Giải pháp tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác dân tộc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Lịch sử: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 126 - 130)

Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU

4.2.1. Giải pháp tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác dân tộc

Công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức là một khâu có vị trí quan trọng trong suốt quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Lào. Đây là giải pháp cần được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan đơn vị tiến hành thường xuyên và đồng bộ với các giải pháp khác

trong suốt quá trình thực hiện chính sách dân tộc. Các cấp, ban ngành và nhân dân nhận thức đầy đủ về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước sẽ là điều kiện quyết định sự thành công của việc thực hiện chính sách dân tộc.

Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của hệ thống chính trị và của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong tiến trình đổi mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các cấp, ban ngành có vai trò to lớn, quyết định đến thắng lợi của việc thực hiện chính sách dân tộc. Toàn thể cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở cần hiểu rõ vị trí, vai trò của miền núi và vùng đồng bào DTTS. Cần thấy rõ rằng các tỉnh miền Bắc nước Lào có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nước.

Nội dung tuyên truyền vận động phải phong phú, làm nổi bật chính sách dân tộc, thể hiện rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết và tính lâu dài của việc thực hiện chính sách dân tộc. Bên cạnh việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cơ quan làm công tác tuyên truyền, thông tin đại chúng còn cần tiến hành tuyên truyền vận động, giáo dục thông qua các hình thức như: tập huấn kiến thức, báo chí, đài phát thành, truyền hình, loa công cộng…, lồng ghép nội dung chính sách dân tộc vào các chương trình giảng dạy, học tập. Các hình thức đó không chỉ có tác dụng trực tiếp nâng cao nhận thức cho các đối tượng thụ hưởng chính sách mà còn thúc đẩy đưa họ tham gia vào hoạt động thực hiện chính sách dân tộc trong thực tiễn của địa phương.

Công tác tuyên truyền giáo dục phải thực hiện việc đưa chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân các dân tộc cần cho họ thấm nhuần, tin tưởng và tích cực tham gia thi hành pháp luật. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng phải đáp ứng những nhu cầu:

- Nội dung giáo dục, tuyên truyền phải đơn giản, dễ hiểu, có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống hàng ngày của nhân dân các dân tộc, phù hợp với thực tế của địa phương.

- Kết hợp việc tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật với việc hướng dẫn, phổ biến cách thức làm ăn, việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cùng với các hoạt động xã hội, chăm sóc sức khỏe, hoạt động văn hóa và việc giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh môi trường sinh thái.

- Chú trọng thực hiện thu hút những người có uy tín trong dân tộc ở từng địa phương tham gia vào quá trình truyền truyền vận động quần chúng.

Sử dụng những hình thức, bước đi linh hoạt trong việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về chính sách dân tộc để tránh sự khô khan, cứng nhắc. Đội ngũ cán bộ tuyên truyền, Ban Tuyên huấn, Sở Văn hóa thông tin cần được các cấp, ban, ngành tạo điều kiện, khuyến khích học tập, nghiên cứu một cách hệ thống có tính lý luận và nghiệp vụ, hiểu biết đầy đủ về chính sách dân tộc. Từ đó, họ sẽ đề cao trách nhiệm, có ý thức tự giác tìm hiểu về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Hình thức tuyên truyền vận động nên giới thiệu những chủ trương, chính sách, pháp luật…, trong đó có việc đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Lồng ghép việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật với việc giao lưu văn hóa, thể thao.

Quá trình tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cần tích cực sử dụng tiếng nói, chữ viết và không gian cộng đồng phù hợp với từng đối tượng, từng dân tộc như: đài phát thanh, truyền hình cần phải phát sóng bằng nhiều thứ tiếng dân tộc bản địa.

Nâng cao hơn nữa ý thức tự giác về chính sách dân tộc cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; cùng với việc học tập, tập huấn kiến thức, mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức cần có tinh thần am hiểu, học tập, nâng cao nhận thức

của mình một cách đầy đủ, đúng đắn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Động viên, khuyến khích những người có uy tín tham gia vào việc tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện tốt chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, các cấp, ban, ngành, chính quyền cần phải được tập trung đầu tư, trang thiết bị, nâng cấp, xây dựng hệ thống tuyên truyền, đài phát thanh, truyền hình, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền vận động để có những điều kiện thuận lợi trong việc tuyên truyền vận động, đáp ứng nhu cầu tiếp cận nắm bắt thông tin của nhân dân.

Các cấp, các ngành cần thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho đồng bào nhân dân các dân tộc, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị các vùng dân tộc, vùng khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, bảo vệ an ninh biên giới của đất nước. Tạo thuận lợi đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc.

Khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, giữ gìn văn hóa truyền thống những tập quán tốt đẹp của các dân tộc, đề cao ý thức tự lực tự cường, khắc phục khó khăn vươn lên làm chủ trong sản xuất, đời sống.

Làm cho mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc ý thức rõ về con đường đi lên của miền núi cũng như con đường đi lên của đất nước. Phấn đấu giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm đến mức cao nhất bằng việc thâm canh, tăng vụ, mở rộng chăn nuôi phát huy những thuận lợi của từng địa phương, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào việc sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, kinh doanh nghề rừng và khai thác sử dụng có hiệu quả các loại tài nguyên khoáng sản và nguồn thủy năng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Lịch sử: Thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh miền Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)