CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2. Nghiên cứu về minh bạch TTKT và nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT
1.2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT
Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của minh bạch TTKT nói riêng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm các nhân tố có thể tác động đến minh bạch TTKT để có cơ sở đưa ra những biện pháp, chính sách khả thi hướng đến minh bạch TTKT. Các nhà khoa học đã nhận diện được khá đa dạng các
nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT trong khu vực công. Phần lớn trong một nghiên cứu thường kết hợp hai nội dung là xác định khái niệm minh bạch TTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT. Các nhà nghiên cứu định nghĩa minh bạch TTKT tập trung vào 03 vấn đề đó là chất lượng thông tin công bố, công bố thông tin và trách nhiệm giải trình, chính vì vậy, khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến minh bạch TTKT phần nào cũng bị chi phối bởi các hướng nghiên cứu này.
Cho đến hiện nay vẫn chưa có lý thuyết chính thức hay mô hình chính thức nào được áp dụng rộng rãi để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT. Nổi bật với việc vận dụng lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên giúp giải thích vì sao phải xác định những tố bên ngoài (Nogueira và Jorge, 2016; Carpenter và Feroz, 2001) ảnh hưởng đến việc tạo lập và công bố TTKT minh bạch. Các nhà nghiên cứu lập luận, các nhân tố bên ngoài thuộc môi trường hoạt động bên ngoài của một đơn vị tạo nên áp lực buộc các đơn vị công phải công bố công khai TTKT đến các đối tượng sử dụng liên quan. Các nhân tố bên ngoài thường được đề cập gồm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, pháp lý…Còn các nhân tố bên trong đơn vị thì thuộc môi trường hoạt động bên trong của đơn vị, là những nội lực, lợi thế hoặc điểm yếu của chính đơn vị quyết định cho các hoạt động của đơn vị. Các đơn vị không thể tránh khỏi tác động của các yếu tố bên ngoài nhưng họ không thể kiểm soát chúng. Những tác động bên ngoài buộc đơn vị phải thay đổi, cơ cấu, tổ chức lại đơn vị để có thể cung cấp TTKT minh bạch đáp ứng yêu cầu của xã hội đặt ra. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài sẽ không ảnh hưởng lâu dài đến minh bạch thông tin (Xu và cộng sự, 2003), mà chính những yếu tố nội bộ mới là cái chủ chốt để đơn vị quyết định mức độ thay đổi về hoạt động, tổ chức hệ thống bên trong đơn vị và kết quả của nó sẽ tác động lâu dài, trực tiếp đến HTTTKT và mức độ công bố thông tin của đơn vị (Xu và cộng sự, 2003). Việc tổ chức thực hiện mọi hoạt động của đơn vị đều phải phụ thuộc vào các nhân tố bên trong để đáp ứng được các quy định và kỳ vọng của môi trường thể chế.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố TTKT
Trong khu vực công, trọng tâm của các nghiên cứu được thực hiện trước những năm 1990 là công bố tài chính và chủ yếu được thực hiện ở các khu vực công ở Hoa Kỳ (ví dụ: Baber và Sen, 1984; Giroux, 1989; Ingram, 1984; Ingram và DeJong, 1987; Robbins và Austin, 1986;
Zimmerman, 1977) và chỉ Singh và Bhargava (1978) nghiên cứu về công bố thông tin tài chính lẫn phi tài chính trong bối cảnh khu vực công ở Ấn Độ. Các nhân tố bên trong được nhận diện trong các nghiên cứu này có ảnh hưởng đến quyết định công bố thông tin trong khu vực công gồm: hình thức Chính phủ, khuyến khích giảm chi phí nợ, lương của cán bộ, các khoản nợ và quỹ liên bang.
Sang những năm 90, với sự chú trọng nhiều hơn về công bố thông tin ở các nước Châu Âu.
Các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến việc công bố TTKT được nhận diện trong các nghiên cứu trước tiếp tục được nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia ở Châu Âu (Cheng, 1992).
Từ thế kỷ 21 trở đi, nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT trong khu vực công phát triển đa dạng hơn so với các giai đoạn nghiên cứu trước. Các nhân tố mới được xác định có ảnh hưởng đến minh bạch TTKT trong bối cảnh thực hiện chính sách Chính phủ điện tử và nhiều nhân tố trong số này có liên quan đến Internet. Các nhân tố bên trong được nhận diện có ảnh hưởng đến minh bạch TTKT như: nguồn thu học phí, tình trạng kinh tế xã hội, báo chí, văn hóa quản trị, cung cấp thông tin công trực tuyến, mức độ cung cấp dịch vụ trực tuyến, tính sẵn có của mạng lưới truyền thông, chính sách khen thưởng khu vực công, và nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là quy mô đơn vị công. Các nhân tố này được khám phá trong các nghiên cứu của Relly và Sabharwal (2009), García-Sánchez và cộng sự (2013), Rodríguez Bolívar và cộng sự (2013), Alcaraz-Quiles và cộng sự (2014), Navarro Galera và cộng sự (2014), Joseph, Pilcher và Taplin (2014), Alcaraz-Quiles và cộng sự (2015).
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT
TTKT minh bạch khi nú đảm bảo chất lượng (Lourenỗo, 2015; IPSASB, 2014). Cỏc nhà nghiên cứu nhận thức được tầm quan trọng này nên đã rất chú trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT.. Những nhân tố bên trong được xác định trong nhiều nghiên cứu như: HTTTKT, nhân viên kế toán, người quản lý, văn hoá tổ chức, cơ cấu tổ chức, quy mô đơn vị, sự phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng kế toán. Kết quả này được thể hiện trong một số nghiên cứu như Xu (2003), Xu và cộng sự (2003), Syaifulla (2014), Fitrios (2016), Sari và cộng sự(2015). Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, các tác giả cũng rất chú trọng nghiên cứu về chất lượng HTTTKT vì TTKT là sản phẩm đầu ra của HTTTKT nên nếu HTTTKT đạt chất lượng thì sẽ tạo ra được TTKT đạt chất lượng (Komala, 2012;
Abdallah, 2013; Rapina, 2014). Một số nghiên cứu đã khám phá ra những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng TTKT (ví dụ như Sari, 2017; Fitrios, 2016).
Trách nhiệm giải trình
Các nhân tố tạo áp lực buộc các đơn vị phải có trách nhiệm công bố thông tin cho các đối tượng sử dụng cũng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học. Một số nhân tố bên trong đơn vị được nhận diện trong giai đoạn đầu nghiên cứu về trách nhiệm giải trình hướng đến minh bạch TTKT như tình trạng giao dịch quỹ (Pendlebury và cộng sự, 1994) hay tính kịp thời (Dixon và cộng sự, 1991). Những nghiên cứu gần đây, xu hướng nghiên cứu trách nhiệm giải trình gắn liền với sự phát triển CNTT nhiều hơn. Do đó, bên cạnh các nhân tố được khám phá
có ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình và minh bạch TTKT như chính trị, pháp luật, dân chúng, nguồn lực con người còn nhận diện được một số nhân tố bên trong đơn vị liên quan đến CNTT như tình trạng áp dụng CNTT, điều kiện Chính phủ, cổng thông tin điện tử được kiểm định trong nghiờn cứu của Harrison và Sayogo (2014), Lourenỗo (2015), Jaeger và Bertot (2010), Armstrong (2011), Chen (2012), Harrison và Sayogo (2014), Alcaraz-Quiles và cộng sự (2014).
1.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT Xu hướng nghiên cứu này được thực hiện phần lớn trong khu vực tư với đối tượng là các công ty niêm yết. Khá nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài đơn vị được xác định có ảnh hưởng đến minh bạch TTKT của công ty niêm yết dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Một số nhân tố được xác định trong nhiều nghiên cứu nhưng một số khác chỉ mới được kiểm định trong một vài nghiên cứu. Các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTKT điển hình như Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng (2008), Nguyễn Đình Hùng (2010), Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), Đặng Ngọc Hùng (2016) với một số nhân tố được kiểm định như lợi nhuận, hệ thống pháp lý, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập, đòn bẩy tài chính, ban giám đốc. Trong khi đó, một số nghiên cứu tập trung cụ thể vào xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các công ty niêm yết như Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Phạm Quốc Thuần (2016), Nguyễn Bích Liên (2012), Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), Nguyễn Tố Tâm (2014). Các nghiên cứu này khám phá được một số nhân tố bên trong đơn vị tương tự như các nghiên cứu ở trên, đồng thời còn bổ sung thêm một số nhân tố khác như quyền sở hữu vốn, sự tồn tại kế hoạch thưởng, khả năng thanh toán hiện hành, quy mô công ty, tình trạng niêm yết, tính trì hoãn của BCTC, triển vọng phát triển, chính sách chia cổ tức, nhân viên kế toán, áp lực thuế…
Trong khu vực công, hướng nghiên cứu này chưa nhận được nhiều quan tâm. Hai nghiên cứu nổi bật liên quan trực tiếp đến hướng nghiên cứu này là Đậu Thị Kim Thoa và cộng sự (2015) và Tô Hồng Thiên (2017) đã khám phá được một số nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến chất lượng TTKT như sự hỗ trợ của thủ trưởng, nhân viên kế toán, và môi trường tổ chức, và CNTT. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng nhằm mục đích hướng đến minh bạch TTKT nhưng đi theo các hướng nghiên cứu khác nhau, như hoàn thiện hệ thống BCTC công (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015), hoàn thiện kế toán thu chi ngân sách (Phạm Quang Huy, 2013), xây dựng CMKT công (Cao Thị Cẩm Vân, 2016), nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn tài chính công (Hoàng Thị Minh Thảo, 2004), tăng cường tính tự chủ của đơn vị SNCL (Mai Phương, 2012; Đào Thị Hồ Hương, 2012)… Dựa trên kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất một số giải pháp và ngụ ý các giải pháp này có những tác động gián tiếp đến minh bạch
TTKT trong khu vực công tại Việt Nam. Ngoài ra, hướng nghiên cứu này còn nhận được sự quan tâm nghiên cứu thực hiện ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Các nghiên cứu này đều nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng minh bạch thông tin trên BCKT và xác định các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin trên BCKT của các đơn vị công tại Việt Nam. Sau đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hướng đến minh bạch TTKT của đơn vị công tại Việt Nam.