Kết quả nghiên cứu định tính – Điều chỉnh thang đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 123 - 128)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. Kết quả nghiên cứu định tính

4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính – Điều chỉnh thang đo

Nhìn chung kết quả điều chỉnh thang đo của bước thực hiện này có một số điều chỉnh cơ bản so với các thang đo nguyên thủy trong mô hình nghiên cứu đó là:

Biến trùng lắp: Rút gọn các biến có nội dung gần giống nhau. Loại bỏ biến trùng lắp dựa trên mô hình C-OAR-SE nghĩa là loại bỏ biến trùng lắp phải trên cơ sở phù hợp với đối tượng nghiên cứu và đảm bảo giá trị nội dung. Theo đề xuất của các chuyên gia nên loại bỏ bớt các biến có sự trùng lắp, gây khó hiểu và trả lời không thống nhất cho người đọc. Các biến quan sát này chỉ nhằm chỉ ra mức độ cao thấp trong khi câu hỏi sử dụng thang đo Likert có thể đánh giá được mức độ cao thấp. Nên chỉ cần giữ lại biến quan sát nào mang tính khái quát nhất.

Nguyễn Đình Thọ (2007) cũng kết luận tương tự, tính trùng lắp của nhiều biến quan sát tạo cho thang đo quá dài dễ gây nhàm chán, tốn thời gian của đối tượng nghiên cứu. Việc điều chỉnh này tập trung vào thang đo khái niệm minh bạch TTKT.

Biến đảo nghịch: sử dụng biến đảo nghịch giúp tránh được hiện tượng trả lời đồng ý theo quán tính, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy lợi điểm của nó không bù được nhược điểm của nó vì đối tượng nghiên cứu không chú ý và cho rằng chúng là biến thuận (Shriesheim và cộng sự, 1991). Điều này tạo nên những nhân tố giả không thể giải thích được. Bỏ một số biến đảo nghịch được thực hiện ở thang đo khái niệm minh bạch TTKT. Các chuyên gia đều đồng ý nên bỏ bớt các biến đảo nghịch vì biến đảo nghịch trong tập thang đo của Lee và cộng sự (2002) quá nhiều (tổng có 15 biến đảo nghịch). Bộ thang đo này cũng chứa cả biến thuận của các biến đảo nghịch sẽ tạo nên sự trùng lắp không cần thiết, gây rối, nhàm chán và tốn thời gian cho người trả lời.

Dùng thuật ngữ: Điều chỉnh cách dùng thuật ngữ cho phù hợp với đặc điểm văn hóa của Việt Nam nói chung và đơn vị SNCL nói riêng. Tuy nhiên việc điều chỉnh này không làm thay đổi ý nghĩa so với thang đo gốc (Nguyễn Đình Thọ, 2007).

Bổ sung giải thích cho biến quan sát: Một số câu hỏi cũng cần có sự giải thích bổ sung để người đọc có thể hiểu rõ ràng hơn về ý nghĩa của câu hỏi.

Bỏ biến quan sát không cần thiết: tập trung ở khái niệm sự am hiểu của kế toán viên.

Bảng tổng hợp phân tích ý kiến chuyên gia được trình bày ở phụ lục 7 trang 32PL và kết quả điều chỉnh thang đo các khái niệm tiềm ẩn được trình bày cụ thể như sau:

Khỏi nim minh bch TTKT

Minh bạch TTKT được đo lường theo các nguyên tắc của Lee và cộng sự (2002) là thang đo đa hướng gồm 15 thành phần và tổng số biến quan sát là 65. Sau khi thảo luận với chuyên gia, nhìn chung các chuyên gia đều có thể hiểu được các câu hỏi và đều đồng ý rằng nó phù hợp để đo lường minh bạch TTKT của đơn vị SNCL tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng cần phải có một số điều chỉnh để có thể thu thập dữ liệu tốt hơn. Kết quả sau khi phỏng vấn chuyên gia, thang đo minh bạch TTKT vẫn là 15 thành phần nhưng tổng số biến quan sát chỉ còn 45 biến do đã giảm 20 biến. Thang đo đo lường khái niệm minh bạch TTKT sau khi điều chỉnh được trình bày tại Phụ lục 10 trang 74PL. Một số điều chỉnh biến quan sát của khái niệm này là do:

Biến trùng lp: Kết quả thảo luận với chuyên gia đã loại 06 biến trùng lắp. Cụ thể:

- Thành phần đầy đủ có biến quan sát “Thông tin chỉ đủ cho nhu cầu công việc của tôi” và

Thông tin trên BCKT thì đầy đủ cho nhu cầu của tôi” khá giống nhau, câu trên chỉ mức độ đầy đủ ít hơn nên chỉ cần giữ lại câu thứ 2;

- Thành phần không có sai sót chứa các biến trùng nhau đó là “Thông tin thì đúng”; “Thông tin thì chính xác”; và “Thông tin thì đáng tin cậy” nên chỉ cần giữ lại biến có mức độ đúng nhất là “Thông tin thì chính xác”;

- Thành phần d hiu cũng loại 1 biến “Thông tin trên BCKT thì dễ dàng để hiểu” vì trùng với biến “Thông tin trên BCKT dễ dàng hiểu thấu đáo”;

- Thành phần có th tin cy loại 2 biến “Thông tin thì có thể tin cậy” (tin cậy thấp) và “Thông tin thì tin cậy được” (tin cậy trung bình) và chúng đã được khái quát qua biến “Thông tin thì đáng tin cậy” (mức độ tin cậy cao nhất).

Biến đảo nghch: Nghiên cứu này loi b 14 biến đảo nghch trong thang đo minh bạch TTKT. Tuy nhiên, nghiên cứu này giữ lại 01 biến đảo nghịch duy nhất là “Thông tin trên BCKT không được bảo vệ khỏi việc truy cập trái phép” và vẫn giữ lại biến thuận của nó là “Thông tin trên BCKT được bảo vệ khỏi việc truy cập trái phép”. Việc giữ lại cả 02 biến này nhằm 02 mục đích: (1) biến thuận giúp tránh tạo nên những nhân tố giả. Khi thực hiện đánh giá giá trị thang đo chỉ sử dụng dữ liệu của biến thuận để phân tích; (2) biến nghịch giúp phát hiện liệu rằng đối tượng khảo sát có trả lời theo quán tính hay không, nếu câu trả lời không có sự khác biệt giữa cả 2 câu hỏi thuận và nghịch thì bảng khảo sát đó sẽ bị loại.

Dùng thut ng: một số biến quan sát cũng có sự điều chỉnh nhỏ về thuật ngữ và cách đặt câu nhằm giúp người trả lời dễ đọc và dễ hiểu câu hỏi hơn. Chẳng hạn như “Thông tin trên BCKT có uy tín tốt” được thay thế bằng “Thông tin trên BCKT có uy tín” vì đã uy tín thì mặc định sẽ là tốt chứ không có uy tín nhiều hay ít; hay “BCKT có thể chỉ được tiếp cận bởi những

người có liên quan” được đổi lại “Chỉ những người có liên quan mới được truy cập thông tin trên BCKT”.

B sung gii thích cho biến quan sát: Điển hình như biến quan sát “Thông tin được thu thập một cách khách quan” thì cần giải thích thêm từ “khách quan”, câu hỏi này sẽ là “Thông tin được thu thập một cách khách quan (khách quan là không bị ai tác động vào)”. Hay biến “Ý nghĩa của các thông tin thì có thể diễn giải dễ dàng” bổ sung giải thích là “diễn giải dễ dàng là có thể hiểu và giải thích được ý nghĩa của các thông tin”.

Mc độ đỏp ng ca thiết b phn cng

Thang đo khái niệm này được dựa trên nghiên cứu của Komala (2012) gồm 03 biến quan sát nhưng tác giả đã tách thành 06 biến quan sát. Cụ thể, mỗi biến quan sát ban đầu “mức độ sẵn sàng và đầy đủ chức năng” được tách thành 02 biến “mức độ sẵn sàng” và “đầy đủ chức năng” vì theo nguyên tắc xây dựng biến không nên cùng đưa ra 02 thuộc tính trong 1 câu hỏi (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo ý kiến chuyên gia nên bỏ 02 biến quan sát là “Thiết bị phần cứng sẵn sàng để xử lý và lưu trữ dữ liệu” và “Thiết bị phần cứng sẵn sàng để cung cấp thông tin đầu ra” vì chỉ cần giữ lại biến “Thiết bị phần cứng sẵn sàng để thu thập dữ liệu đầu vào

để hàm ý mức độ sẵn sàng của thiết bị phần cứng là đủ, đưa thêm vào sẽ bị trùng lắp và tạo sự nhàm chán cho người trả lời. Như vậy, thang đo này có sự điều chỉnh về việc loại bỏ biến không cần thiết và kết quả còn lại 04 biến quan sát, cụ thể như sau:

HW1 Thiết bị phần cứng sẵn sàng để thu thập dữ liệu đầu vào

HW2 Thiết bị phần cứng có đầy đủ các chức năng cần thiết để thu thập dữ liệu đầu vào HW3 Thiết bị phần cứng đáp ứng đủ yêu cầu để xử lý và lưu trữ dữ liệu

HW4 Thiết bị phần cứng đáp ứng đủ yêu cầu để cung cấp thông tin đầu ra ỉ Mc độ đỏp ng ca phn mm

Thang đo này kế thừa của Komala (2012) gồm 02 biến quan sát, nhưng biến quan sát của phần mềm cũng được tác giả tách thành 04 biến với tách mỗi biến quan sát ban đầu “mức độ sẵn sàng và đầy đủ chức năng” thành 02 biến “mức độ sẵn sàng” và “đầy đủ chức năng” tương tự như thang đo của thiết bị phần cứng. Sự tách biệt này cũng nhận được sự đồng ý của các chuyên gia. Sau khi điều chỉnh thì thang đo mức độ đáp ứng của phần mềm gồm có 04 biến quan sát như sau.

SW1 Phần mềm kế toán sẵn sàng để sử dụng cho công tác kế toán SW2 Phần mềm kế toán có đủ chức năng theo yêu cầu công tác kế toán SW3 Hệ điều hành sẵn sàng để sử dụng cho công tác kế toán

SW4 Hệ điều hành có đủ chức năng theo yêu cầu công tác kế toán ỉ Mc độ đỏp ng ca cụng ngh truyn thụng

Thang đo này cũng được kế thừa từ nghiên cứu của Komala (2012) gồm có 02 biến quan sát. Hai biến này chỉ về “mức độ sẵn sàng” và “đầy đủ chức năng”, qua đây cho thấy việc tách biến quan sát của 02 khái niệm mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng và mức độ đáp ứng của phần mềm ở trên theo ý kiến tác giả và chuyên gia là khá phù hợp và logic với nhau. Ngoài ra, tác giả đã bổ sung 02 biến theo chức năng của công nghệ truyền thông là “dùng để kết nối và chia sẻ dữ liệu dựa các bộ phận có liên quan” và “cung cấp thông tin kế toán” giúp hiểu rõ hơn về câu hỏi và vì 03 khái niệm (mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, phần mềm và công nghệ truyền thông) đều dựa trên nghiên cứu của Komala (2012) và đều thuộc về cơ cấu hạ tầng kế toán phục vụ cho công tác kế toán nên việc bổ sung này tạo ra sự nhất quán hơn giữa các biến quan sát. Như vậy, khái niệm mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông đo lường qua 04 biến quan sát như sau:

CN1 Công nghệ truyền thông sẵn sàng cho việc kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận có liên quan trong đơn vị

CN2 Công nghệ truyền thông sẵn sàng cho việc cung cấp TTKT

CN3 Công nghệ truyền thông có đủ các chức năng cần thiết cho việc kết nối và chia sẻ dữ liệu CN4 Công nghệ truyền thông có đủ các chức năng cần thiết cho việc cung cấp TTKT

S hiu biết ca kế toỏn viờn

Thang đo này được phát triển từ thang đo sự hiểu biết của kế toán trưởng gồm có 06 biến quan sát. Tuy nhiên tác giả đã loại 02 biến quan sát là “có kiến thức chuyên môn về quản lý” và

có kinh nghiệm về quản lý vì không phù hợp để đo lường khái niệm này. Các chuyên gia cũng đồng ý với việc loại bỏ 02 biến này. Đặc biệt các đơn vị SNCL có quy mô nhỏ (như trường tiểu học và nhà hát thành phố) còn khẳng định nên loại bỏ thêm 02 biến quan sát “Có kiến thức chuyên môn về HTTTKT” và “Có kinh nghiệm về HTTTKT” vì họ cho rằng tại đơn vị họ kế toán viên chỉ thực hiện những công việc đơn giản như thủ quỹ thì không cần thiết phải có hiểu biết về HTTTKT. Trong khi đó, các chuyên gia đang công tác tại các đơn vị có quy mô lớn hơn tranh luận rằng nên tiếp tục giữ lại 02 biến này vì mỗi kế toán viên nắm giữ 01 phần hành kế toán nên việc hiểu về HTTTKT sẽ giúp cho công tác kế toán vận hành tốt và hiệu quả hơn. Từ 02 dòng ý kiến này, tác giả tiếp tục giữ lại 02 biến quan sát này và sẽ thực hiện đánh giá độ tin cậy của chúng ở bước tiếp theo để có quyết định đúng hơn về việc nên loại chúng hay không.

Như vậy, khái niệm sự am hiểu của kế toán viên được đo lường qua 04 biến quan sát là:

AC1 Kế toán trưởng có hiểu biết chuyên môn về kế toán AC2 Kế toán trưởng có hiểu biết về tổ chức HTTTKT AC3 Kế toán trưởng có kinh nghiệm làm kế toán

AC4 Kế toán trưởng có kinh nghiệm về tổ chức HTTTKT

Cỏc khỏi nim s h tr ca nhà lónh đạo, s hiu biết ca kế toỏn trưởng, đặc đim văn hóa t chc ca đơn v, đặc đim cơ cu t chc ca đơn v

Các khái niệm này không có sự thay đổi trong việc thêm hay giảm bớt biến. Việc điều chỉnh các biến quan sát của các khái niệm này chủ yếu về cách dùng từ ngữ và bổ sung các giải thích cho các biến quan sát được rõ hơn. Ví dụ như biến quan sát của khái niệm đặc điểm cơ cấu tổ chức của đơn vị là “Số lượng nhân viên tham gia trực tiếp thực hiện dịch vụ trên mỗi người quản lý trực tiếp” cần bổ sung giải thích “Số lượng nhân viên/1 người quản lý trực tiếp họ”.

Sau khi có một ít điều chỉnh nhỏ, đối tượng khảo sát có thể hiểu được các ý nghĩa của các biến quan sát và trả lời được theo mức độ nhận biết của họ.

Sau khi điều chỉnh, khái niệm sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đo lường qua 07 biến quan sát;

khái niệm sự am hiểu của kế toán trưởng đo lường bằng 06 biến quan sát. Thang đo cơ cấu tổ chức dựa trên thang đo trong nghiên cứu của Pugh và cộng sự (1968) gồm có 15 biến quan sát.

Thang đo khái niệm đặc điểm văn hoá tổ chức theo Van Muijen và cộng sự (1999) gồm 42 biến quan sát trình bày tại phụ lục 11 trang 75PL.

Thang đo đo lường khái niệm sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo CM1 Nhà lãnh đạo có quyền yêu cầu cung cấp TTKT cần thiết

CM2 Nhà lãnh đạo đã từng tham gia vào lựa chọn các thiết bị phần cứng sử dụng trong kế toán CM3 Nhà lãnh đạo đã từng tham gia vào lựa chọn phần mềm sử dụng trong kế toán

CM4 Nhà lãnh đạo đã từng tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện HTTTKT CM5 Nhà lãnh đạo đã từng tham gia vào duy trì HTTTKT

CM6 Nhà lãnh đạo đã từng tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức HTTTKT CM7 Nhà lãnh đạo hỗ trợ trong việc lên kế hoạch để phát triển HTTTKT hơn nữa

Thang đo đo lường khái niệm sự am hiểu của kế toán trưởng AM1 Kế toán trưởng có hiểu biết chuyên môn về kế toán AM2 Kế toán trưởng có hiểu biết về tổ chức HTTTKT AM3 Kế toán trưởng có kiến thức chuyên môn về quản trị AM4 Kế toán trưởng có kinh nghiệm làm kế toán

AM5 Kế toán trưởng có kinh nghiệm về tổ chức HTTTKT AM6 Kế toán trưởng có kinh nghiệm quản lý

Thang đo đo lường khái niệm cơ cấu tổ chức của đơn vị

OR1 Đơn vị phân chia các bộ phận chức năng theo chuyên môn OR2 Đơn vị phân công công việc cho nhân viên theo chuyên môn OR3 Đơn vị thiết lập bộ phận chuyên môn về pháp chế

OR4 Các thủ tục về tuyển dụng và đề bạt thăng tiến được chuẩn hóa OR5 Nhìn chung các thủ tục làm việc trong đơn vị đã được chuẩn hóa OR6 Nhìn chung các quy trình làm việc được ban hành dưới dạng văn bản

OR7 Nhìn chung trong đơn vị, việc phân quyền ra quyết định thì mang tính tập trung cao OR8 Đơn vị toàn quyền quyết định mọi hoạt động của mình (mức độ tự chủ)

OR9 Số lượng trưởng phòng (người được báo cáo trực tiếp cho trưởng đơn vị) thì hợp lý OR10 Số lượng cấp bậc quản lý trong đơn vị thì hợp lý

OR11 Số lượng nhân viên tham gia trực tiếp thực hiện dịch vụ trên mỗi người quản lý trực tiếp các nhân viên này thì hợp lý

OR12 Tỷ lệ giữa số lượng người trực tiếp quản lý nhân viên cung cấp dịch vụ trên tổng số nhân viên tham gia trực tiếp cung cấp dịch vụ thì hợp lý

OR13 Số lượng nhân viên không tham gia trực tiếp cung cấp dịch vụ trên tổng số nhân viên thì hợp lý OR14 Số lượng thư ký so với tổng số nhân viên thì hợp lý

OR15 Mức độ các thủ tục về hoạt động được chuẩn hóa nhưng chưa được ban hành chính thức dưới dạng văn bản thì hợp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(352 trang)