hoạt động đa dạng hơn, phù hợp hơn với điều kiện cụ thể và nhu cầu cụ thể của phụ nữ trong từng đối tượng, nhằm thực hiện vai trò đại diện lợi ích của phụ nữ các dân tộc ngày càng tốt hơn.
Ngoài ra, cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức xã hội, tôn giáo, những người có công, những người có uy tín trong xã hội, đảm bảo mọi hoạt động hợp pháp của các tổ chức; khuyến khích các tổ chức đóng góp quy tụ thành viên vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu lợi ích, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên nhất là những người nghèo, người không có cơ hội…Như vậy, cần kiên trì bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân các dân tộc; những cần phải có giác ngộ, giám sát nhằm chống những quan điểm, hoạt động phân biệt, chia rẽ, tạo mâu thuẫn giữa những người tín ngưỡng và không tín ngưỡng tôn giáo khác nhau; tạo điều kiện cho các tôn giáo trở thành động lực tinh thần trong quá trình xây dựng đất nước của các dân tộc.