Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU
4.2.3. Giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, tăng cường
Phát triển kinh tế - xã hội là một giải pháp quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân tộc, muốn thực hiện tốt chính sách dân tộc trên thực tế thì vấn đề quan trọng phải thực hiện phát triển kinh tế làm cho đời sống của nhân dân các dân tộc có bước chuyển biến tích cực, đáp ứng được nhu cầu về vật chất, cải thiện đời sống mọi mặt cho nhân các dân tộc.
Đối với các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào, do đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội của các tỉnh có những tiềm năng về trồng trọt, chăn nuôi, du lịch, thủ công nghiệp và thủy điện, nên tỉnh ủy các tỉnh đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và có chiến lược tầm nhìn đến năm 2025 để tạo cho miền Bắc có sự thay đổi mới với việc khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng vùng, địa phương.
Muốn thực hiện đạt được mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước cũng như các tỉnh đề ra thì cần tập trung đầu tư vào phát triển, chuyển đổi các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, tập trung xây dựng có trọng điểm cơ sở hạ tầng
Hiện nay, cơ sở hạ tầng yếu kém là một rào cản đối với việc thực hiện chính sách dân tộc. Muốn phát triển kinh tế - xã hội, một điều quan trọng là phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là đến các vùng cao, vùng xa. Một mặt; bảo vệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, mắt khác, tiếp tục xây dựng có trọng điểm những cơ sở hạ tầng mới trong sự kết hợp hài hòa với việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu trước mặt trong quá trình xóa đói, giảm nghèo của nhân dân. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần tập trung vào các công trình như:
Về giao thông: Ưu tiên thỏa đáng cho củng cố và phát triển hệ thống đường giao thông. Vì giao thông có vai trò phục vụ việc đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân, góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua CHDCND Lào có sự đầu tư rất nhiều nguồn vốn vào việc phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông, nhưng sự đầu tư vẫn chưa đều khắp và đồng bộ giữa các vùng. Cần huy động mọi nguồn lực tham gia xây dựng đường giao thông. Thực hiện đa dạng các hình thức đóng góp xây dựng đường giao thông. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án giao thông; hình thành tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông nhằm bảo vệ, chống xuống cấp, kịp thời duy tu và nâng cấp đường giao thông.
Về thủy lợi: Chú trọng công tác khôi phục, sửa chữa cải tạo và nâng cấp các công trình hiện có; đầu tư xây dựng mới, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Giải quyết cơ bản về nước sinh hoạt và sản xuất nhất là những nơi có điều kiện xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất. Đặc biệt ưu tiên quan tâm xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ phục vụ thâm canh, tăng vụ cho nhân dân các dân tộc ở những vùng khó khăn nhằm ổn định cuộc sống.
Về xây dựng cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa thông tin: Cần tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở giáo dục, y tế, thông tin cho các huyện, cụm bản, các trạm y tế, tủ thuốc của bản để đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa tinh thần và tiếp cận với thông tin hàng ngày của nhân dân.
Về hệ thống điện: Có kế hoạch huy động vốn, sắp xếp ưu tiên kéo dây điện đến các huyện, cụm bản, bản có điều kiện và có chương trình đưa điện tới hộ gia đình đặc biệt là hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo... Đối với những nơi không có đường điện đi qua cần phải có phương án phát triển thủy điện nhỏ, pin mặt trời... để giải quyết nhu cầu tiêu dùng điện cho nhân dân.
Thứ hai, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường
Cần có cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giúp đồng bào nhân dân các dân tộc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc theo hướng gắn chặt chẽ giữa sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác vận động định canh, định cư bền vững Mục tiêu công tác định canh, định cư là nhằm ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất, chấm dứt tình trạng sống du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy, tình trạng di dân tự do. Để thực hiện tốt công tác định canh, định cư, cần tập trung vào một số vấn đề như: bằng mọi biện pháp tiến hành định canh, định cư triệt để các vùng là địa bàn cần phải di dân; hỗ trợ giúp di chuyển đến nơi thuận lợi để ổn định cuộc sống lâu dài; rà soát lại hiệu quả việc điều chỉnh dân cư, hiệu quả công tác định canh, xây dựng đề án về định canh, định cư;
phát triển kinh tế trang trại ở các vùng, nơi cư trú ổn định.
Thứ tư, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp
Đây là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tốt chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Quan tâm phát triển nông - lâm nghiệp
toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa; tập trung giải quyết đảm bảo lương thực và hiệu quả sản xuất; phát triển kinh tế hộ gia đình gắn liền với sản xuất thành hàng hóa để tiêu dùng và xuất khẩu; tiếp tục tạo việc làm ổn định cho nông dân đã bỏ phá rừng làm rẫy; tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất; phát triển và bảo vệ rừng gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.
Trên thực tế, có đến hơn 70% dân số là những người nông dân; mức đóng góp vào thu nhập của tỉnh hàng năm của nông - lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 43,15%.
Trong những năm qua, tỉnh ủy, các ban ngành rất quan tâm đầu tư nhiều kinh phí vào phát triển nông - lâm nghiệp, để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân các dân tộc ở các vùng, địa phương như: đầu tư vào xây dựng hệ thống thủy lợi, khôi phục đất sản xuất, giải quyết đất sản xuất, giao khoán rừng...
Việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp đã được quan tâm đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thời tiết từng vùng, và chú ý nhiều nhất đến trồng lúa, cây bắp, rau, trồng cây ăn quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng và thị trường. Quan tâm đến công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất gắn với chế biến sản phẩm sau thu hoạch, tập huấn kỹ thuật, tiếp cận với phương thức sản xuất tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện và nhân rộng các mô hình sản xuất, các điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Vấn đề quan trọng trong phát triển nông - lâm nghiệp là giải quyết đất sản xuất, giao khoán rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển dịch vụ sản xuất...
Trong việc giải quyết đất sản xuất, cần tiếp tục giải quyết đất sản xuất cho các hộ gia đình, tăng cường hướng dẫn thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuyên truyền, vận động nhân dân không được bán, sang nhượng, cho thuê đất sản
xuất một cách tự do; xử lý triệt để, đúng đắn, kịp thời tình hình nhân dân các dân tộc tự ý bán, sang nhượng, cho thuê đất trái phép.
Trong việc giao khoán rừng, cần tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của hộ nhận khoán quản lý, ổn định diện tích rừng. Đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ rừng, tăng cường biện pháp phòng chống cháy rừng, phá rừng làm rẫy đang trong tình trạng chiều hướng gia tăng.
Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với tiềm năng lợi thế và tập quán của từng vùng, từng dân tộc. Cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; khuyến khích chăn nuôi theo hướng công nghiệp, như: nuôi cá, nuôi gà, bò, heo, dê gắn với đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống của nhân dân, nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu; góp phần nâng cao đời sống và ổn định cuộc cho đồng bào nhân dân.
Những năm tới, các tỉnh chủ trương tập trung vào việc sản xuất lúa, ngô bắp, đậu, cây ăn quả, rau... Mở rộng diện tích đất sản xuất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Củng cố việc trồng ngô bắp; mở rộng diện tích trồng rau, diện tích trồng cây ăn quả để cung cấp theo nhu cầu của thị trường và xuất khẩu ra nước ngoài nhằm tăng thêm thu nhập cho nhân dân các dân tộc.
Trong việc chăn nuôi, phát triển đàn gia súc, gia cầm và xây dựng mô hình nuôi theo hướng khoanh vùng, cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật chăn nuôi, nhân viên thú y, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi gia súc, gia cầm... Tập trung nuôi bò, trâu, dê, heo ở các tỉnh Xiêng Khoảng, Xay Nha Bu Ly, Hủa phăn, Luông Pha Bang, ngoài ra còn khuyến khích nuôi cá, gia súc... Ở những nơi có điều kiện thuận lợi sản xuất, các tỉnh tập trung vào việc sửa chữa kênh mương, xây dựng hệ thống thủy lợi mới để cung cấp nước cho sản xuất trồng lúa, trồng rau và hoa quả...
Trong việc phát triển ngành nghề truyền thống, đầu tư khôi phục, xây dựng các mô hình gia đình, làng nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm,
dệt vải làm váy phụ nữ, nghề gốm, mây, tre... Có kế hoạch tổ chức giới thiệu, quảng bá tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn liền với việc phát triển du lịch.
Tiếp tục đầu tư hỗ trợ vay vốn xây dựng, phát triển gia đình, làng nghề truyền thống với lãi suất thấp cho nhân dân từ nhiều nguồn vốn.
Thứ năm, tăng cường tổ chức thực hiện tốt về văn hóa - xã hội.
Để thực hiện tốt chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề quan trọng là phát triển văn hóa - xã hội nhằm giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết về chính sách dân tộc, tạo được nguồn nhân lực quan trọng cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Việc phát triển văn hóa - xã hội cần được tập trung vào các lĩnh vực như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực:
Nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các DTTS về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các DTTS có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người DTTS và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào DTTS.
Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững ở vùng DTTS và miền núi, một trong những lĩnh vực mang tính đột phá là phát triển nguồn nhân lực. Việc phát triển giáo dục, nâng cao dân trí là một khâu quan trọng để thực hiện tốt chính sách dân tộc. Muốn vậy, trước hết, phải tập trung vào nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương, của cán bộ, đảng viên, của đồng bào nhân dân các dân tộc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo; thông qua việc huy động mọi
tiềm năng, phương tiện tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật…Mà nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp với văn hóa, trình độ nhận thức của nhân dân các dân tộc.
Phát triển quy mô, xây dựng mạng lưới trường, lớp thích hợp. Đặc biệt chú ý đầu tư ở cơ sở, hệ thống trường lớp phải tới làng bản, trên cơ sở đó, triệt để thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; để đảm bảo điều đó cần chú trọng đến xây dựng hệ thống trường, lớp, ở cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân các dân tộc có điều kiện tiếp cận với giáo dục - đào tạo. Xây dựng phát triển hơn nữa hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú với việc đa dạng hóa hình thức trường nội trú ở các địa phương, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới chương trình và phương pháp dạy học; đổi mới công tác tuyển sinh hàng năm kết hợp với việc thi tuyển và cử tuyển cho phù hợp với thực tế của địa phương.
Bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên hiện đang công tác tại những thôn bản, vùng sâu xa vì họ ít được tiếp cận với sách giáo khoa, tri thức khoa học mới. Bên cạnh đó, cần bổ sung đội ngũ giáo viên mới, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên ở vùng sâu xa, khó khăn.
Phải coi phát triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển bền vững trong tương lai. Các chính sách phải có tính đặc thù cho từng vùng và đặc thù cho từng nhóm dân tộc. Ưu tiên phát triển nhân lực tại chỗ là rất quan trọng. Cần phải có một chương trình đào tạo trí thức nhân tài trong thời gian tới, làm sao để mỗi dân tộc đều có những trí thức có thể dẫn dắt dân tộc mình phát triển. Phải có một chương trình đưa các thanh niên ưu tú DTTS đi học tập ở nước ngoài, tiếp cận được công nghệ mới, kiến thức mới chứ không chỉ học ở trong nước.
- Tiếp tục xây dựng mạng lưới y tế cơ sở:
Đây là vấn đề cần chú ý đầu tư phát triển, nhất là phát triển mạng lưới trạm y tế ở cơ sở và túi thuốc của bản. Cần phải đầu tư cán bộ và trang thiết bị
hiện đại để phục vục việc khám chữa bệnh ban đầu và tiếp tục điều trị cho nhân dân. Quan tâm đầu tư đào tạo cán bộ và trang thiết vị hiện đại, thuốc men cho các trung tâm y tế, bệnh viện của huyện, tỉnh ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị của nhân dân các dân tộc.
Tiếp tục phát triển, mở rộng túi thuốc của bản ngày càng lớn hơn để phục vụ nhu cầu của nhân dân ở những nơi khó khăn cách xa với trạm y tế và bệnh viện. Hiện nay, tuy có túy thuốc nhưng chưa có đủ thuốc đáp ứng nhu cầu của nhân dân và nhiều bản không còn thuốc trong tủ thuốc của bản nên nhiều hộ gia đình phải tự dự bị thuốc cho gia đình mình.
Văn phòng y tế các huyện, tỉnh cần tăng cường hơn nữa trong công tác khuyến khích, hướng dẫn nhân dân phòng ngừa nhiễm khuẩn, chống các bệnh lây lan, các bệnh thường xuyên xuất hiện theo mùa hay từ những sự cố tự nhiên nào đó để nhân dân hiểu biết và tổ chức thực hiện phòng ngừa một cách kịp thời, có hiệu quả cao.
- Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc:
Mỗi dân tộc luôn gắn liền với truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Hiện nay, việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, ngày càng bị đồng hóa, mai một dần. Do đó, trong quá trình giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc cần khắc phục cách nhìn nhận, đánh giá phải lệch các giá trị văn hóa cổ truyền. Cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, thừa kê, đánh giá, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc; trên cơ sở nhận thức đúng về giá trị văn hóa truyền thống mà khẳng định những giá trị cần giữ gìn, phát huy và loại bỏ những truyền thống văn hóa không còn phù hợp.
Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở, xây dựng bản văn hóa với việc cụ thể hóa các nội dung về xây dựng bản văn hóa, gia đình văn hóa một cách thiết thực. Khôi phục và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc nhằm làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Cùng với việc khôi phục đó cần phải hạn chế, ngăn ngừa, loại bỏ những