Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN
3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước cộng hòa dân chủ
3.2.2.1. Nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước cộng hòa dân chủ nhân Lào hiện nay
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của các tỉnh còn nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách dân tộc.
Miền Bắc nước Lào là một miền rộng lớn nhưng đa số là núi cao khó khăn và thiếu thốn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, giao lưu
kinh tế, văn hóa. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống còn thấp kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của các vùng đồng bào nhân dân các dân tộc. Về mùa mưa, đường giao thông nông thôn ở nhiều nơi đường sá xuống cấp, lầy lội, khó khăn cho việc lưu thông vận chuyển, nhất là các tuyến đường giao thông đến các bản vùng sâu, vùng xa, nhiều công trình thủy lợi hư hỏng không thể phục vụ tưới tiêu trong cả năm. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân các dân tộc trong việc vận chuyển, đi lại, chăn nuôi, cản trở phát triển phát triển kinh tế hộ gia đình.
Nhân dân các dân tộc trên địa bàn các tỉnh miền Bắc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; địa bàn, khu vực nhân dân cư trú phân tán rộng khắp. Đời sống văn hóa, tinh thần còn thấp, phong tục tập quán còn nhiều hủ tục lạc hậu chậm được khắc phục.
Điểm xuất phát về kinh tế của nhân dân các dân tộc còn thấp, sản xuất còn nhỏ lẻ, không đồng đều, trình độ dân trí và khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật áp dụng vào việc sản xuất phục vụ đời sống còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những hộ đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ vẫn còn độc canh cây lúa. Năng suất các loại cây công nghiệp vẫn còn thấp.
Một phần do tập quán sản xuất cũ chậm được khắc phục thay đổi, một phần do thiếu lực lượng cán bộ khuyến nông để tập huấn chỉ đạo sản xuất, nhân rộng mô hình sản xuất nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn nhiều hạn chế yếu kém.
Thứ hai, nhận thức về vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chưa thật sự đầy đủ và sâu sát, chưa hiểu hết đặc điểm, tâm lý của nhân dân các dân tộc. Vẫn còn một số cán bộ, đảng viên và một số đồng bào nhân dân các dân tộc chưa nắm được nội dung cơ bản của các nghị quyết về thực hiện chính sách dân tộc, do đó nhận thức về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách dân tộc chưa thật sự đầy đủ cho nên việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc vẫn còn nhiều khuyết điểm, không sâu sát và có hiệu quả như mong muốn.
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, chưa thường xuyên. Bản thân các cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở còn lúng túng trong việc thực hiện cụ thể hóa Nghị quyết của tỉnh ủy thành nhiệm vụ, giải pháp, phương hướng triển khai để đạt mục tiêu về phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc.
Công tác tuyên truyền vận động đồng bào nhân dân các dân tộc thực hiện các chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương chưa cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của nhân dân các dân tộc về thực hiện chính sách dân tộc còn hạn chế, ý thức tự lực vươn lên còn thấp, cá biệt, có bộ phận còn mang nặng tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước. Sự phối hợp giữa các cấp, các ban, ngành còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chưa năng động kịp thời nên kết quả đạt được chưa cao.
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ là người dân tộc nhất là DTTS tại chỗ chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu về năng lực, trình độ tổ chức và chỉ đạo thực hiện; phương pháp làm việc thiếu tính chủ động. Cán bộ là người dân tộc thiếu số tại chỗ còn ít và nhân dân các dân tộc thiếu tinh thần phấn đấu vươn lên, còn ỷ lại, trông chờ dựa vào cấp trên. Hoạt động của cơ quan làm công tác dân tộc ở tỉnh và huyện có nhiều cố gắng, nhưng so với yêu cầu còn hạn chế. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở vẫn còn yếu kém, hiệu quả chưa cao.
Thứ tư, đối với các hoạt động văn hóa, thể thao mặc dù được quan tâm đầu tư, nhưng chưa nhiều, chất lượng chưa cao, mức độ hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc vẫn còn thấp. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa, bản văn hóa ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, chưa triệt để thực hiện tiết kiệm trong lễ hội, ma chay, cưới xin; hiệu quả sử dụng các công trình nhà văn hóa, hệ thống phát thanh còn thấp, công tác quản lý còn lỏng lẻo, yếu kém.
Công tác xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc trong những năm qua tuy có nhiều cố gắng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhưng nhìn chung trên thực tế vẫn chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo có nguy cơ tái nghèo còn cao, ý thức vươn lên thoát nghèo trong một số bộ phận nhân dân các dân tộc còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ năm, CHDCND Lào là một quốc gia có chính sách ưu việt đối với người DTTS. Tuy nhiên, khi triển khai, nhiều chủ trương trong lĩnh vực này còn bộc lộ nhược điểm và chưa mang lại hiệu quả như trông đợi.
Bên cạnh những chương trình mang lại lợi ích thiết thực, được nhân dân đón nhận, nhiều chương trình, chính sách khi triển khai vào thực tế lại chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Ở nhiều nơi, đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất nhưng khó chuyển đổi nghề, do tỷ lệ lao động được đào tạo nghề quá thấp.
Trong khi đó có những địa phương do triển khai cùng lúc nhưng thiếu sự lồng ghép chặt chẽ, nên có tình trạng một người dân có tên trong nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo nghề… Một số chính sách, thậm chí, gây nên tác dụng ngược, tạo tâm lý ỷ lại cho nhân dân, mà không khuyến khích được người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên, ngược với bản chất của người dân vùng DTTS là có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên địa phương.
Nguyên nhân chính yếu nhất là hầu hết các chính sách hỗ trợ đều được xây dựng theo phương thức đưa từ trên xuống, chưa đầu tư nghiên cứu thấu đáo, chưa thật sự lấy người được thụ hưởng - đồng bào DTTS, làm trung tâm, chưa thật sự lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu thật sự của họ. Một nguyên nhân nữa khiến cho tác động của các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS bị hạn chế rất nhiều, đó là sự thiếu đồng bộ trong các bước tiến hành, một phần do nguồn lực, phần khác do tầm nhìn, đôi khi, do sự yếu kém của người triển khai, khiến cho các nội dung của nhiều chương trình bị dang dở, người dân không thể thụ hưởng được.
Trong các quy trình khi tiến hành xây dựng chính sách đều có nội dung phải lấy ý kiến cộng đồng. Vấn đề là ở chỗ cách tiếp cận và phương thức lấy ý kiến dường như chưa đúng hướng. Hầu hết cán bộ thực hiện và cán bộ hoạch định chính sách vẫn chưa đứng ở góc độ của người dân, họ mới chỉ thực hiện nhiệm vụ đưa chính sách, tài chính đến hỗ trợ cho đồng bào, chứ chưa đặt mình vào vị trí là người tham gia trực tiếp và định hướng cho người dân cách giải quyết vấn đề của họ, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước. Cần phải thấy, đồng bào dân tộc cũng là một nhân tố tham gia xây dựng chính sách, chứ không thuần túy là đối tượng thụ hưởng chính sách như cách quan niệm hiện nay.
Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc có vai trò quan trọng đối với công tác điều hành và quản lý công tác dân tộc ở cơ sở. Tuy nhiên, thời gian qua cán bộ làm công tác thanh tra chưa được đào tạo chính quy chuyên ngành thanh tra, kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, công tác thanh tra không được triển khai thường xuyên nên chưa phục vụ được nhiều cho công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương.
Công tác giám sát, đánh giá thực hiện chính sách dân tộc cũng chưa được triển khai thường xuyên, còn nhiều hạn chế, một mặt do công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách chưa tốt, người dân không nắm được đầy đủ chính sách nên không có điều kiện giám sát. Mặt khác, do phương thức tổ chức xây dựng, thực hiện chính sách từ trên đưa xuống, người dân không được tham gia vào việc đề xuất và xây dựng chính sách, do vậy không có điều kiện và hiểu biết cần thiết để giám sát chính sách vì vậy mà tính hiệu quả của thực hiện chính sách dân tộc không cao.
Thứ sáu, miền Bắc nước Lào là vùng có vị trí chiến lược quan trọng cả trong thời kỳ cách mạng và trong giai đoạn hiện nay. Các thế lực thù địch, phản động luôn âm mưu thực hiện ý đồ diễn biến hòa bình, chống phá thành quả cách mạng, gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào ở các tỉnh miền Bắc.
3.2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước cộng hòa dân chủ nhân Lào hiện nay
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước CHDCND Lào, tác giả luận án nhận thấy một số vấn đề đặt ra như sau:
Một là, mâu thuẫn giữa việc cần triển khai có hiệu quả chính sách dân tộc vào từng cụm bản với hệ thống chính trị cơ sở chưa ngang tầm với tình hình và nhiệm vụ mới.
Qua thực tế thực hiện chính sách dân tộc ở khu vực các tỉnh miền Bắc nước Lào, các tổ chức hệ thống chính trị có vai trò lớn nhưng chưa được phát huy hết khả năng, thế mạnh của mình cho nên trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc vẫn còn nhiều yếu kém. Như vậy, cần sự tăng cường hơn nữa vai trò của hệ thống chính trị trong việc thúc đẩy quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các tỉnh miền Bắc nước Lào.
Hệ thống chính trị cơ sở nhiều nơi chưa đủ mạnh, chất lượng cán bộ người dân tộc chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới, cơ quan làm công tác dân tộc không ổn định. Tình hình an ninh, chính trị một số nơi vùng DTTS, miền núi còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định;
các thế lực thù địch gia tăng phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc.
Một số cấp ủy đảng ở cơ sở còn nhiều lúng túng trong triển khai các chương trình, dự án và đưa chính sách vào thực tiễn địa phương. Phương pháp công tác cũng còn lúng túng và chưa sát hợp. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa quan tâm tới công tác vận động quần chúng, chưa thật sự coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đấu tranh với những biểu hiện sai trái, nội dung phương thức giáo dục chưa phù hợp với đối tượng, giới tính, phương pháp còn đơn điệu, thiếu sức thu hút. Chưa tập trung giáo dục về truyền thống đoàn kết dân tộc, và tuyên truyền đồng bào các dân tộc thực hiện chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ.
Sự phối hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể ở nhiều nơi hoạt động còn lúng túng, chưa sâu sát với quần chúng, nhiều cán bộ đoàn thể là thành viên trong các đội công tác nhưng ít hiểu về phong tục tập quán và ngôn ngữ dân tộc nên không hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân, nắm tình hình cơ sở còn hời hợt, nên khi có biểu tình hoặc bạo loạn, chống đối thì cấp cơ sở thường bị lúng túng, bất ngờ, bị động trong xử lý. Việc tham mưu, theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo xử lý các vấn đề bức xúc trong từng cơ sở, địa phương còn chậm, thiếu dứt điểm. Điều đó khiến cho việc triển khai các chương trình, đề án, chính sách xuống cơ sở sẽ khó khăn, hạn chế, nhiều nơi tiềm ẩn những nhân tố phức tạp, bất ổn, nếu không giải quyết dứt điểm sẽ để lại hậu quả khó lường.
Hai là, mâu thuẫn giữa việc cần phát huy vai trò của người lao động với tư cách là chủ thể của mọi quá trình sản xuất với trình độ còn hạn chế của đồng bào các dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Lào.
Ở vùng dân tộc và miền núi các tỉnh Bắc Lào, kinh tế chậm phát triển so với tiềm năng của vùng và phát triển chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Mức độ thương phẩm hóa của nông sản còn thấp;
sản phẩm sản xuất ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu kém, trình độ nhận thức về chính sách dân tộc của nhân dân các dân tộc còn hạn chế dẫn đến quyền làm chủ trong thực hiện chính sách dân tộc của dân chưa được phát huy có hiệu quả. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Việc tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc thực hiện các chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương chưa cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của nhân dân các dân tộc về thực hiện chính sách dân tộc còn hạn chế, ý thức tự lực vươn lên còn thấp, cá biệt có bộ phận còn mang nặng tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước. Sự phối
hợp giữa các cấp, các ban ngành còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chưa năng động kịp thời nên kết quả đạt được chưa cao. Như vậy, cần nâng cao tuyên truyền, vận động, nhận thức trong việc thực hiện chính sách dân tộc một cách rộng rãi cho các cấp, ban, ngành và nhân dân các dân tộc.
Công tác dân tộc đang đứng trước những thách thức là: khoảng cách giàu - nghèo, chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân tộc ngày càng lớn; tỷ lệ nghèo ở các vùng dân tộc và miền núi cao hơn nhiều lần so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước, đặc biệt, là những khó khăn, thiếu thốn ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi từ các tỉnh phía Bắc nước Lào.
Vì sao những chính sách hỗ trợ được xây dựng với mục tiêu mang lại sự phát triển, nâng cao điều kiện sống và tạo sinh kế cho người DTTS lại không thu được hiệu quả như mong đợi? Có nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chính yếu nhất đã được nhiều nhà nghiên cứu chỉ rõ là, hầu hết các chính sách hỗ trợ đều được xây dựng theo phương thức "đưa từ trên xuống", chưa đầu tư nghiên cứu thấu đáo, chưa thật sự hướng vào đối tượng được thụ hưởng, chưa lấy đồng bào DTTS làm trung tâm, lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu thật sự của họ.
Những người làm chính sách phải có các nghiên cứu cụ thể trên thực địa, khảo sát thực tiễn, tham vấn các nhà khoa học, nhà quản lý, người dân ở cơ sở trước khi ban hành. Mỗi một vùng miền mang tính chất đặc thù riêng nên hệ thống chính sách cũng nên có tính đặc thù. Khuyến khích cách tiếp cận dựa trên lòng tự hào, nội lực và tự chủ để người dân không bị phụ thuộc, phát huy được tính làm chủ, tự tin của họ trong quá trình phát triển.
Ba là, cần giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào miền núi với chương trình phát triển tổng thể vùng miền Bắc Lào để hướng tới phát triển bền vững.
Thời gian qua, tác động của các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS bị hạn chế rất nhiều, do sự thiếu đồng bộ trong các bước tiến hành, một phần