Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU
4.2.4. Giải pháp về công tác cán bộ vùng dân tộc thiểu số
Việc đào tạo cán bộ làm công tác ở các vùng dân tộc ở nông thôn, vùng sâu vùng xa là điều kiện hết sức quan trọng trong thực hiện chính sách dân tộc. Cần có quy hoạch đào tạo những cán bộ cơ sở, huyện, cán bộ quản lý dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ và cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
Trong điều kiện của đất nước hiện nay, công tác đào tạo và sử dụng cán bộ cơ sở đòi hỏi phải nhận thức lại cho phù hợp với hình hình thực tế từ khâu tạo nguồn đến đào tạo cơ bản, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. Thực hiện ưu tiên phát triển đào tạo và sử dụng người DTTS. Mục tiêu của chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ người DTTS là xây dựng người các họ DTTS ngang tầm với nhiệm vụ, biến tiềm năng phong phú đa dạng của các vùng thành hiện thực.
Hướng đào tạo, sử dụng cán bộ các dân tộc xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng vùng. Việc đào tạo phải có quy hoạch cụ thể nhằm phát huy tốt năng lực sở trường của từng dân tộc. Trên cơ sở xác định đúng các loại hình cán bộ cần thiết cho từng vùng, từng dân tộc, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, sử dụng theo đúng nhu cầu nhiệm vụ đang đặt ra mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Những nơi mà lực lượng cán bộ còn thiếu, còn yếu, cần tập trung xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ y tế
và giáo viên. Phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, khuyến khích cán bộ tăng cường yên tâm làm công tác, ổn định lâu dài ở các địa bàn các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Phát huy dân chủ, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong công tác đào tạo, sử dụng cán bộ các dân tộc.
Do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội cùng với tâm lý tự ti của các dân tộc nên trình độ chính trị, trình độ dân trí ở mỗi địa bàn có sự khác nhau. Đối với đồng bào các DTTS hiện nay đa số chưa có khả năng thực hiện có hiệu quả quyền dân chủ của mình, thường phải thông qua đại diện, do đó, cần coi trọng cơ cấu đại biểu của các dân tộc vào các cơ quan dân cử, tham gia trong hệ thống chính trị.
Xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là một biện pháp thiết thực đem lại hiệu quả. Hiện nay, trong quá trình thực hiện cơ chế đào tạo theo hướng thị trường nên công tác đào tạo cán bộ cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Đào tạo cán bộ ngang tâm với nhiệm vụ thì cán bộ phải có phẩm chất và năng lực, có đức và có tài. Cán bộ phải biết tiếng dân tộc, hiểu biết phong tục tập quán, sẵn sàng giúp đỡ, am hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định đến việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc. Hiện nay, với nhiều lý do như: đời sống khó khăn, điều kiện công tác phức tạp, chính sách không thỏa đáng... đã làm cho nhiều cán bộ làm công tác ở vùng xa xôi, vùng dân tộc còn nhiều khó khăn thiếu yên tâm, chỉ tuân thủ khung thời gian quy định làm việc. Còn những cán bộ đã được đào tạo tại chỗ đôi khi không đủ khả năng, không có điều kiện cống hiến, đóng góp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện có hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, sắp xếp cán bộ, công tác cán bộ DTTS cần được tập trung những vấn đề chủ yếu sau:
- Sửa đổi những chính sách không còn phù hợp đối với cán bộ công tác ở miền núi, vùng khó khăn. Bổ sung những chính sách hợp lý nhằm duy trì đội ngũ cán bộ hiện tại và khuyến khích những cán bộ trẻ tình nguyện về công tác.
- Việc đào tạo cán bộ DTTS cần được đầu tư công phu hơn, có chính sách ưu tiên, khuyến khích trong đào tạo và trong sử dụng. Tạo những điều kiện cần thiết cho cán bộ yên tâm, phát huy được mọi khả năng, say sưa với công việc đã được giao, với việc xây dựng quê hương của mình.
- Đảng và Nhà nước cần có kế hoạch cụ thể xây dựng các trường tạo nguồn, các tường dân tộc nội trú rộng rãi, tuyển chọn đào tạo, tạo mọi điều kiện cần thiết cho các con cháu được học tập và có điều kiện đi học trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học...
- Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, dựa vào quy hoạch, cần phải đa dạng các loại hình trường, lớp, nội dung và phương thức đào tạo.
Củng cố hệ thống, mạng lưới các điểm, trường, thực hiện việc giáo dục xóa mù chữ. Các tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở phải chủ động việc sắp xếp cử cán bộ đi học. Tiếp tục củng cố, tổ chức và tăng cường các trường dân tộc nội trú để đào tạo con em các dân tộc có trình độ văn hóa phổ thông, tạo nguồn cho công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ mới.
- Tăng cường công tác quản lý và sử dụng cán bộ, phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ hiện có. Bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, bảo đảm đúng việc. Thường xuyên đánh giá theo quy hoạch và cơ chế dân chủ, có đầy đủ thông tin, lấy hiệu quả công tác làm tiêu chuẩn cơ bản trong việc xem xét, khắc phục tình trạng cục bộ, bản vị, bè phái trong việc đánh giá. Đánh giá phải chỉ ra được những mặt yếu, mặt mạnh để kịp thời khắc phục những tồn tại yếu kém và phát huy có hiệu quả những mặt tịch cực, giúp cho cán bộ trưởng thành hơn trong công tác và nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý sử dụng cán bộ đòi hỏi cấp trên phải thường xuyên sâu sát kiểm tra, trực tiếp tìm hiểu tình hình để đánh giá, lãnh đạo cán bộ ở cơ sở.
- Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ chủ chốt ở vùng DTTS nhằm đáp ứng và giải quyết những nhu cầu lợi íchcủa họ. Do vậy, việc thực
hiện chính sách và chế độ phù hợp là một điều rất quan trọng, góp phần củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng tốt hơn. Đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ tới tư tưởng của đội ngũ cán bộ ở các vùng DTTS, góp phần xây dựng lòng tin vào chế độ và khuyến khích giúp đỡ họ yên tâm công tác.
- Thực hiện tốt các chế độ chính sách sẽ khơi dậy động lực mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, phát triển được kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảm trật tự an toàn an ninh quốc phòng, tạo môi trường lành mạnh, nhất là các chế độ học tập, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ DTTS. Củng cố tăng cường mối quan hệ cộng đồng thôn, xóm, làng, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội truyền thống, vai trò già làng trưởng bản, nâng cao tính tương thân tương ái của các thành viên trong cộng đồng. Chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, củng cố xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh nhằm bảo đảm thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân.
- Tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội nhất là Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, các tổ chức xã hội, các già làng trưởng bản để họ gắn bó, chăm lo dân làng theo truyền thống, vai trò của các tổ chức đoàn thể, già làng trưởng bản có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện những nhiệm vụ ở địa phương đó.