Quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo chủ trương, đường lối của Đảng ở các tỉnh miền Bắc nước Lào là một yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình thực hiện chính sách dân tộc, sự tác động đó có cả tích cực thúc
đẩy và tiêu cực trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Lào hiện nay.
Trong quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của các tỉnh miền Bắc đã tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội tăng thêm thuận lợi cho việc thực hiện chính sách dân tộc: mở rộng trao đổi mua bán hàng hóa, phát triển thị trường qua biên giới; tiếp cận khoa học - công nghệ, làm cho mạng lưới thị trường, thông tin, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng góp phầnthúc đẩy sản xuất, trao đổi mua bán sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh những tác động tích cực thì quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cũng có những tác động không thuận lợi với việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Lào hiện nay. Tham gia vào thị trường quốc tế nhưng năng lực cạnh tranh yếu đã tạo sự bất lợi cho các sản phẩm truyền thống và phân công lao động quốc tế. Tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường sinh thái. Văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong giao lưu, hội nhập nếu không có biện pháp bảo tồn và phát triển sẽ bị mai một.
Lợi dụng vấn đề hội nhập, các thế lực thù địch tận dụng quan hệ hợp tác đầu tư để lũng đoạn nền kinh tế, tìm cách thâm nhập, lũng đoạn các ngành kinh tế then chốt, khai thác tài nguyên, khoáng sản, sức lao động giá rẻ từng bước đưa nền kinh tế Lào phụ thuộc các nước tư bản.
Chúng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, đề dân tộc, tôn giáo… thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo các điểm nóng, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; lôi cuốn nhân dân vào tham gia hoạt động chống chính quyền…tạo cơ hội cho sự can thiệp từ bên ngoài vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Đây là những tác động ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ dân tộc, khối đoàn kết dân tộc cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Kết luận chương 2
Chính sách dân tộc là một bộ phận của hệ thống chính sách quốc gia, mang tính chiến lược, tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, giải pháp của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực, gắn với sự phát triển của các dân tộc.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Lào luôn xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng và lâu dài. Chủ trương, đường lối của Đảng Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước luôn nhất quán, xuyên suốt, được triển khai thực hiện và đổi mới trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước. Những nguyên tắc và nội dung cơ bản chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào là sự kế thừa những giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản về vấn đề dân tộc và được vận dụng một cách sáng tạo, bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước Lào nhằm mục tiêu: bình đẳng, đoàn kết hài hòa, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, tạo nên sức mạnh trong khối đại đoàn kết trong đại gia đình dân tộc Lào.
Thực hiện chính sách dân tộc là hoạt động theo sự phân công và phối hợp của cơ quan quản lý Nhà nước và các dân tộc đưa chính sách vào thực tế đời sống nhằm làm cho mục tiêu và nội dung chính sách dân tộc thành hiện thực trong đời sống của các dân tộc.
Việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có tác động cả thúc đẩy và kìm hãm quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Như vậy, khi tổ chức thực hiện chính sách dân tộc cần phải tìm hiểu, nghiên cứu rõ các yếu tố tác động nhằm phát huy tốt những mắt tích cực của các yếu tố và hạn chế, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, kìm hãm để đưa ra phương án thích hợp, phát huy được tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, dân tộc và khắc phục những yếu tố kìm hãm, để đảm bảo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào có hiệu quả cao hơn.
Chương 3